Chúng ta đang gõ trên smartphone nhanh không kém laptop
Nghiên cứu cho thấy người dùng smartphone hiện nay có thể gõ phím tốc độ 29-38 từ mỗi phút.
Mỗi ngày, chúng ta dành hàng giờ lướt tay trên những chiếc smartphone. Với việc nhắn tin liên tục, con người giờ đây có thể gõ phím trên điện thoại nhanh không kém gì bàn phím máy tính.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã khảo sát tốc độ gõ phím trên smartphone của 37.000 tình nguyện viên đến từ 160 quốc gia khác nhau.
Kết quả cho thấy những người gõ phím bằng một ngón có tốc độ trung bình 29 từ mỗi phút, và tăng lên 38 từ mỗi phút nếu sử dụng cả 2 ngón cái. Con số này chỉ chậm hơn 25% tốc độ gõ trung bình trên bàn phím QWERTY đầy đủ (52 từ mỗi phút).
Đặc biệt, một người trong nhóm khảo sát có thể gõ điện thoại với tốc độ lên đến 85 từ mỗi phút.
Dường như con người đang “tiến hóa” để gõ phím trên smartphone nhanh hơn.
Theo The Guardian, 50% nhóm tham gia khảo sát là người Mỹ, phần lớn là nữ ở độ tuổi 20.
“Một trong những điều khiến chúng tôi bất ngờ là có người gõ phím trên smartphone rất nhanh. Những người dùng 2 ngón cái gõ nhanh hơn nhiều so với người chỉ dùng một ngón”, Anna Feit – đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ.
Không ngạc nhiên khi những người trẻ, có cơ hội tiếp cận smartphone sớm cho kết quả tốt hơn. Thanh thiếu niên có thể gõ khoảng 40 từ mỗi phút, còn độ tuổi trung niên chỉ gõ được 26-29 từ mỗi phút.
Video đang HOT
Những người tham gia khảo sát sử dụng điện thoại trung bình 6 giờ mỗi ngày.
Dành hàng giờ lướt smartphone chỉ là một phần khiến chúng ta gõ điện thoại nhanh hơn. So với bàn phím máy tính, bàn phím smartphone có những tính năng giúp gõ nhanh như tự động sửa lỗi, dự đoán từ.
Nghiên cứu chỉ ra tính năng tự sửa lỗi giúp cải thiện tốc độ gõ thêm 9 từ mỗi phút. Tính năng dự đoán thì làm chậm đi 2 từ mỗi phút do người dùng phải chọn từ gợi ý trên màn hình.
Anna Feit cũng đưa ra mẹo giúp bạn gõ điện thoại nhanh hơn: “Nếu muốn gõ nhanh, hãy sử dụng cả 2 ngón cái và bật tự sửa lỗi, dù đôi lúc nó sẽ gây phiền phức”.
Theo Zing
Intel trình diễn loạt laptop Project Athena mới nhất sử dụng CPU Core thế hệ 10, pin tối đa 16 tiếng, sạc nhanh 30 phút có 4 giờ sử dụng
Tiếp nối các triển lãm Computex và IFA 2019, Intel vừa trình diễn những công nghệ mới nhất trên vi xử lý Core thế hệ 10 Ice Lake và Comet Lake tại sự kiện Intel Technology Open House diễn ra ở Singapore.
3 điểm nổi bật được Intel đề cập trong sự kiện này là các công nghệ mới trên vi xử lý Intel Core thế hệ 10, những thông tin chi tiết hơn về dự án laptop Project Athena và những chia sẻ về cách công nghệ mới được ứng dụng vào thực tế sử dụng hàng ngày.
Như VnReview đã thông tin, Intel Core thế hệ 10 bao gồm 2 kiến trúc: Ice Lake (10nm) và Comet Lake (14nm). Cả 2 đều có những thế mạnh riêng, trong đó Ice Lake tập trung vào việc cải tiến sức mạnh đồ họa tích hợp iGPU cho các laptop mỏng nhẹ, còn Comet Lake hướng đến các tác vụ xử lý đa luồng nhờ việc trang bị tối đa đến 6 nhân, 12 luồng, lần đầu tiên xuất hiện trên chip dòng U.
Đây sẽ là những dòng chip được sử dụng vào dự án Project Athena giúp cho những laptop thế hệ mới đạt được thời lượng pin lâu hơn, sạc nhanh hơn, cũng như có được hiệu năng mạnh mẽ hơn.
2 công nghệ nổi bật được tích hợp trên vi xử lý Intel thế hệ mới là việc hỗ trợ bộ nhớ Optane đời mới đi kèm kết nối Thunderbolt 3.
Với Optane, các file dung lượng cực lớn như Excel với hàng nghìn bảng tính, Power Point với hàng trăm slide thuyết trình sẽ có tốc độ truy xuất nhanh hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng ổ SSD.
Trong khi đó, với Thunderbolt 3, chỉ với một cổng cắm, bạn vừa có thể truyền dữ liệu, hình ảnh, âm thanh, điện năng với tốc độ cao. Đồng thời, một số Hub Thunderbolt 3 còn tích hợp cả sạc không dây, cho phép sạc pin cho smartphone một cách tiện lợi.
Khả năng kết nối không dây là điểm được Intel nhấn mạnh trên các chip Core i thế hệ 10 khi tích hợp WiFi 6 GiG ax với băng thông tối đa lên tới 2,4 Gbps, lớn hơn gấp 3 lần so với chuẩn WiFi ac hiện tại (867Mbps). Trong thử nghiệm của Intel tại sự kiện, tốc độ WiFi 6 có thể lên tới 1,5 Gbps.
Tính năng phản hồi tức thì là một điểm mạnh khác của những sản phẩm nằm trong dự án Athena. Theo đó, máy sẽ chỉ mất dưới 1 giây để bật lên từ chế độ chờ (sleep). Ngay cả khi máy đang ở chế độ chờ, người dùng vẫn có thể ra lệnh bằng giọng nói, nghe nhạc. Hiệu năng hệ thống được đảm bảo cả khi cắm sạc hay chạy trên pin. Đặc biệt, thời lượng pin là điểm được hết sức chú trọng với hơn 16 tiếng phát video liên tục, hơn 9 tiếng lướt web, và chỉ cần sạc 30 phút là đã có khoảng 4 giờ sử dụng.
Theo chia sẻ của Intel, hiện đã có hơn 100 công ty hàng đầu trên toàn thế giới đã tham gia vào dự án Athena. Những sản phẩm tiêu biểu đầu tiên được hưởng lợi từ dự án này có thể kể đến như Dell XPS 13 2 in 1, HP Elite Dragonfly, Lenovo X1 Carbon,...
Đồng thời, trong khuôn khổ sự kiện, Intel không quên giới thiệu những mẫu laptop concept ý tưởng như Mohawk River, Twin Rvier và Honeycomb Glacier đã từng xuất hiện lần đầu tiên tại Computex 2019. Đây đều là những mẫu laptop và tablet 2 màn hình được thiết kế theo rất nhiều cách sáng tạo. Chúng là những sản phẩm tham chiếu để các đối tác của Intel tham khảo, tạo ra những phiên bản cho riêng mình. Đơn cử như mẫu Honeycomb Glacier đã có những sản phẩm thương mại như Asus Zenbook Pro Duo hay HP Omen X 2S.
Những khả năng nổi bật khác của chip Intel thế hệ 10 được Intel trình diễn có thể kể đến như tự động làm nét các bức bị chụp out nét, rung tay hoặc độ phân giải gốc quá thấp; tạo trường quay 3D ảo chỉ với 1 camera và phông xanh đơn giản,...
Những máy tính trang bị vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 10 Ice Lake và Comet Lake đã sẵn sàng đến tay người dùng từ nay đến cuối năm với 120 sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu quen thuộc như Dell, HP, Asus, MSI, Acrer, Lenovo, Razer,...
Theo VN Review
3 lý do bạn nên sắm một chiếc laptop, PC dùng chip AMD AMD có thể không phải là cái tên vàng trong làng chip máy tính, nhưng chắc hẳn ở AMD cũng sẽ có những ưu điểm mà biết đâu sau khi biết được chúng ta sẽ cân nhắc hơn trong việc lựa chọn chip cho laptop cũng như PC của mình. Cùng điểm qua 3 lý do sau: 1. Mức giá cạnh tranh Nếu...