Chung sống với bệnh tăng huyết áp
Tổ chức Y tế thế giới đã xếp bệnh tăng huyết áp (THA) vào nhóm “bệnh dịch không lây”. Có thể thấy rõ điều này ngay tại nước ta khi những năm 60, tỉ lệ THA chỉ chiếm 1,6% dân số nhưng hiện nay đã chiếm trên 25% dân số người> 18 tuổi.
Tỉ lệ này tương đương các nước đang phát triển và là nguy cơ báo động đỏ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bệnh THA ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa vì vậy khi mắc bệnh chúng ta đừng quá hoang mang, lo lắng, nên biết và thực hiện tốt một số điều sau đây sẽ giúp ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng của bệnh và chung sống an toàn với bệnh.
Đích huyết áp cần đạt
Kiểm soát được con số huyết áp về “đích” sẽ giúp ngăn ngừa tối đa các biến chứng như: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, đột quỵ não…
“Đích” huyết áp cần đạt: bệnh nhân
Thay đổi lối sống để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp
Chế độ ăn lành mạnh:
Video đang HOT
Ăn lạt: giảm lượng muối ăn một nửa so với hiện tại; ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholessterol, axit béo no (có trong mỡ động vật, hải sản, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao…); tăng cường ăn rau xanh, quả tươi; uống đủ nước.
Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý:
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc THA. Muốn biết cân nặng có nằm trong phạm vi khỏe mạnh hay không, người ta dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (BMI được tính dựa cân nặng (kg) và chiều cao (mét)).
BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
Trong lượng cơ thể hợp lý khi BMI: từ 18,5 -22,9 kg/m 2
Tích cực hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực giúp giữ cân nặng ở giới hạn khỏe mạnh và giảm huyết áp; tập luyện ít nhất là 150 phút/tuần (30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần). Các hình thức tập luyện có lợi cho người THA: đi bộ nhanh, đi xe đạp.
Không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia
Thuốc lá và rượu bia đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và làm trầm trọng thêm bệnh THA.
Các biện pháp khác: ngủ đủ giấc là một trong những biện pháp giúp cho trái tim và mạch máu khỏe mạnh; giảm thiểu căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
Sử dụng thuốc điều trị huyết áp
Dùng thuốc HA theo hướng dẫn của y, bác sỹ; không được tự bỏ thuốc hay giảm liều thuốc khi thấy HA ổn định hay HA về “đích”. Trong quá trình uống thuốc, nếu gặp các tác dụng của thuốc như: sưng chân, tim đập nhanh, ho khan, mệt… thì nên thông báo cho y, bác sỹ để được hướng dẫn thay thế thuốc khác cho phù hợp nhất mà vẫn đạt được HA đích. Đừng mắc sai lầm là người THA là chỉ cần uống 1 viên huyết áp là đủ, liều dùng như thế nào phải theo đúng hướng dẫn của y, bác sỹ.
Để chung sống với bệnh THA, chúng ta nên thực hiện tốt các nguyên tắc: thay đổi lối sống lành mạnh để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp; tuân thủ điều trị bằng cách uống thuốc theo đúng hướng dẫn của y, bác sỹ.
Đậu tương giảm mỡ máu, hạ huyết áp
Đậu tương, tên khác là đậu nành, tên khoa học là Glycine max (L) Merr, họ đậu (Fabaceae). Theo Đông y, đậu tương vị ngọt, tính bình, vào kinh Tỳ và Thận. Công năng: hoạt huyết, khu phong, lợi thấp, giải biểu, trừ phiền, phát hãn.
Thành phần hóa học: Protein 40%; Có đủ các acid amine cơ bản như: leucin, isoleucine, lysine, methionine, phenyl alanine, tryptophan, valine. (lượng proteine trong 100g đậu tương bằng lượng proteine trong 800g thịt bò). Lipid 12-25%. Glucid 10-15%. Isoflavone (gồm có genistein 50% daidzein 40% glycitein 10%). Các vitamin A, B6, B12, E , F, K. Các khoáng chất: canxi 277mg, sắt 15,7mg, kali 1797mg, kẽm 4,89mg, photpho 704mg, magie 280mg.
Các kết quả nghiên cứu khoa học về công dụng của đậu tương cho thấy:
Đậu tương giảm mỡ máu cho người thừa mỡ máu: Theo kết quả của 35 công trình nghiên cứu khoa học ở người ăn đậu tương thường xuyên thấy giảm đáng kể mức cholesterol LDL (cholesterol có hại) đồng thời tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt).
Đậu tương hạ huyết áp cho người tăng huyết áp: Nghiên cứu trên 60 phụ nữ tăng huyết áp mỗi ngày sử dụng 25g protein chiết xuất từ đậu tương liên tục trong 8 tuần, thấy giảm huyết áp: tâm thu 9,9%; tâm trương 6,8% so với người tăng huyết áp không dùng protein đậu tương.
Đậu tương còn có công dụng tăng sức khỏe xương, giảm triệu chứng mãn kinh...
Đậu tương tăng sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương chống gãy xương nhất là ở phụ nữ mãn kinh.
Đậu tương cải thiện hoạt động não bộ: đậu tương làm tăng chức năng hoạt động thần kinh, nhất là với người có tuổi, ngăn ngừa lú lẫn (Alzheimer)
Đậu tương giảm tỷ lệ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt: chất genistein trong đậu tương có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú của nữ và ung thư tuyến tiền liệt của nam
Món ăn - bài thuốc như sau: Mỗi ngày ăn 1 lần (thay bữa sáng): Đậu tương (đậu nành) loại tốt, hạt đều 100g, vừng đen (mè đen) loại tốt hạt mẩy đều không có hạt lép và tạp chất: 20g.
Cách chế biến: Đậu tương rửa sạch rồi ngâm trong nước sạch trong 10-12 giờ. Vừng đen: ngâm trong nước sạch 15 phút rồi rửa sạch loại bỏ hạt nổi trên mặt nước. Cho đậu và vừng vào nồi, thêm nước khoảng 50ml nấu cho đậu chín mềm thành cháo đặc. Sau đó thêm bột canh cho vừa miệng.
Cách dùng: Ăn nóng thay bữa sáng, ăn liên tục trong 1 tháng rồi kiểm tra sinh hóa máu, nếu chưa đạt lại ăn tiếp đến khi mỡ máu bình thường
Kinh nghiệm chế biến: Mỗi lần chế 5 bữa ăn, khi nấu chín và bổ sung bột canh vừa miệng thì chia thành 5 suất ăn. 1 suất ăn ngay còn 4 suất cho vào tủ lạnh trong ngăn mát để bảo quản. Khi ăn thì đun cách thủy cho nóng để ăn. Vừng đen có thể rang thơm rồi giã nhỏ trộn với đậu tương chín nhừ cũng được (cái khó khi rang vừng là dễ bị quá nóng sẽ giảm đến 70% arginin của vừng).
Bài thuốc này dùng cho phụ nữ là tốt (nhất là người trên 40 tuổi trở đi). Đồng thời với dùng thuốc phải tăng cường vận động cơ thể hàng ngày mới có hiệu quả cao.
Người đàn ông ở Hà Nội sốc khi phát hiện mắc bệnh sau một lần "tìm của lạ" khi đi massage Bỗng thấy bất thường, nam bệnh nhân, 45 tuổi, ở Hà Nội đến viện khám đã ngã ngửa biết nguyên nhân do 3 ngày trước có "tìm của lạ" khi đi massage. Rước bệnh từ thú vui trong phút chốc Bệnh nhân N.V.T (45 tuổi, ở Hà Nội) đến một bệnh viện ở Hà Nội khám do tiểu buốt. Khi đến khám, bệnh...