Chứng khoán châu Á chịu sức ép từ căng thẳng tại Trung Đông
Trong phiên giao dịch ngày 6/1, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,9%, chỉ số Hang Seng giảm 0,79%, hay 225,31 điểm, chỉ số Shanghai Composite 0,01% ở mức 3.083,41 điểm, còn chỉ số Kospi giảm 0,98%.
Chứng khoán châu Á chịu sức ép từ căng thẳng tại Trung Đông . Ảnh minh họa: TTXVN
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 6/1, sau khi cuộc không kích của Mỹ tại Iraq khiến một chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran thiệt mạng, gây ra những lo ngại về xung đột tại Trung Đông.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,9%, xuống 23.204,86 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,79%, hay 225,31 điểm, xuống 28.226,19 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,01% ở mức 3.083,41 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,98%, hay 21,39 điểm, xuống 2.155,07 điểm.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các công ty năng lượng đi lên nhờ giá dầu tăng. Giá cổ phiếu của Inpex tăng hơn 4% tại Tokyo, trong khi tại Hong Kong (Trung Quốc), giá cổ phiếu của PetroChina cũng tăng 4% và của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc tăng 3,6%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ có hành động đáp trả mạnh mẽ nhằm vào Iran sau khi nước này đe dọa sẽ có phản ứng trước việc Mỹ ngày 3/1 tiêu diệt Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani. Những diễn biến này đã làm chao đảo các thị trường trên thế giới và gây ra làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán.
Ngày 5/1, Iran thông báo sẽ tiếp tục rút lại các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, trong khi Quốc hội Iraq yêu cầu Mỹ rút binh lính khỏi nước này khi những tác động từ cuộc tấn công lan rộng.
Nhà phân tích Ray Attrill, thuộc National Australia Bank, cho rằng những căng thẳng địa chính trị có thể vẫn leo thang trong những ngày tới.
Căng thẳng tại Trung Đông đã gây sức ép lên các nhà đầu tư, dù Trung Quốc và Mỹ chuẩn bị ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một trong tuần tới và số liệu cho thấy kinh tế toàn cầu phần nào có sự cải thiện.
Cuộc không kích của Mỹ cuối tuần trước đã khiến các thị trường toàn cầu bị tác động, trong khi đang tăng mạnh nhờ thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chính sách tiền tệ nới lỏng, sự cải thiện của các số liệu kinh tế và những lo ngại giảm bớt về khả năng Anh ra khỏi Liên minh châu Âu mà không đạt thỏa thuận trước đó cũng hỗ trợ thị trường.
Ngày 6/1, thị trường chứng khoán giảm ngay khi mở cửa phiên sáng, sang phiên chiều đà giảm còn nới rộng hơn. Tuy vậy, điểm sáng trong phiên giao dịch hôm nay là nhóm cổ phiếu dầu khí.
Cụ thể, PVS tăng tới 5%, PVD tăng 4,3%, BSR tăng 3,7%, GAS tăng 3,2%, PVC tăng 2,9%, PVB tăng 2,7%, PLX tăng 0,4%…
Kết thúc phiên giao dịch, VN – Index giảm 9,35 điểm xuống 955,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 187,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 3.417 tỷ đồng. Toàn sàn có 90 mã tăng giá, 41 mã đứng giá và 251 mã giảm giá.
HNX – Index giảm 1,16 điểm xuống 101,23 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 25 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 302 tỷ đồng. Toàn sàn có 38 mã tăng giá, 49 mã đứng giá, 74 mã giảm giá./.
Lê Minh (Theo AFP)
Video đang HOT
Chứng khoán 6/1: Tiền đầu cơ tranh thủ vào dầu khí
Dòng tiền đầu cơ có thể lừng khừng với nhiều cổ phiếu nhưng riêng dầu khí lại đang được đổ vào rất khẩn trương. Điều này bắt nguồn từ việc giá dầu đang chịu tác động từ bất ổn chính trị tại Trung Đông.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng hay nhóm Vingroup hoặc VNM giao dịch nhạt nhòa trong đầu phiên sáng nay. VCB (-1%) hay VHM (-1,5%) đều không thể hiện tích cực kéo theo một loạt các mã MBB (-0,7%), VPB (-0,7%), VRE (-2,7%), VIC (-0,7%) giảm giá.
Sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế toàn sàn. Tính đến 10h, VN-Index giảm 0,58% xuống 959,57 điểm.
Tuy nhiên, tiền đầu cơ lại không hề ngần ngại tranh thủ chớp thời cơ ở nhóm dầu khí. PVD ( 4,28%) sau một tiếng giao dịch đã vươn lên đứng đầu toàn sàn với 48 tỷ đồng. Trong khi đó, GAS cũng tăng ngay 1,9% lên 96.600 đồng/cổ phiếu rồi bứt phá 2,85% lên 97.500 đồng.
Rõ ràng, đây là biểu hiện của tâm lý đầu cơ tranh thủ khi giá dầu đã tăng mạnh trong tuần qua. Riêng ngày thứ Sáu, HĐTL WTI đã tăng 3,1% lên 63,05 USD/thùng còn HĐTL dầu Brent tăng 2,35 USD/thùng tương đương 3,6% lên 68,60 USD/thùng.
Tại HNX, PVS ( 3,87%) cũng đang được tận dụng triệt để và có giao dịch lên tới 51,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng giống như HOSE, các cổ phiếu còn lại không mấy hào hứng với câu chuyện giá dầu. VCS (-1,03%), ACB (-1,3%), SHB (0%) chủ yếu giảm giá. HNX-Index vẫn mất 0,56% xuống 101,86 điểm.
Dù vậy, diễn biến của dầu khí khó tạo được sự tin tưởng cho tâm lý nhà đầu tư. Gần cuối giờ giao dịch buổi sáng, thị trường đã có có thêm những nỗ lực nhất định từ các cổ phiếu khác, cụ thể là Ngân hàng, như CTG ( 1,4%) tăng trở lại trong VCB (-0,78%) thu hẹp đà giảm...
Những cố gắng đó còn khá chậm và mới chỉ giúp cho sắc xanh cải thiện hơn chút. Số lượng mã tăng đã đạt 94 mã so với 204 mã giảm và 46 mã đứng giá tham chiếu.
Chỉ số VN-Index vẫn giảm 0,34% xuống 961,82 điểm. Thanh khoản đạt 92,34 triệu đơn vị, tương đương 1.558 tỷ đồng.
Còn HNX-Index giảm 0,66% xuống 101,71 điểm. Thanh khoản đạt 14,63 triệu đơn vị, tương đương 188,42 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Giá dầu leo thang, chỉ số Dow Jones mất điểm vì tình hình Trung Đông căng thẳng Trước tình hình căng thẳng tại Trung Đông sau khi Mỹ tiêu diệt Tướng Qasem Soleimani của Iran, giá dầu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần, còn các chỉ số chứng khoán Mỹ đã khép lại một tuần giao dịch với chỉ số Dow Jones mất hơn 230 điểm. Giá dầu thế giới tăng mạnh sau khi Mỹ tiêu diệt tướng...