Chùm ảnh: Gian nan lớp học dựng bằng lán tạm sau lũ giữa rừng Trường Sơn
Điểm trường bản Sắt ( huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở đất, cô trò tại điểm trường này đang phải dựng lán giữa rừng làm lớp học tạm, với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
Bản Sắt thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Trận lũ vừa qua đã khiến bản này ngập sâu trong nước suốt 2 tuần liền.
Khi lũ bắt đầu rút, khu vực núi gần bản lại xuất hiện nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Trước tình trạng này, 34 hộ dân của bản Sắt đã được di dời sang khu vực đồi đối diện bản để đảm bảo an toàn.
Mưa lũ và sạt lở đất cũng đã gây thiệt hại cơ sở vật chất tại điểm trường của Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú tiểu học Trường Sơn và khiến học sinh tại bản Sắt cũng như nhiều điểm trường khác bị chậm chương trình suốt 3 tuần.
Video đang HOT
Nhờ sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội biên phòng cũng như chính quyền xã, một lớp học tạm đã được dựng lên tại khu vực các hộ dân bản Sắt đang tránh trú sạt lở.
Lớp học này gồm 15 em thuộc các lớp 1, 2 và 3. Riêng học sinh lớp 4 và 5 đã được đưa về học tập và ở lại tại điểm trường trung tâm.
Khó khăn chồng chất khó khăn, việc dạy và học ở bản Sắt trong lúc này lại đè nặng lên đôi vai của những thầy cô giáo cắm bản. Họ đang nỗ lực gấp rút thời gian cả ngày lẫn đêm để dạy bù kiến thức cho các em bởi những gián đoạn trong gần 1 tháng mưa lũ vừa qua, dành hết quỹ thời gian để các em được tìm thấy niềm vui trong chính lớp học tạm thời này.
Cô giáo Nguyễn Thị Yến, giáo viên cắm bản tại bản Sắt, thuộc Trường PTDT bán trú tiểu học Trường Sơn rất mong nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm để việc dạy và học bớt khó khăn.
Lớp học tạm thiếu thốn, mưa tạt, gió lùa, thế nhưng cô và trò điểm trường tiểu học bản Sắt vẫn đang ngày ngày nỗ lực, cố gắng vượt khó để theo đuổi con chữ.
Giữa những vất vả, hiểm nguy của thiên tai, tiếng cười, tiếng hát của cô trò vùng cao vẫn rộn ràng bên lớp học tạm giữa núi rừng Trường Sơn.
Cô trò vùng sạt lở dựng lán giữa rừng làm lớp học tạm để theo đuổi con chữ
Bản Sắt nằm trong khu vực sạt lở nguy hiểm nên người dân phải bỏ nhà đi tránh trú. Hiện điểm trường tiểu học tại bản này cũng đang dựng lán làm lớp học tạm để theo kịp chương trình.
Bản Sắt, thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Trận lũ vừa qua đã khiến bản này ngập sâu trong nước suốt 2 tuần liền.
Khi lũ bắt đầu rút, khu vực núi gần bản lại xuất hiện nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Trước tình trạng này, 34 hộ dân của bản Sắt đã được di dời sang khu vực đồi đối diện bản để đảm bảo an toàn.
Chính quyền địa phương và BĐBP dựng lán làm lớp học tạm cho học sinh bản Sắt.
Mưa lũ và sạt lở đất cũng đã gây thiệt hại cơ sở vật chất tại điểm trường của Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú tiểu học Trường Sơn và khiến học sinh tại bản Sắt cũng như nhiều điểm trường khác bị chậm chương trình suốt 3 tuần.
Do nguy cơ sạt lở còn kéo dài, Trường PTDT bán trú tiểu học Trường Sơn đã quyết định lập lớp học tạm tại bản Sắt để học sinh học tập trở lại. Nhờ sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội biên phòng cũng như chính quyền xã, một lớp học tạm đã được dựng lên tại khu vực các hộ dân bản Sắt đang tránh trú sạt lở.
Do nguy cơ sạt lở nên học sinh tiểu học tại bản Sắt tạm thời phải theo đuổi con chữ tại lớp học dựng tạm này.
Cô Từ Thị Hà, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú tiểu học Trường Sơn cho biết, đến sáng nay (9/11), học sinh tại bản Sắt đã bắt đầu đi học trở lại tại lớp học vừa dựng tạm. Lớp học này gồm 15 em thuộc các lớp 1,2 và 3. Riêng học sinh lớp 4 đã được đưa về học tập và ở lại tại điểm trường trung tâm.
"Cô trò tại bản Sắt sẽ học tại lớp học tạm này, khi đủ điều kiện an toàn thì sẽ về điểm trường cũ. Để kịp chương trình, chúng tôi cũng đang triển khai dạy cả thứ 7 và chủ nhật.
Trong những ngày qua, trường cũng đã vận động và hỗ trợ đầy đủ về sách vở, quần áo, dày dép cho các em học sinh, không để các trò phải thiếu thốn", cô Hà cho hay.
Mưa lũ vừa qua khiến điểm trường tại bản Sắt ngập sâu suốt 2 tuần liền.
Trường PTDT bán trú tiểu học Trường Sơn là trường học nằm ở vùng sâu, vùng xa, 80% học sinh là con em đồng bào dân tộc Vân Kiều; trường hiện có 8 điểm trường với 306 học sinh và 32 giáo viên.
Học dưới mái trường tạm Sau bão số 9, rất nhiều trường học ở các huyện miền núi bị hư hỏng nặng, có trường bão cuốn bay cả mái. Để đảm bảo việc dạy và học các địa phương tận dụng nhà văn hóa thôn hoặc mượn nhà dân để dạy học. Dẫu có nhiều khó khăn, song thầy và trò đều nỗ lực vượt khó để đảm...