Chuẩn hóa thị trường cá tra như thế nào?
Hơn 20 năm hội nhập thị trường toàn cầu cá tra Việt Nam liên tục đối diện thử thách và đã bao lần vượt qua sóng gió. Năm 2019 đánh dấu bước ngoặt mới, chuẩn hóa từ vùng nuôi, hoàn tất định vị, cấp mã số từng ao nuôi, đảm bảo truy nguyên nguồn gốc.
Chất lượng, sản lượng sẽ được kiểm soát chặt chẽ để xây dựng uy tín thương hiệu cá tra Việt Nam.
Chuẩn hóa vùng nuôi
Cá tra sống vẫy vùng sông sâu, nước chảy. Sau khi thuần dưỡng, chủ động nguồn cá giống nhân tạo nuôi trong ao đã thích nghi mạnh mẽ đến lạ lùng. Trên đường vượt vũ môn vươn ra thị trường thế giới, sản phẩm cá tra từng bước tạo dựng danh tiếng và niềm tin với khách hàng.
Tuy nhiên, thế giới ngày nay không còn khái niệm thị trường dễ dãi. Hầu hết các mặt hàng nông sản phải đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc như một yêu cầu bắt buộc.
Cũng như hàng ngàn ao nuôi cá tra trong vùng được định vị trải dọc theo hai bờ sông Hậu, sông Tiền đón dòng nước bạc trong lành, “Cù lao cá” Tân Lộc (Cần Thơ) giữa sông Hậu mênh mông đã sớm thành hình làng nghề nuôi cá tra ven đất bãi bồi.
Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: BVT.
Ông Út Anh là người nuôi cá tra bền bỉ có tiếng ở cù lao này, kể: Từ nhiều năm qua ông đã chuyển qua ký kết hợp đồng nuôi cá gia công theo hợp đồng liên kết với Cty Sao Mai-IDI. Tất cả có 5 ao nuôi cá phải áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật, từ loại thức ăn đến cách dùng thuốc phòng ngừa bệnh cá đúng theo hướng dẫn của Cty.
Hơn một năm qua, cán bộ thủy sản địa phương đến khảo sát và cấp mã số gắn thẻ cho mỗi ao với tên chủ hộ nuôi cá. Tôi nghĩ đây là điều kiện cần không chỉ đáp ứng yêu cầu từ phía công ty mà cho cả hộ nuôi. Được dẫn giải dễ hiểu hơn, qua mã số định vị và công nghệ số là phương thức kiểm soát từng ao nuôi, cốt yếu nhằm bảo vệ uy tín sản phẩm cá tra đáp ứng theo yêu cầu thị trường.
Mã số từng ao
Video đang HOT
Dọc theo sông Hậu và các cù lao, TP Cần Thơ cùng với 3 tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang đang dẫn đầu về diện tích nuôi và sản lượng cá tra trong vùng. Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ nói: Năm 2018 Chi cục Thủy sản bắt đầu cấp mã số nhận diện ao nuôi cá tra, nhìn chung thuận lợi, suôn sẻ.
Ao nuôi cá tra xuất khẩu được định vị, cấp mã số ở Cần Thơ. Ảnh: HĐ.
Đến cuối năm 2018, Cần Thơ cấp giấy chứng nhận mã số cho 301 cơ sở với tổng diện tích là 580/597,8ha. Từ tháng 6/2019 đến nay đã cấp mới 18 giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng là cá tra với diện tích 39,85ha. Dự kiến sắp tới sẽ sớm hoàn tất việc cấp đổi và cấp mới mã số cho tổng số diện tích ao nuôi cá tra trên địa bàn thành phố.
Ông Hải khẳng định, đa số các hộ nuôi về thủy sản có trình độ hiểu biết luật ngày càng nâng cao, chấp hành quy định quản lý nhà nước. Phần nhiều hộ nuôi cá đáp ứng tương đối các quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra trong ao. Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Do đó các hồ sơ đều thực hiện sớm hơn so với quy định mà vẫn đảm bảo tính chính xác, nhằm giúp hộ nuôi cá thuận lợi trong SX.
Theo Tổng cục Thủy sản, đến nay vùng nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL đã đánh mã số vùng nuôi được 5.200/5.400ha ao nuôi cá tra và sẽ sớm hoàn tất trong thời gian tới. Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA), nhận định: Song hành cùng việc cấp mã số vùng nuôi và thực hành nuôi cá tra tốt theo tiêu chuẩn GAP, ASC, SQF, BMP, Metro GAP… đang được ngành nông nghiệp đẩy mạnh triển khai xây dựng tại các vùng nuôi thủy sản.
Hoàn thiện chuỗi ngành hàng
Một trong những chuyển biến tích cực nhất từ vùng nuôi là cập nhật, hoàn tất cấp mã số. Nguồn gốc cá tra được chứng minh nuôi trong môi trường có kiểm soát tốt nhất sẽ tạo thêm sức bật mới để sản phẩm vượt qua cơn nóng lạnh thị trường. Cá tra đã XK trên thị trường 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, các thị trường chủ lực như Mỹ, EU và Trung Quốc – Hồng Kông mới nổi lên, tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, Trung Quốc đang áp dụng truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản, trong đó có cá tra.
Ông Dương Nghĩa Quốc, nhận định: Trong những tháng đầu năm có 1 đến 2 tháng lượng hàng cá tra xuất sang Trung Quốc giảm mạnh là do có sự điều chỉnh ghi đúng tên cá tra trên bao bì. Nhưng từ tháng 5 đến nay, nhất là trong tháng 7/2019 cá tra xuất sang Trung Quốc tăng lên 1,2% và vẫn là một trong những thị trường chủ lực, dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam. Do vậy, việc hoàn thiện chuỗi ngành hàng cá tra từ vùng nuôi, chế biến, đến XK để hướng tới phát triển bền vững.
Một bước chuyển mới, chỉ chờ tín hiệu thị trường khởi sắc cá tra sẽ trở lại đường đua.
Theo nông nghiệp việt nam
Hiểu đúng về ADHD để có cách can thiệp bệnh kịp thời
ADHA hay còn gọi là "tăng động giảm chú ý" không còn là căn bệnh hiếm gặp mà ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn - nơi có đời sống công nghiệp phát triển. Sự xuất hiện của chứng ADHD (viết tắt của Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em.
Theo bác sĩ Nguyễn Thường Hanh - chuyên ngành Nội tổng quát - Hồi sức cấp cứu, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm chăm sóc và chữa trị cho biết, trên thế giới có khoảng 3-6% trẻ em bị mắc phải chứng bệnh này. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc ADHD là 3,01% và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Những biểu hiện về tăng động
- Không thể tập trung và duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi, kể cả các hoạt động cần tính tổ chức, khó chơi chung với bạn bè.
- Thường khó kiềm chế cảm xúc, dễ hành xử một cách nguy hiểm mà không quan tâm đến hậu quả,
- Làm gián đoạn hoặc quấy rầy hoạt động của người khác.
Ranee có nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh.
ADHD có thể gây ra hậu quả gì?
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến việc học tập của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ trở nên tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa, không đủ sức tham gia các hoạt động mang tính tập trung cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội học vấn.
Ngoài ra, trẻ bị chứng ADHD khi đến tuổi trưởng thành rất dễ dẫn đến những hành vi không tốt như nghiện game, cờ bạc, rối loạn hành vi xung động, đặc biệt là xung động bạo lực... Do đó, việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống sau này của trẻ mắc hội chứng ADHD.
Phải làm sao khi trẻ bị ADHD ?
Hiện có nhiều cách để điều trị chứng ADHD ở trẻ em nhưng dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự quan tâm và kiên nhẫn của cha mẹ, bởi các triệu chứng của rối loạn này cần cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, do đó, phương pháp can thiệp cho từng trẻ cũng sẽ khác nhau.
Trước hết, sử dụng thuốc là cách để đối phó với bệnh tăng động giảm chú ý. Thuốc an thần là một trong những loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng bệnh này. Tuy nhiên, ít nhiều bệnh nhân cũng bị lệ thuộc vào thuốc nên cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên ngành và các liệu pháp điều trị hỗ trợ khác.
Kế đến là tâm lý trị liệu. Ngày nay, việc điều trị ADHD ở trẻ còn chú trọng đến liệu pháp hành vi. Trong đó, khuyến khích cha mẹ sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ, chia sẻ với các chuyên gia tâm lý, những người cùng cảnh ngộ nhằm cải biến những hành vi của trẻ theo hướng tích cực.
Trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó kiềm chế được cảm xúc của mình nên cha mẹ dành nhiều thời gian để tâm sự với con từ những điều nhỏ nhất, kể chuyện hài, cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi với trẻ cũng là cách để giảm căng thẳng cho trẻ.
Ngoài các biện pháp này, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng ngay trong bữa ăn hàng ngày. Trong đó, ăn cá, tăng rau giảm thịt, chú trọng sử dụng dầu cá hay dầu ăn 100% từ cá được xem là giải pháp dinh dưỡng hợp lý nhất và tiện dụng nhất.
Theo PGS-TS- BS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Trong dầu cá rất dồi dào các acid béo không no, đặc biệt là Omega 3-6-9, DHA, EPA rất tốt cho não và việc hình thành vỏ não, tế bào não ngay từ trong bào thai cho đến 3 năm đầu đời của trẻ".
Theo trang tin HealthDay News, mới đây, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã rút ra kết luận đặc biệt quan trọng sau khi khảo sát gần 2.000 bà mẹ và con của họ từ 3 tháng đầu của thai kỳ cho đến sinh nhật thứ 5 của trẻ. Nhóm chuyên gia cho biết, ăn cá béo (cá tra, cá basa, cá hồi, cá mòi) hoặc dùng dầu cá hay dầu ăn 100% từ cá còn giúp cải thiện chức năng nhận thức và ngừa nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ.
Axít béo Omega-3 có trong mỡ cá tra, cá basa, rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ, cải thiện cân nặng, thúc đẩy phát triển trí não và tăng khả năng phòng chống hen suyễn ở trẻ em.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị, thai phụ nên tăng cường ăn cá béo. Dùng dầu cá hay dầu ăn 100% từ cá để bổ sung dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên được xem là giải pháp an toàn nhất, tiện dụng nhất mà tất cả mọi người đều dễ dàng thực hiện qua bữa ăn hằng ngày.
Thanh Nhung
Theo CAND
Giăng Lưới dính toàn Cá Tra sông, hái thêm mớ Rau về làm món ăn Đạm Bạc Hôm nay chúng em ra con kênh nhỏ gần nhà giăng lưới cá. Không ngờ dính rất nhiều cá tra sông nhỏ, hái thêm 1 ít rau muống đồng về nhà làm món ăn đạm bạc: cá tra chiên xả ăn với rau muống đồng xào tỏi. Theo Thôn Nữ Miền Tây