Chuẩn chương trình đào tạo không nên ‘trói’ trường đại học
Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo chuẩn chương trình đào tạo của Bộ GD-ĐT còn nhiều điểm bất hợp lý và cứng nhắc, cần điều chỉnh.
Bà Nguyễn Thu Thủy – quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – trình bày về việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các chương trình đại học – Ảnh: M.G.
Sáng 15-6 tại TP.HCM, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm chuẩn bị xây dựng chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học.
Xây dựng chuẩn các chương trình đào tạo các trình độ đại học là bước triển khai Khung trình độ quốc gia được ban hành năm 2016.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết đây là chuẩn tối thiểu để các trường xây dựng chương trình đào tạo. Các đơn vị sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp cũng sẽ tham gia xây dựng chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, việc xây dựng chương trình đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập ASEAN và các nước phát triển.
Đa số ý kiến đồng ý với việc cần có chuẩn chương trình đào tạo, vừa làm cơ sở để các trường xây dựng chương trình, kiểm định và hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, góp ý với dự thảo ban hành chuẩn chương trình đào tạo, rất nhiều ý kiến cho rằng quy định trong dự thảo của bộ còn khá cứng nhắc, ràng buộc sự tự chủ của các trường. Bên cạnh đó, dung lượng các khối kiến thức chưa hợp lý có thể dẫn đến chất lượng đào tạo khó đạt yêu cầu.
Theo ThS Lê Văn Hiển – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM – cấu trúc 120 tín chỉ trong dự thảo quy định khối giáo dục đại cương 30 tín chỉ, cơ sở ngành 30, kiến thức ngành 54, tự chọn 6. Khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành như vậy là quá nhiều trong khi kiến thức ngành lại quá ít. Như vậy khó đảm bảo chất lượng.
Ông Hiển đề xuất khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành tối thiểu chỉ khoảng 12-15 tín chỉ để tăng thời lượng cho kiến thức ngành.
Trong khi đó, nhiều ý kiến nói việc quy định số tín chỉ tối thiểu như vậy khiến các trường khó tự chủ trong xây dựng chương trình dựa vào thế mạnh và đặc thù của mình.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT – tiếp thu ý kiến đóng góp từ các đại biểu, căn cứ vào tình hình thực tế, bộ sẽ tiếp tục có những điều chỉnh dự thảo, giảm kiến thức tối thiểu của các khối kiến thức cơ sở để các trường có thể tự chủ hơn trong việc tăng thời lượng kiến thức chuyên ngành.
Theo bà Thủy, đây là dự thảo bước đầu, hội đồng tư vấn các nhóm ngành sẽ được thành lập để xây dựng bộ chuẩn tối thiểu, thông qua hội đồng thẩm định trước khi ban hành chuẩn chính thức.
Tuyển sinh đại học 2020 mỗi trường một kiểu, liệu có "trăm hoa đua nở"?
Có thể phần lớn các cơ sở giáo dục đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển vào đại học, kết hợp cùng các phương thức khác.
Với phương thức thi mới của năm 2020, kỳ thi THPT sẽ chủ yếu phục vụ mục đích xét tốt nghiệp, việc tuyển sinh đại học sẽ được giao cho các trường tự chủ. Điều này cũng đang khiến không ít học sinh, phụ huynh lo ngại về việc nhiều trường sẽ tổ chức kỳ thi riêng dẫn đến tình trạng "trăm hoa đua nở", mỗi trường một hình thức thi khác nhau.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT khẳng định: "Chắc chắn sẽ không lặp lại tình cảnh của nhiều năm về trước khi phương thức duy nhất là thí sinh buộc phải đến thi trực tiếp tại trường".
Bộ GD-ĐT cho biết, năm nay sẽ không xảy ra tình trạng tập trung quá đông thí sinh về các thành phố lớn thi như những năm về trước. (Ảnh minh họa)
"Hiện nay với tinh thần tự chủ đại học trong Luật Giáo dục đại học, các trường có quyền tự chủ cao trong phương thức tuyển sinh. Từ nhiều năm gần đây, các trường đã đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, trong đó có rất nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Việc tổ chức kỳ thi riêng ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT là quyền tự chủ của mỗi trường", bà Thủy nói.
Đại diện Vụ Giáo dục đại học cũng cho rằng, với mức độ phân hóa của đề thi tốt nghiệp THPT năm nay, các trường đại học có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh.
"Theo khảo sát nhanh của Bộ, các trường vẫn sử dụng một tỷ lệ nhất định kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Ngoài ra, các trường còn áp dụng các hình thức khác. Do đó, các thí sinh không cần quá lo lắng về hình thức thi", bà Thủy nói.
Riêng với các thí sinh tự do có bảo lưu kết quả thi THPT quốc gia từ năm 2019, bà Thủy cho biết, nếu các trường cho phép, thí sinh vẫn có thể dùng kết quả thi này để tuyển sinh vào trường.
Cũng theo đại diện Vụ Giáo dục đại học, hiện nay hầu hết các trường đều có phương thức tuyển sinh đa dạng, thí sinh có thể sử dụng học bạ, kết quả tốt nghiệp THPT, thi đánh giá năng lực, chứng chỉ quốc tế, bài thi chuẩn hóa quốc tế... để xét tuyển sinh. Một số trường có cùng quy mô, vị trí địa lý, nhu cầu đào tạo một số ngành nghề đặc biệt, ngành nghề có độ cạnh tranh cao có xu hướng liên kết với nhau để tố chức kỳ thi chung, giảm chi phí cho xã hội. Điều này cũng giúp thí sinh giảm việc di chuyển khi tham dự các kỳ thi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng cho rằng, năm nay dự đoán số trường tham gia thi tuyển sinh riêng tăng lên, nhưng chủ yếu là một số trường top trên, số thí sinh tăng nhưng sẽ không đột biến.
"Sẽ chỉ có những trường đại học thuộc nhóm ngành đào tạo đặc thù như Y dược, Công an Quân đội, hoặc nhóm trường, nhóm ngành năng khiếu nghệ thuật...và một số trường đại học có mức độ cạnh tranh cao, có những yêu cầu riêng về chất lượng đầu vào có nhu cầu tự tổ chức kỳ thi thi. Ước tính sẽ có khoảng từ 10-20% học sinh THPT sẽ lựa chọn tham dự các kỳ thi tuyển sinh riêng này.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được tổ chức an toàn, chặt chẽ, minh bạch gồm 5 đầu điểm là các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ, 1 môn tự chọn KHTN hoặc KHXH, do đó, dự đoán là đa phần các cơ sở giáo dục đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển vào đại học, đồng thời kết hợp với các phương thức tuyển sinh đa dạng khác mà các trường sẽ đưa ra trong đề án tuyển sinh của mình", Thứ trưởng Phúc nói.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết thêm, do tính đặc thù, các trường có chung lĩnh vực, phân khúc đào tạo, hoặc tương đồng về quy mô, về vị trí địa lý, cũng như các đại học quốc gia, đại học vùng sẽ có xu hướng liên kết lại để tổ chức thi tuyển sinh chung. Trên cơ sở đó, các trường nhỏ hơn có thể sử dụng kết quả thi đó để xét tuyển.
Một số trường đại học phía Nam đã thống nhất sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM để xét tuyển, kết hợp với các phương thức xét tuyển khác. Do vậy năm nay sẽ không có quá nhiều trường tổ chức thi, không có nhiều cuộc thi diễn ra trong nhiều đợt nên không thể lặp lại tình trạng tập trung quá đông thí sinh về một điểm, trong một thời gian nên sẽ không tạo nên áp lực về luyện thi, thi quá nhiều hay đổ dồn về các khu đô thị lớn.
"Bên cạnh đó, những năm gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh khá tốt, ví dụ như kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội nhiều năm qua, và mới đây là kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM. Nhiều trường, bên cạnh sử dụng kết quả thi THPT, đã áp dụng đa dạng và kết hợp các phương thức xét tuyển khác nhau để tuyển sinh", thứ trưởng Phúc cho biết./.
Nguyễn Trang
Ứng phó với dịch bệnh: Các trường đại học dần chuyển sang thế chủ động Theo số liệu từ Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào taọ, trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học, hiện có hơn 70 nhà trường đã tổ chức dạy, học trực tuyến cho sinh viên. Có thể nói, các cơ sở giáo dục đại học khi ở tình thế phải thực hiện kế hoạch học tập trong...