Chuẩn bị sân chơi, loa phát thanh… để “mời gọi” học sinh trở lại trường

Theo dõi VGT trên

Dùng loa phát thanh lưu động để thông báo lịch học, chuẩn bị sân chơi hấp dẫn, sửa sang phòng học, chuẩn bị tâm lí… là những biện pháp được nhiều trường miền núi chuẩn bị để đón học sinh trở lại trường học.

Chuẩn bị sân chơi, loa phát thanh... để mời gọi học sinh trở lại trường - Hình 1

Duy trì được sĩ số học tập tại các trường vùng sâu, vùng xa là bài toán cần được quan tâm sau khi học sinh quay trở lại trường học sau dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Học sinh bỏ học sau Tết, sau mỗi kỳ nghỉ là điều mà thầy cô giáo tại các trường vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn luôn trăn trở. Trước tình trạng học sinh nghỉ học kéo dài để phòng chống dịch COVID-19, bài toán được các nhà trường đặt ra không phải chỉ là bổ sung kiến thức cho các em mà quan trọng hơn là duy trì được sĩ số lên lớp.

Tạo sân chơi hấp dẫn

Đã hơn 21 năm gắn bó với giáo dục vùng sâu, vùng xa, ông Lê Huy Phương – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (thuộc xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) – cho biết: Đảm bảo được sĩ số sau mỗi kỳ nghỉ dài là công việc rất khó với giáo viên công tác tại các vùng khó khăn.

Nhận thức được việc này nên ngay từ trong năm học, ông đã cố gắng xây dựng môi trường học tập vui vẻ, thân thiết khiến học sinh luôn xem trường học giống như ngôi nhà thứ 2 của mình và cảm thấy nhớ, muốn đi học lại nếu phải xa lâu ngày.

Vị hiệu trưởng với nhiều năm kinh nghiệm cũng phân công giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc, theo sát tình hình của học sinh. Với tinh thần không chủ quan nên trong thời gian nghỉ vì dịch COVID-19, ông Phương đã cùng các thầy cô giáo xây dựng xong mô hình sân chơi mới cho học sinh, xin tài trợ đồ chơi để tạo hứng thú, thu hút cho học sinh khi quay trở lại trường học.

Chuẩn bị sân chơi, loa phát thanh... để mời gọi học sinh trở lại trường - Hình 2

Sân chơi mô hình giao thông và hồ cá được Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập chuẩn bị trong thời gian học sinh nghỉ học vì COVID-19. Ảnh: TH Trà Tập

“Chúng tôi ý thức được việc học sinh có thể nghỉ học nên luôn phải đổi mới để tạo hứng thú cho các em. Tuy nhiên, phải thừa nhận, điều này không phải dễ dàng nếu không có biện pháp lâu dài. Đặc biệt, với các trường học cấp THCS và THPT sẽ có tình trạng bỏ học sau kỳ nghỉ nhiều hơn và rất khó để vận động các em quay trở lại trường” – ông Phương chia sẻ.

Để tránh tình trạng học sinh không đến lớp sau thời gian dài nghỉ học vì dịch COVID-19, Trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cũng đã xây dựng kế hoạch truyền thông lưu động.

Ông Nguyễn Mai Trọng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hướng Phùng – cho hay: Học sinh ở trường phần lớn là con em người đồng bào thiểu số, nên sau kỳ nghỉ hè, nghỉ Tết, giáo viên phải đến tận nhà để nhắc nhở học sinh đi học.

Dịp này, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh nghỉ học dài ngày, nên nhà trường đã xây dựng kế hoạch truyền thông, và sẽ triển khai trước ngày học sinh đi học lại theo quy định.

Video đang HOT

Cụ thể, Trường Tiểu học Hướng Phùng sẽ thuê 1 xe ôtô treo băng-rôn tuyên truyền về việc phòng dịch, gắn loa phát thanh về chương trình phòng chống dịch của bên trung tâm y tế gửi, sẽ thông báo về ngày trở lại trường, tiếp tục việc học tập.

“Xe sẽ đi đến các bản làng, các điểm trường để truyền thông, giúp học sinh và cả phụ huynh nắm bắt các thông tin. Cùng với đó, giáo viên sẽ liên hệ và đến tận nhà để nắm bắt và vận động học sinh quay trở lại trường học” – ông Nguyễn Mai Trọng nói.

Chuẩn bị cả về tâm lí cho học sinh

PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội – nhận định, với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, để thuyết phục học sinh trở lại học sau kỳ nghỉ sẽ là công việc vất vả.

Tuỳ từng địa phương, tâm lí học sinh mà mỗi trường sẽ có những giải pháp riêng. Tuy vậy, cũng cần phải có kế hoạch và hành động sớm, không thể để có lịch học mới đi vận động.

Ông Nam cũng nhấn mạnh thêm, ngoài việc giảng dạy kiến thức cho các em thì với mỗi lứa tuổi, giáo viên, phụ huynh cũng cần theo dõi hệ quả tâm lí của các em. Thời gian nghỉ học kéo dài, nhiều học sinh sa vào game online, phim, internet… thậm chí là cả tệ nạn xã hội, tình trạng yêu sớm.

Bên cạnh đó, thời gian qua, trẻ con sẽ nghe nhiều thông tin trên tivi, đài, báo về dịch COVID-19, truyền thông không đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc… nếu không được hướng dẫn về tâm lí dễ dẫn đến sự ám ảnh.

Tại nhiều gia đình, khi bố mẹ bị stress bởi áp lực tài chính, công việc, con thường xuyên ở nhà nô đùa, làm nũng cũng tạo nên những xung đột trong gia đình. Vì thế, mọi biểu hiện bất thường của học sinh cần theo dõi, nhận biết sớm.

HUYÊN NGUYỄN – HƯNG THƠ

Thầy Hiệu trưởng 21 năm đi xin từ đôi dép... đến cả ngôi trường cho học sinh

Những tháng ngày thanh xuân của thầy là những giờ leo dốc, lội suối, vượt lũ vào tận bản làng gieo chữ cho học sinh vùng cao.

Đó là câu chuyện của thầy Lê Huy Phương - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (thuộc xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam), người đã dành gần nửa cuộc đời cho giáo dục vùng cao.

"Cuốc bộ" gần 100km để vào trường

Nhớ lại những tháng ngày vác ba lô lên Nam Trà My (Quảng Nam) dạy học cách đây hơn 21 năm, thầy Phương chia sẻ:

Thầy Hiệu trưởng 21 năm đi xin từ đôi dép... đến cả ngôi trường cho học sinh - Hình 1


Thầy Lê Huy Phương trong một chuyến vượt rừng vào các điểm trường lẻ. Ảnh do NVCC

"Năm 1988, mình tốt nghiệp trung học phổ thông, thời điểm đó các xã miền núi của huyện Trà My cũ thiếu giáo viên nghiêm trọng.

Do đó, mình đã chọn nghề giáo và được cử đi đào tạo cấp tốc. Đến tháng 11/1998 mình vác ba lô cùng anh em lên Nam Trà My dạy học cho đến bây giờ cũng đã 21 năm".

Từ năm 1999 đến năm 2009, thầy vừa làm vừa học từ trung cấp, lên cao đẳng, rồi hoàn thành chương trình đại học tại trường Đại Học Sư phạm Quảng Nam.

21 năm bám bản, bám trường đã để lại trong quãng đời gieo chữ của thầy những kỷ niệm không thể nào quên. Đó là những chuyến vượt rừng, đi bộ hàng chục cây số để đến lớp hay những cơn đói lả trong bao lần chèo bè, vượt lũ.

"Mình còn nhớ mùa mưa lũ năm 2000, khi đó đá sá sạt lở, xe khách từ trung tâm không thể di chuyển lên Nam Trà My được. Chỉ có xe ôm là đi được, giá xe ôm chở hai người đi khoảng 50km là 250.000 đồng nhưng lương mình hồi đó chỉ có 307.000 đồng/tháng.

Vậy là ngày cuối tuần quyết định đi bộ về thăm nhà. Nhà mình nằm cách điểm dạy gần 100km đường dốc, suối... Đầu tuần lại cuốc bộ trở lại trường".

Thời gian cho một chuyến đi bộ về đến nhà là ba ngày, đi lên cũng vậy và cõng ba lô nặng tầm 15-18kg. Cuộc sống những ngày cắm bản gian khổ là vậy nhưng thầy Phương và đồng nghiệp vẫn cảm thấy ấm áp bởi sự đùm bọc, che chở của bà con dân bản.

"Dù nghèo khó nhưng bà con chia sẻ với thầy cô từng mớ rau, con cá. Giáo viên nào không may bị đau ốm thì người già bảo thanh niên khiêng thầy cô xuống bệnh viện ngay. Đó là những năm tháng lăn lộn hạnh phúc khi mình còn là giáo viên dạy các điểm lẻ suốt từ năm 1998 - 2011".

Giờ đây, trên cương vị Hiệu trưởng một trường miền núi với 10 điểm trường lẻ nằm rãi dọc theo dãy Trường Sơn, thầy Phương cũng thấu hiểu nỗi vất vả của những giáo viên cắm bản.

"Hầu hết giáo viên cắm bản đều từ đồng bằng lên đây nên phải chấp nhận cuộc sống xa nhà, không có điện, sóng điện thoại thì lúc có lúc không. Rồi bất đồng ngôn ngữ, muốn nhờ bà con giúp gì cũng khó, từ công việc đến sinh hoạt.

Muốn vào điểm trường, giáo viên phải đi bộ, trèo đèo lội suối hàng giờ đồng hồ, cõng nặng ba lô trên vai. Trước đây, các điểm lẻ trường còn tạm bợ, lên đến nơi thấy mà tủi thân lắm, nơi ăn ở sinh hoạt thì sụp xệ...

Sự hy sinh lớn lao nhất của giáo viên vùng cao đó là tuổi thanh xuân. Hầu hết là giáo viên trẻ, mới ra trường.

Thời gian đẹp nhất của đời người đã dành trọn cho vùng khó khăn thì họ sẽ không còn nhiều lựa chọn cho chuyện tình cảm, xây dựng gia đình...", thầy Phương tâm sự.

Xin từ chén gạo đến cả... ngôi trường cho học sinh

Thấu hiểu những khó khăn, nhọc nhằn của học sinh vùng cao, từ những ngày còn là giáo viên cắm bản, thầy Phương đã kết nối với nhiều bạn bè có tấm lòng thơm thảo để giúp bữa cơm các em có thịt, có thêm chiếc áo để mặc ấm trong mùa động rét buốt...

Thầy Hiệu trưởng 21 năm đi xin từ đôi dép... đến cả ngôi trường cho học sinh - Hình 2


Vận chuyển vật liệu bằng bè vượt suối để xây dựng điểm trường lẻ Tăk Rối. Ảnh do NVCC

Điểm trường nào thiếu thốn bàn ghế, sách vở, nhu yếu phẩm... thì thầy lên mạng kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ.

"Bên cạnh những hỗ trợ vật chất trước mắt nhằm giải quyết khó khăn cho học sinh và giáo viên vùng cao thì về lâu dài phải xây dựng điểm trường kiên cố, chắc chắn.

Từ trước năm 2015, mình có đến 10 điểm trường lẻ tạm bợ. Cuộc sống sinh hoạt của giáo viên ở những điểm trường này rất kham khổ. Mọi thứ từ bàn ghế, phấn bảng, nhà ở cho giáo viên... đều tạm bợ, sập sệ".

Thầy Phương cũng chia sẻ suy nghĩ: "Làm thế nào để xóa hết các điểm trường tạm bợ khi nguồn ngân sách còn khó khăn? Nếu lúc đó, có ai nghĩ ra cách gì giúp thì dù cho mình không còn làm Hiệu trưởng nữa cũng chấp nhận".

Trao đổi với những người bạn trong câu lạc bộ "kết nối yêu thương" và những nhà hảo tâm, thầy Phương cùng mọi người bắt tay kêu gọi sự giúp đỡ để xóa điểm trường tạm bợ.

Những hình ảnh về sự khó khăn, vất vả của giáo viên ở các điểm trường lẻ đã khiến nhiều người xúc động. Những tấm lòng san sẻ gửi về đã giúp thầy Phương có đủ kinh phí để xóa dần những điểm trường lẻ tạm bợ.

"Đến đầu năm 2018 mình đã xoá toàn bộ 10 điểm trường tạm bợ, có chỗ học đàng hoàng, khang trang, có chỗ ăn ở sinh hoạt cho thầy cô đảm bảo. Đầu năm học 2019 - 2020 vừa qua, trường mới khánh thành một điểm trường lẻ Tăk Rối do nhóm "bạn thương nhau" và anh Bình Nam làm chủ nhiệm, kết nối với các nhà hảo tâm xây dựng rất khang trang và đẹp.

Sau mỗi ngôi trường tạm bợ được xoá đi và thay thế bởi ngôi trường mới khang trang, bạn sẽ không cảm nhận được sự hạnh phúc như thế nào đâu, rất hạnh phúc, rất ấm cúng", thầy Phương nói.

AN NGUYÊN

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
Nóng: Bắt giữ 3 nghi phạm trong vụ Liam Payne ngã lầu tử vong tại chỗ
13:56:54 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đám cưới ở TPHCM thuê mô hình robot khổng lồ tiếp khách gây xôn xao

Netizen

16:42:42 08/11/2024
Robot xuất hiện ở đám cưới tại TPHCM khiến cư dân mạng thích thú. Tuy nhiên đây chỉ là mô hình và hoạt động nhờ một người đứng bên trong di chuyển.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

Tin nổi bật

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Quang Vinh, Xuân Son khả năng không dự AFF Cup

Sao thể thao

16:25:44 08/11/2024
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant vẫn chưa có quốc tịch mới, trong khi tiền đạo Nguyễn Xuân Son không đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam trong năm 2024 theo quy định của FIFA.

Hàng chục hành khách nghi ngộ độc thực phẩm trên các chuyến bay từ Guam đến Nhật Bản

Thế giới

16:06:28 08/11/2024
Các hành khách có triệu chứng như nôn mửa, trong đó 14 người đã phải nhập viện ngay sau khi máy bay hạ cánh. Một số hành khách cho biết đã cảm thấy không khỏe trước khi lên máy bay.

Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe

Sao việt

15:42:44 08/11/2024
Đến nay, một nửa chặng đua tại cuộc thi Miss Universe đã trôi qua và đại diện Việt Nam - Hoa hậu Kỳ Duyên đang ngày càng nhận được nhiều điểm cộng.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.

'Red One': Màn giải cứu Giáng sinh dễ thương nhưng thiếu thuyết phục

Phim âu mỹ

15:35:03 08/11/2024
Red One (tựa tiếng Việt: Mật mã đỏ) được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện khi có sự tham gia của hai tài tử ăn khách - Chris Evans và Dwayne Johnson.

Em trai Phạm Băng Băng bị chê diễn dở đến mức muốn 'đuổi khán giả'

Hậu trường phim

15:31:49 08/11/2024
Nam ca sĩ, diễn viên gây thất vọng vì ánh mắt đờ đẫn, thường trợn tròn mắt hay nhướng mày ngơ ngác, cùng những biểu cảm gượng gạo, thiếu sức sống.

Nữ nhân viên ngân hàng lừa đảo 6 tỷ đồng đầu tư tiền ảo, công an tìm thêm bị hại

Pháp luật

14:50:49 08/11/2024
Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) thông báo tìm bị hại trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mượn tiền đáo hạn của một nhân viên ngân hàng trên địa bàn.

Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành: Sống vô gia cư, bị phạt vì ăn trộm

Sao châu á

14:05:43 08/11/2024
Cuộc sống của Lâm Tĩnh Ân đảo lộn hoàn toàn sau khi chồng cô, nhạc sĩ Lý Khôn Thành, qua đời. Cô rơi vào cảnh vô gia cư, bị đuổi khỏi khách sạn, lấy trộm đồ và bị phạt hành chính.