Chuẩn bị kịch bản tiêu thụ vải thiều
Ngày 26-4, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã đến làm việc tại Bắc Giang – tỉnh chiếm hơn 50% diện tích trồng vải cả nước – để kiểm tra tình hình sản xuất và kế hoạch tiêu thụ vải thiều.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh có hơn 28.000 ha trồng vải, sản lượng ước đạt hơn 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trong đó, diện tích vải chín sớm là 6.000 ha, sản lượng khoảng 45.000 tấn thu hoạch từ ngày 20-5 đến 5-6; còn lại là vải thiều chính vụ, sản lượng khoảng 115.000 tấn, thu hoạch từ ngày 10-6. Bắc Giang đã hoàn thành công tác chuẩn bị để xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản – thị trường mới mở trong năm nay.
Ngoài ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều. Theo đó, kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu tốt sang các thị trường truyền thống (như Trung Quốc) và các thị trường mới; kịch bản 2 là xuất khẩu được nhưng khó khăn và cuối cùng là không xuất khẩu được.
Vải thiều trồng ở khu vực Tây Nguyên chín sớm và đang được tiêu thụ nhiều ở TP HCM.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng vụ vải năm nay chịu tác động bởi dịch Covid-19 gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là xuất khẩu và thời tiết không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến chất lượng vải. Bộ trưởng lưu ý tỉnh Bắc Giang cần rà soát kỹ hơn các kịch bản tiêu thụ và kỹ thuật chăm sóc để có vụ vải được mùa, được giá.
Trong khi đó, đại diện Công ty Quản lý chợ đầu mối Hóc Môn (TP HCM) cho biết công tác hỗ trợ tiêu thụ vải phía Bắc đã thực hiện nhiều năm nên đã có kế hoạch sẵn. Chợ sẽ bố trí mặt bằng để các xe container lạnh chở vải có thể bán sỉ ngay tại container cho các thương nhân tại chợ cũng như khách để các giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Tại TP HCM, vải thiều trồng ở Tây Nguyên chín sớm được bán lẻ với giá 50.000 – 70.000 đồng/kg, bằng một nửa so với thời gian này năm 2019.
V.Ngọc
WB: Kinh tế các nước đang phát triển có thể suy giảm sâu hơn trong năm 2020
Các quan chức cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 24/4 đã cảnh báo rằng các nền kinh tế đang phát triển có thể chứng kiến tình trạng suy thoái sâu hơn dự kiến nếu hoạt động tiêu dùng và đầu tư không hồi phục nhanh chóng sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi xếp hàng bên ngoài một cửa hiệu ở Manila, Philippines ngày 11/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài đăng trên trang blog chính thức của WB, các quan chức cho biết kịch bản sơ bộ dự báo kinh tế ở các nước đang phát triển sẽ giảm 2% trong năm nay, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên ở các nền kinh tế này kể từ năm 1960 và đảo ngược so với mức tăng trưởng trung bình 4,6% suốt 60 năm qua.
Bà Ceyla Pazarbasioglu, Phó Chủ tịch của bộ phận Tăng trưởng công bằng thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), và ông Ayhan Kose, Giám đốc của bộ phận Triển vọng Phát triển, cho biết ngay cả khi các biện pháp kiểm soát dịch trong ba tháng qua có hiệu quả trong việc ngăn chặn đại dịch lây lan, các nhà đầu tư và hộ gia đình vẫn có thể còn nhiều lo ngại, hay thậm chí chuỗi cung ứng địa phương hoặc toàn cầu có thể không hồi phục.
Trong kịch bản như vậy, tác động của dịch bệnh đến sản lượng toàn cầu sẽ lớn hơn. Khi đó, các nền kinh tế đang phát triển sẽ trải qua một cuộc suy thoái sâu sắc hơn và có thể dẫn tới mức suy giảm gần 3%.
Theo đánh giá của WB, các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch COVID-19, vì họ thiếu hệ thống y tế đủ mạnh trong khi số lượng người dân đang trong tình trạng nghèo cùng cực lại lớn hơn. Do vây, các quan chức WB kêu gọi những quốc gia giàu có, các tổ chức và khu vực tư nhân nên đưa ra nhiều biện pháp hơn so với hiện tại để giúp các nước đang phát triển quản lý ứng phó với đại dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn chặn khủng hoảng khả năng thanh toán nợ của những nước này.
WBG và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cam kết chi ra những khoản hỗ trợ rất lớn để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng. Hồi tuần trước, Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã đồng ý đình chỉ yêu cầu thanh toán nợ song phương chính thức cho các nước nghèo nhất.
Song các tác giả cảnh báo nếu quy mô của các chính sách phản ứng không tương xứng với quy mô của cuộc khủng hoảng hiện nay, thiệt hại từ dịch bệnh sau này sẽ lại đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn nhiều.
Tính đến sáng ngày 25/4 (giờ Việt Nam) trang mạng chuyên về thống kê worldometers.com cho thấy thế giới đang ngày càng tiến gần hơn đến mốc 3 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2, khi có thêm tới hơn 100.000 ca nhiễm mới chỉ trong 24h. Số ca tử vong cũng gần chạm ngưỡng 200.000 người, tăng hơn 6.000 ca tử vong mới so với sáng qua. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng đang điều trị giảm nhẹ hơn 300 ca so với hôm qua, hiện còn 58.361 ca. Đã có 770.977 người khỏi bệnh.
H.Thủy
Hà Nội đề xuất chia lịch đi học trở lại thành 4 nhóm và 4 giai đoạn khác nhau Mới đây, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết sẽ phân chia làm 4 nhóm đối tượng và chia 4 giai đoạn cho học sinh đi học trở lại. Căn cứ vào tình hình kiểm soát dịch trên địa bàn TP Hà Nội, Sở GD-ĐT đã trình UBND thành phố một số kịch bản cho học sinh quay trở lại tập...