Chuẩn bị giáo viên cho năm học mới: Giải pháp tổng thể, dài hơi
Thực hiện phương châm: ‘Nơi nào có học sinh, nơi đó có giáo viên’, ngoài việc phân bổ chỉ tiêu hợp lý, các địa phương cần tuyển dụng đúng và đủ số lượng giáo viên; đồng thời tổ chức sáp nhập điểm lẻ phù hợp điều kiện thực tế.
Cùng với đó, quan tâm chăm lo đến chế độ, chính sách đội ngũ nhà giáo…
Ảnh minh họa Internet.
TS Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục ( Bộ GD&ĐT): Cần có lộ trình, giải pháp dài hơi
TS Vũ Minh Đức.
Tại Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, ngành Giáo dục các địa phương được giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 – 2026; riêng năm học 2022 – 2023 được giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Do năm học mới đã cận kề, để đảm bảo đủ giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ GD&ĐT đã có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, bổ sung cho năm học 2022 – 2023.
Tất nhiên, việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho cơ sở giáo dục ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.
Cùng với việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên, các địa phương cần chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và đồng bộ với giải pháp khác.
Video đang HOT
GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An: Tránh lãng phí nguồn nhân lực
GS.TS Thái Văn Thành.
Tỉnh Nghệ An thiếu hơn 7.800 giáo viên mầm non, phổ thông. Vì thế, chúng tôi rất phấn khởi khi có Quyết định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị, cùng với đó là Công văn của Bộ GD&ĐT về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định trên. Các văn bản trên đã tiếp thêm năng lượng tích cực cho đội ngũ thầy, cô giáo, cơ sở giáo dục để toàn ngành có thêm động lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới; trong đó có việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Năm học 2022 – 2023, Nghệ An được giao bổ sung khoảng 2.800 giáo viên. Chúng tôi tham mưu với UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các huyện, thành phố, thị xã. Tinh thần là ưu tiên những nơi thiếu giáo viên; nhất là vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.
Trên tinh thần đó, các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển dụng, sử dụng giáo viên theo quy định, đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Chúng tôi sẽ giám sát để việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên hiệu quả, hợp lý, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Cùng với vấn đề đội ngũ giáo viên, tỉnh Nghệ An cũng chú trọng sáp nhập các điểm lẻ về điểm trường chính, nhất là với cấp tiểu học nhằm thuận lợi cho việc dạy – học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; trong đó có môn Tin học, Ngoại ngữ…
Hiện, toàn tỉnh có hơn 1.400 điểm trường, chủ yếu rơi vào các huyện vùng núi cao. Theo kế hoạch, mỗi năm, các huyện sắp xếp khoảng 40 – 50 điểm lẻ về điểm trường. Chúng tôi sẽ làm thận trọng, từng bước để việc dồn dịch điểm trường thực sự hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai): Cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị
Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đặt mục tiêu: Đến năm 2025 tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, THCS trên 95%, THPT trên 60% và người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.
Để đạt được mục tiêu trên, trong 3 năm tới, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trước hết, ngành Nội vụ và các cấp chính quyền quan tâm đến đội ngũ giáo viên ở miền núi cả về số lượng, chất lượng và chế độ, chính sách.
Hiện nay, hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc đều thiếu giáo viên. Do vậy, một số địa phương chỉ ưu tiên mở các lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1. Có địa phương ưu tiên giáo viên để dạy cấp tiểu học và THCS. Điều này đặt ra vấn đề: Trẻ từ 0 đến 4 tuổi ở vùng sâu, vùng xa đối diện với nguy cơ khó có khả năng đến trường. Trong khi lộ trình giai đoạn 2022 – 2026 vẫn thực hiện tinh giản 10% trong đó có đội ngũ giáo viên.
Thực tế cho thấy, với số lượng biên chế thời điểm cuối năm 2021, ngành Giáo dục các tỉnh miền núi phải căng hết sức mới đảm trách được nhiệm vụ. Nếu tiếp tục cắt giảm 10% trong giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ học sinh chuyên cần, chất lượng phổ cập giáo dục miền núi, tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Mặt khác, do điều kiện kinh tế – xã hội của vùng còn khó khăn nên khả năng đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao tỷ lệ tự chủ tài chính, giảm số người hưởng lương từ ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực này không nhiều. Do vậy, đề nghị Chính phủ khi giao chỉ tiêu giảm biên chế trong giai đoạn tới không cào bằng tỷ lệ 10% đối với các tỉnh miền núi, vùng cao.
“Việc duy trì sĩ số học sinh của các lớp học, cấp học ở trường miền núi là nhiệm vụ quan trọng. Nếu chỉ riêng tuyên truyền, vận động của ngành Giáo dục và các thầy, cô giáo vẫn chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc của hệ thống chính trị tại các cơ sở thông qua công tác vận động, cơ chế giám sát và chế tài cụ thể; trong đó cần phát huy vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản và người có uy tín” – đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà bày tỏ.
PTT Vũ Đức Đam: Bộ trưởng GD&ĐT không quyết định được lương giáo viên
'Cần thông cảm cho ngành giáo dục, ngay cả Bộ trưởng GD&ĐT cũng không có thẩm quyền quyết định lương, biên chế giáo viên, trường lớp', Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng nay (12/8), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với kiến nghị của các địa phương và khẳng định mục tiêu tuyển đủ giáo viên là chính đáng. "Tuy nhiên, cần thông cảm cho ngành giáo dục, ngay cả Bộ trưởng GD&ĐT cũng không có thẩm quyền quyết định một số điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục như lương, biên chế, trường lớp", ông nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Theo Phó Thủ tướng, xã hội luôn quan tâm tới giáo dục, đó là điều may mắn nhưng cũng đi kèm nhiều áp lực. Mỗi người đều có trải nghiệm giáo dục cá nhân, nên đều muốn tiếng nói của mình được lắng nghe. Tuy nhiên, giáo dục hay bất kỳ ngành nào, muốn thay đổi hay cải cách phải gắn với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước.
Để góp phần ngăn chặn việc thiếu, thừa giáo viên cục bộ, Phó Thủ tướng cho rằng Bộ GD&ĐT cần chuyển biến nhanh hơn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nắm chắc thống kê nguồn lực của ngành. "Nắm được rồi thì phải cập nhật, có bộ phận xử lý thông tin. Bộ làm sao phải biết từng địa bàn có bao nhiêu trường, lớp, giáo viên, rồi kết hợp với dữ liệu về dân cư sẽ biết chỗ nào thiếu, thừa giáo viên, từ đó mới quy hoạch được", ông Đam nói.
Tính đến hết năm học 2020 - 2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và giáo viên mầm non các tỉnh vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cả nước cũng thừa cục bộ hơn 10.300 giáo viên ở từng cấp học.
Địa phương thiếu giáo viên
Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương cho biết, tỉnh hiện có 742 trường học (393 trường công lập, 349 trường ngoài công lập) với tổng số 527.102 học sinh các cấp học từ mầm non đến THPT, tăng thêm gần 30.000 em so với năm học 2021 - 2022.
Số học sinh tăng lên, số giáo viên nghỉ việc cũng tăng khiến ngành GD&ĐT tỉnh này đối mặt với khó khăn, thiếu trầm trọng người dạy. Dự kiến năm học tới, toàn tỉnh thiếu 3.102 giáo viên, nhiều nhất là giáo viên khối THCS với 1.305 người, cấp tiểu học cần 1.207 người, THPT cần 118 giáo viên, còn khối mầm non thiếu 465 giáo viên.
Về vấn đề thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT đã và đang tham mưu cho UBND tỉnh tuyển dụng thêm biên chế hoặc ký hợp đồng giáo viên để giải quyết tạm thời bài toán thiếu giáo viên. Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT có chính sách đặc thù cho tỉnh để thu hút được thêm giáo viên, phục vụ đủ số học sinh tăng thêm mỗi năm.
Đại diện Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng cho biết, năm học 2021 - 2022, tỉnh thiếu 8.968 giáo viên. Đến năm học 2022 - 2023, sẽ thiếu 10.276 giáo viên các cấp học (tỷ lệ thiếu 19%) theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Do đó, đại diện Sở GD&ĐT Thanh Hóa đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT phối hợp với các ngành liên quan, giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng.
Tỉnh cũng kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành xem xét lại chính sách thực hiện giảm biên chế (mỗi năm 2%) là không phù hợp với thực trạng biên chế sự nghiệp của tỉnh, đặc biệt là với ngành giáo dục.
Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết năm vừa qua tỉnh tuyển bổ sung được khoảng 2.800 giáo viên. Tuy nhiên, với nhu cầu khoảng 8.000, năm học 2022-2023 sắp tới, Nghệ An vẫn thiếu trên dưới 6.000 giáo viên. Ông đề nghị Bộ GD&ĐT, Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ khó khăn trên.
Ngày 2/8, Bộ đã gửi công văn tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo quyết định về biên chế các cơ quan đảng, mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị giai đoạn 2022-2026.
Theo quyết định này, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương khẩn trương tổ chức tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển giáo viên các môn học mới để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và ưu tiên tuyển giáo viên mầm non cho các trường ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Nghệ An: Ưu tiên tuyển dụng giáo viên hợp đồng khi được giao chỉ tiêu Việc bổ sung hơn 2.800 định biên ngành Giáo dục giúp Nghệ An từng bước giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Sở GD&ĐT tỉnh cũng đề nghị các địa phương ưu tiên giải quyết số giáo viên hợp đồng lâu năm và tuyển dụng giáo viên các môn học mới theo cơ cấu Chương trình GDPT 2018. Các địa phương...