Chưa thể tăng vốn cho “Big 4″
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu là kiến nghị của Chính phủ gửi tới Quốc hội về việc bố trí ngân sách nhà nước để tăng vốn cho nhóm “ Big 4″ ngân hàng có vốn nhà nước.
Chưa thể bố trí ngân sách nhà nước để tăng vốn cho nhóm “Big 4″
Tuy nhiên, khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, trong đó không có nội dung giải pháp tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank.
Tín dụng đang bị hạn chế
Trong báo gửi đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết các ngân hàng thương mại (NHTM) do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
NHNN giám sát chặt chẽ việc triển khai giải pháp cơ cấu lại của các NHTM nhà nước, kịp thời yêu cầu rà soát, điều chỉnh phương án phù hợp với thực tiễn hoạt động để khắc phục các tồn tại, yếu kém.
Đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của 4 NHTM nhà nước là Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV đạt 139.000 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018; tổng tài sản đạt 5.081 nghìn tỷ đồng, tăng 5,29%, chiếm 43,01% toàn hệ thống; cho vay thị trường 1 đạt 3.652 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,9%.
Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết việc mở rộng tín dụng của các NHTM nhà nước đang bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ của các ngân hàng này chậm tăng trưởng, đặc biệt là đối với Agribank và VietinBank.
Hiện, Agribank còn 100% vốn nhà nước, đang xúc tiến kế hoạch cổ phần hóa. VietinBank đến nay đã sử dụng hết các giới hạn về tăng vốn như tỷ lệ sở hữu nhà nước đã giảm tối đa, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được lấp đầy.
Trong khi đó, Vietcombank và BIDV đã lần lượt tăng vốn điều lệ thành công trong thời gian gần đây; đặc biệt là BIDV vừa thực hiện chào bán xong 15% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và thu về khoản thặng dư lớn cùng vốn điều lệ tăng thêm.
Do đó, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: “Để tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM nhà nước, bảo đảm thực hiện đúng các quy định về tỷ lệ an toàn, đáp ứng mức đủ vốn theo chuẩn mực vốn Basel II, NHNN đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính xử lý vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, NHNN cũng tập trung chỉ đạo Agribank và các đơn vị liên quan nghiên cứu, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về các quy định pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Agribank và đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo, đề xuất việc xử lý tài chính đặc thù liên quan đến cổ phần hóa Agribank”.
Video đang HOT
Cũng theo Thống đốc NHNN, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ của NHTM nhà nước nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của các ngân hàng này trên thị trường tài chính tiền tệ thời gian qua gặp nhiều khó khăn.
“Tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các ngân hàng này là khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II trong khi nguồn lực Nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các ngân hàng này cũng hết sức hạn chế”, ông Lê Minh Hưng cho hay.
Chưa có hướng tăng vốn
Từ thực tế hiện nay, NHNN đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa Nghị quyết số 25/2016/QH14, Nghị quyết số 26/2016/QH14, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 hoặc ban hành một Nghị quyết mới theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước.
Theo các nghị quyết trên, trong trung hạn từ 2016-2020 không bố trí ngân sách nhà nước để tăng vốn tại các NHTM nhà nước. Đây cũng là khoảng thời gian mà NHNN cũng như các NHTM nhà nước nhiều lần có kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong tăng vốn điều lệ nhưng chưa được đáp ứng.
Trước khi lấy ý kiến biểu quyết Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã báo cáo về đề nghị bổ sung giải pháp tăng vốn điều lệ cho các NHTM có vốn nhà nước.
Theo ông Thanh, quá trình góp ý dự thảo nghị quyết có ý kiến đề nghị bổ sung giải pháp tăng vốn điều lệ cho các NHTM có vốn nhà nước vào dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc tăng vốn điều lệ cho các NHTM có vốn nhà nước là việc hệ trọng, đang được thẩm tra, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy trình. Do vậy, xin chưa thể hiện nội dung trên trong dự thảo nghị quyết.
Liên quan đến nội dung này, tại cả hai kỳ họp Quốc hội trong năm nay, NHNN đều kiến nghị cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho 4 NHTM có vốn nhà nước.
Theo Huyền Anh/thoibaokinhdoanh.vn
"Soi" kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 của 4 ông lớn ngân hàng
Kết thúc 9 tháng năm 2019, sự cách biệt ở một số khía cạnh giữa Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank ngày càng lớn.
Tuy các ngân hàng tư nhân đang lớn lên rất nhanh nhưng nhóm 4 NHTM nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank vẫn luôn có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường.
Những năm về trước, Agribank được xem như "anh cả" trong hệ thống. Tuy nhiên với việc sớm cổ phần hóa, 3 ngân hàng còn lại là BIDV, VietinBank, Vietcombank đã bứt tốc rất nhanh. Dù quy mô vẫn là người đứng đầu nhưng về kết quả kinh doanh thì Agribank đang phải cạnh tranh gay gắt.
9 tháng năm 2019, 4 "ông lớn" ngân hàng ra sao?
Quy mô tài sản vượt 1 triệu tỷ
Tổng tài sản hiện nay của cả 4 ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank đều đã vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản của 4 nhà băng chiếm tới 43% hệ thống tổ chức tín dụng cho thấy sức ảnh hưởng rất lớn của nhóm ngân hàng này.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng; Agribank đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng; Vietinbank đạt 1,2 triệu tỷ đồng; Vietcombank hơn 1,15 triệu tỷ đồng.
Trong 4 ngân hàng, Agribank đang có dư nợ cho vay và huy động tiền gửi khách hàng lớn nhất, đều đã vượt trên 1 triệu tỷ đồng. Theo sau lần lượt là BIDV, VietinBank, Vietcombank.
So với 3 ngân hàng còn lại, Vietcombank là ngân hàng có lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất, cho thấy được lợi thế về nguồn vốn giá rẻ của nhà băng này - một trong những yếu tố giúp cải thiện biên lợi nhuận.
"Quán quân" nợ xấu
Tại ngày 30/9, nợ xấu nội bảng của BIDV là 22.436 tỷ đồng, tăng 19,3% so với đầu năm. Đáng chú ý, trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 giảm thì nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng tới 70% lên 12.194 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của BIDV tăng từ 1,90% hồi đầu năm lên 2,09% cuối tháng 9.
Với Vietcombank, 9 tháng đầu năm nợ nhóm 3 tăng 23% so với đầu năm, lên mức 843 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 lại giảm 44% so với đầu năm. Đặc biệt, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại tăng vọt 136% khi chiếm 4.578 tỷ đồng. Tổng nợ xấu tăng 20% so với đầu năm, ở mức 7.424 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu 1,18%, tăng so mức 1,14% của đầu kỳ.
Tại Vietinbank, nợ xấu nội bảng tại ngày 30/9 là 14.066 tỷ đồng, tăng 2,7% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm từ 1,58% xuống 1,56%. Riêng Agribank, hiện chưa công bố báo cáo tài chính quý 3.
Có thể thấy, 9 tháng năm nay, tỷ lệ nợ xấu của BIDV, Vietcombank đều tăng. Chỉ riêng Vietinbank giảm xuống còn 1,56%. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu của BIDV cao nhất với 2,09%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank thấp nhất, dưới 1,18%
Nợ xấu 4 "ông lớn" ngân hàng. Nguồn: Hà Phương tổng hợp.
Vốn giá rẻ của 4 ngân hàng sụt giảm
Tính đến cuối tháng 9, quy mô tiền gửi thanh toán của Kho Bạc nhà nước (KBNN) tại Vietcombank giảm từ mức gần 87.096 tỷ đồng vào cuối năm 2018 xuống còn hơn 74.582 tỷ đồng.
Tại BIDV, tiền gửi không kì hạn của KBNN giảm mạnh từ 19.432 tỷ đồng xuống còn 5.298 tỷ đồng trong khi tiền gửi có kì hạn lại tăng từ 51.000 tỷ đồng lên 63.250 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm.
Khoản tiền gửi (không rõ kì hạn) của Bộ Tài chính tại BIDV cũng giảm mạnh từ 24.163 tỷ đồng xuống còn hơn 15.662 tỷ đồng.
Đối với Vietinbank, vào cuối tháng 9 ghi nhận tăng trưởng 19% tiền gửi KBNN, tăng khoảng 11.500 tỷ đồng. Vietinbank không công bố thông tin chi tiết số dư tiền gửi theo kì hạn nên không rõ việc chuyển dịch giữa tiền gửi không kì hạn và có kì hạn tại đây.
Riêng Agribank, hiện vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý 3. Theo số liệu bán niên, lượng tiền gửi của KBNN tại đây cũng đã giảm từ 48.739 tỷ đồng tại cuối năm 2018 xuống còn 45.182 tỷ đồng vào ngày 30/6.
Hà Phương
Theo Doanhnghiepvn.vn
Phát triển ngân hàng Việt: Quy mô hay tốc độ? Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng năm 2030 đã đặt ra mục tiêu 1-2 ngân hàng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực về tổng tài sản vào năm 2020. Mục tiêu nói trên xem ra khó có thể thành hiện thực, nếu các ông lớn ngân hàng quốc doanh vẫn gặp...