Chưa giải ‘bài toán’ sĩ số lớp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng nên kỳ vọng nhiều
Bộ GD&ĐT đang kỳ vọng giáo dục nước nhà sẽ chuyển mình khi đặt ra một số chương trình mới, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, trước hết, Bộ hãy giải bài toán sĩ số để đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh.
Để nâng chất lượng giáo dục, cần đảm bảo quyền lợi học tập đúng tiêu chuẩn cho học sinh.
Liên quan tới việc Hà Nội hiện nay còn nhiều lớp có trên 55 học sinh, trao đổi với PV Gia Đình Mới, bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIV cho rằng, trước khi nghĩ tới việc đổi mới, cải cách giáo dục, Bộ nên quan tâm đặc biệt tới bài toán sĩ số học sinh trong 1 lớp của những trường ở Hà Nội vượt quá quy định của Bộ GD.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An.
Hiện nay sĩ số lớp quá đông, việc dạy và học cực kỳ vất vả mà Bộ GD&ĐT vẫn đưa ra chương trình đổi mới, rồi những kỳ vọng thì có lẽ, Bộ nên thực tế hơn. Không nên cứ áp các chương trình rồi các con số mục tiêu vào các trường, vào những thầy cô giáo và học sinh. Bởi như vậy sẽ gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cho việc dạy và học tại các trường.
Video đang HOT
Bà An nêu quan điểm: Để mong đạt được thành tích của thầy và trò các trường, Bộ GD&ĐT cần đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh và việc giảng dạy cho giáo viên. Đó là quyền lợi được dạy và học trong môi trường đúng tiêu chuẩn, đúng quy định.
Đây là vấn đề trước nhất và quan trọng mà Bộ GD&ĐT cần xem xét. Bởi, để giáo viên dạy tốt, học sinh tiếp thu bài nhanh thì trước tiên, cơ sở vật chất của nhà trường cần đáp ứng được môi trường dạy và học.
Quyền lợi của học sinh được học 35 em/học sinh sẽ khác hẳn các cháu phải học trong lớp có tới 60 học sinh. Số lượng học sinh đông ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Mỗi lớp học bậc Tiểu học chỉ được phép có số lượng không quá 35 học sinh.
Do đó, nếu chưa giải bài toán sĩ số lớp hiện nay ở Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội phải chấp nhận thực trạng giáo dục chỉ dậm chân tại chỗ. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, song song với việc thực hiện những đổi mới, cơ quan quản lý cần có biện pháp để tách lớp theo đúng quy định số học sinh của Bộ.
Bà Nguyễn Thị An lý giải, sở dĩ có hiện tượng việc sĩ số đông hầu như xuất hiện ở các trường có chất lượng cao, các lớp chọn, lớp nâng cao… Một phần nguyên nhân do cơ sở vật chất của nhà trường, song một phần cũng do tâm lý phụ huynh muốn con được theo học ở những trường “điểm” nên đôi khi “bơ” những trường đúng tuyến để “với” sang trường trái tuyến.
Do đó, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cần chỉ đạo các trường cần thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh, hạn chế tối đa tình trạng chọn trường chọn lớp.
Đồng thời, cần tập trung nâng cao chất lượng giáo viên của tất cả các trường trên địa bàn Thủ đô. Khi đó, tình trạng chọn trường, chọn lớp cũng sẽ giảm đi khi phụ huynh yên tâm cho con học tại các trường “đúng tuyến”.
Theo khảo sát mới nhất của Ban Văn hóa xã hội (HĐND TP Hà Nội) đầu năm học 2018 – 2019, Hà Nội hiện có 7 trường có sĩ số trên 60 học sinh/lớp (3 trường mầm non và 4 trường Tiểu học), hơn 30 trường có sĩ số 50 – 55 học sinh/lớp.
Ở những trường này, cả Ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh đều trăn trở, lo lắng làm sao có thể giảm số lượng học sinh theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chất lượng dạy và học cho học sinh Thủ đô, gặt hái thành tích của ngành Giáo dục Hà Nội.
Bởi Bộ GD&ĐT luôn kỳ vọng vào sự chuyển mình của ngành giáo dục nước nhà. Mới đây nhất là Bộ dự kiến thực hiện chương trình thay sách giáo khoa tổng thể, mong muốn chất lượng giáo dục được nâng lên.
Theo giadinhmoi
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì về việc nhận số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều nhất?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chiều 25-10 đã trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội ngay sau khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ chức vụ do Quốc hội (QH) bầu hoặc phê chuẩn đã được QH công bố chiều nay 25-10, đứng đầu về số phiếu "tín nhiệm thấp" là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ với 137 phiếu. Ông Phùng Xuân Nhạ được 140 phiếu tín nhiệm cao và 194 phiếu tín nhiệm.
Trả lời báo chí bên hành lang QH ngay sau khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết ông chân thành cảm ơn các vị đại biểu QH và đông đảo cử tri cả nước đã luôn đồng hành, chia sẻ với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết cho ngành giáo dục. "Thực tế, giáo dục có liên quan đến từng người, từng nhà, nên rất được xã hội quan tâm. Có những vấn đề mà ngành giáo dục không thể giải quyết ngay được mà cần phải có thời gian" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Vì vậy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận: "Tôi coi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là động lực để bản thân tôi và toàn ngành cố gắng hơn nữa, có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa, để đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng và của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm ông cảm thấy có thêm nhiều động lực từ sự chia sẻ của QH bởi đúng như tinh thần nghị quyết của QH đã chỉ rõ việc lấy phiếu tín nhiệm là nhằm giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
"Trong thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo sẽ lựa chọn một số việc có trọng tâm, trọng điểm để triển khai có hiệu quả" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Theo nld.com.vn
"Xử phạt giáo viên bằng tiền sẽ gây tâm lý chán nản, ức chế" Việc quy mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như các lỗi chửi, đánh học sinh,... ra tiền phạt đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, bắt đầu được lấy ý kiến từ ngày 28/9....