Chữa cảm cúm hiệu quả với mùi tàu
Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 – 50 cm.
Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai. Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, nên có mùi thơm. Rau mùi tàu chứa nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C.
Cây mọc hoang và trồng bằng hạt nơi ẩm ướt. Để làm thuốc dùng toàn cây rau mùi (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm. Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Bài 1: Chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người.
Bài 2: Chữa cảm mạo: Mùi tàu khô 10g, cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào ấm với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Video đang HOT
Hoặc có thể lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu.
Bài 3: Chữa hôi miệng: Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.
Bài 4: Chữa đầy hơi, bụng ậm ạch do ăn nhiều đạm: Rau mùi 50g, gừng tươi 3 lát đập giập. Tất cả rửa sạch sắc với 500ml nước, đến khi còn 200ml chia làm 2 lần, uống nóng, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Dùng liền 3 ngày.
Bài 5: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy mùi tàu, cỏ mần trầu, rau ngổ, mỗi thứ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5 – 10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.
Để bài thuốc phù hợp với thể trạng của từng người mới có hiệu quả thì người bệnh cần được bắt mạch kê đơn ở cơ sở y tế có uy tín.
BS Nguyễn Thúy Anh
Sức Khỏe & Đời Sống
Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng với cây đại ngải
Theo y học cổ truyền, cây đại ngải có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ.
Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt, người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông.
Cây ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 7 - 8. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và mùa thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô.
Theo y học cổ truyền, cây đại ngải có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Có công dụng trị thấp khớp, đòn ngã tổn thương, sản hậu đau lưng; đau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh; cảm mạo,... Dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt, ghẻ ngứa, lấy lá giã đắp hoặc nấu nước tắm. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau.
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa ho do cảm mạo: Lá đại ngải 200g, củ sả 100g, trần bì 50g, lá chanh 50g, rễ thủy xương bồ 100g, rễ cà gai leo 100g. Tất cả rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ cho vào ấm đổ nước ngập sắc còn khoảng 200ml, cho nước thuốc ra, đổ thêm 300ml nước sắc còn 200ml, trộn lẫn 2 lần nước thuốc. Ngày uống 40ml, chia làm 3 lần, uống thuốc còn ấm. Dùng liền 5 ngày.
Cây đại ngải
Bài 2: Chữa đầy bụng, khó tiêu do thức ăn sống, lạnh: Lá đại ngải 30g tươi sắc với 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống 3 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị thấp khớp: Đại ngải (thân, rễ) khô 20g, thiên niên kiện 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g. Tất cả đổ 700ml nước sắc còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng 10 - 15 ngày.
Bài 4: au bụng kinh: Rễ đại ngải 30g, ích mẫu 15g, sắc uống. Đổ 800ml nước sắc còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước chu kỳ kinh 10 ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 5: Chữa ghẻ nước: Lá đại ngải tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi.
Bài 6: Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng: Dùng 5 -12g lá đại ngải tươi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông cho ra mồ hôi, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu như lá sả, bưởi, cam, tre... mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi để xông. Xông ở nơi kín gió trước, trong và sau khi xông phải lau khô mồ hôi... Có thể xông từ 2 - 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ.
Theo VNE
Trẻ nằm điều hòa 29 độ C là chuẩn Theo bs Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó giám đốc BV Nhi TƯ), mức nhiệt điều hòa người lớn thấy nóng thì đối với trẻ là vừa. Một độc giả tâm sự về quan điểm Con 4 tháng, dại mới bật điều hòa: "Mấy hôm nay, nhiệt độ có những hôm cao điểm lên đến gần 40 độ, thậm chí ngay cả khi bật...