Chưa biết bắt đầu mua hàng thùng từ đâu thì hãy đọc 5 kinh nghiệm của cô nhân viên văn phòng tại Sài Gòn, đảm bảo mua 10 dùng được cả 10 mà còn độc lạ
Với kinh nghiệm mua quần áo hàng thùng nhiều năm, Cyn muốn chia sẻ với mọi người, nhất là những ai mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng đồ si để tránh những bước dò dẫm ban đầu như cô bạn cũng từng gặp phải.
Cô gái Việt với nickname thường gọi Cyn, hiện đang là nhân viên văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh lại có duyên với hàng thùng (hay đồ si) bởi lý do chẳng giống ai “bị lôi kéo bởi bạn bè”.
Từ khi lên đại học, Cyn đã bắt đầu lang thang cùng cô bạn thân tới các chợ đồ si ở Sài Gòn mua sắm. Từ chỗ thấy khó chịu, nắng nôi, mất thời giờ dần Cyn thấy mình được nhiều hơn mất.
Bỗng tự dưng một ngày, phát hiện tủ đồ của mình ngày càng chất lượng hơn, lúc đó Cyn mới phát hiện mình yêu đồ si mất rồi.
Thời gian đầu mới lượn lờ thăm thú, tìm hiểu về đồ si, thấy gì đẹp, cái gì rẻ cũng vơ hết. Cyn vơ vô tội vạ vì theo cô bạn “hàng si hiếm gặp lại” nên không được bỏ lỡ. “ Cứ vơ hết như vậy, về nhà mới nhận ra nhiều cái nó tả tơi, hoặc không lỗi gì nhưng vải siêu xấu. Hoặc chỉ do u mê nhất thời chứ bản thân mặc vào lại chẳng hề hợp lý chút nào“, Cyn cho biết.
Dần dà có kinh nghiệm hơn, Cyn có cách chọn đồ si hoàn toàn khác. Phải vơ hết 1 lượt những chiếc trông hơi ưng mắt, xong bỏ ra ngồi lựa lại 1 lần thì mới tránh được cảnh mua nhầm, mua phí. Cũng từ những sai lầm ban đầu này mà Cyn nghĩ rằng, phải chia sẻ với mọi người kinh nghiệm của bản thân, nhất là những ai mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng đồ si để tránh những bước dò dẫm ban đầu như cô bạn cũng từng gặp phải.
1. Nên chọn đồ độc đáo
Video đang HOT
Cái hay của đồ si chính là sự độc đáo, khác biệt. Chính vì thế, đi chợ đồ si bạn cần lựa chọn sản phẩm thật độc đáo, càng độc càng tốt. Dù chất vải có thể bình thường một chút, lỗi nho nhỏ có thể xử lý được đều có thể lấy.
Thậm chí với Cyn những lỗi không thể xử lý được mà không ảnh hưởng tới mỹ quan và tổng thể của sản phẩm vẫn nên vơ tuốt về.
2. Chất vải
Điều thứ hai khi mua đồ si là nên chọn chất vải đẹp, thật thích. Nếu chất mỏng mát thì nên dùng tay sờ các đường may, kiểm tra kĩ. Soi sản phẩm dưới ánh sáng xem vải có bị cũ, loang lổ hay không. Còn nếu chất dày dặn thì phải để ý độ dày xem có phù hợp với thời tiết và nhiệt độ của Việt Nam hay không.
Còn nếu vải quá dày hãy suy nghĩ vào mục đích sử dụng cho sản phẩm: Bạn dùng nó vào khi nào, có hiệu quả hay không? Nếu trả lời được thì hãy nên mua. Theo kinh nghiệm của Cyn, có những chiếc chất vải mềm, dày dặn hoặc mịn mát mềm thì ưu tiên mua vì mặc bền theo thời gian lại mang cảm giác đắt tiền, sang chảnh.
3. Size số
Khi mua đồ si, việc ướm và đo size số là rất quan trọng. Áo thì có oversize tí cũng không sao, nhưng quần váy nếu quá khổ thì phải xem form lúc đi sửa có bị mất dáng không.
Nếu nó quá đẹp mà rộng hãy cố gắng nghĩ cách xử lý từ sửa lại, tới ăn gian bằng phụ kiện. Nếu nghĩ mãi mà vẫn không thể thì không nên mua vì về cũng chắc chắn không mặc được.
4. Ưu tiên những “em basic”
Mua đồ si đôi lúc không chọn được đồ độc lạ vì thiếu may mắn, nhưng đừng vội buồn. Bạn có thể chọn các em basic đơn giản, vừa dễ kiểm tra lỗi, lại dễ phối khi mặc.
Mấy em basic này nên lựa hàng của Hàn hoặc những nước châu Âu và những nước xa lắc lơ không biết tên, hạn chế chọn hàng Nhật hay Mỹ vì hàng của các nước này rất nhanh tã.
Nên ưu tiên form áo lạ, rồi tới màu lạ, rồi tới chất vải đẹp, còn không hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi mua.
5. Chọn sản phẩm có thương hiệu
Có thương hiệu cũng là điểm mua hàng được Cyn lưu ý. “ Tất nhiên nhiều chiếc vừa có thương hiệu vừa đẹp long lanh thì ôi thôi sướng hơn bắt được vàng rồi, nhưng phần nhiều những chiếc đẹp thật sự thì người bán lấy trước nâng giá cao rồi, may mắn sót được vài em“, cô nàng này cho biết.
Nên chọn thể loại vải dày dặn như khoác jacket, jeans…, nhiều chiếc còn không có nhãn mác gì những đẹp miên man rụng rời.
“ Phải đi chợ đồ si, lựa ngày nắng chang chang mới thấm lựa đồ mệt đến mức nào. Đảo không biết bao nhiêu là nơi, ngồi thỏm giữa đống đồ lựa tới lựa lui nhiều lúc bỏ lại gần hết, bụi vải bụi đường rồi ti tỉ thứ nhưng vơ được chiếc nào đẹp là mừng như trẩy hội. Chính vì thế, không chỉ đồ si mà không khí khi lựa đồ, cảm giác mua được đồ ưng ý cũng làm mình tê dại nữa“, Cyn cho biết.
Chúng ta hãy tôn trọng nhau anh nhé
Em luôn nghĩ mọi chuyện trên đời đều nhờ vào chữ duyên và tình yêu cũng không ngoại lệ.
Em 29 tuổi, sinh ra và lớn lên ở tỉnh nhỏ thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Em là nhân viên văn phòng tại Sài Gòn và đang học thêm tiếng Anh để có thêm những cơ hội mới. Ngoại hình bình thường, gia đình và bạn bè thường nói em có nụ cười tươi. Tính cách hướng nội, yêu thích những điều đơn giản và nhẹ nhàng, thích nghe hoặc đọc sách, trồng hoa, đi bộ, đánh cầu lông và tập yoga. Em là fan của chú Nguyễn Nhật Ánh từ khi là cô trò nhỏ; biết nấu một số món ăn đơn giản và đặc biệt yêu thích những chú mèo nhỏ xinh.
Mong gặp được chàng trai chu đáo, hiền lành, trách nhiệm và cùng quan điểm sống. Bất cứ mối quan hệ nào trong cuộc sống, tôn trọng lẫn nhau giúp mối quan hệ luôn bền vững. Tình yêu cũng vậy, tôn trọng sẽ giúp gắn kết và thấu hiểu nhau hơn. Cuộc sống có những lúc thanh thản, cả những lúc khó khăn nhưng em tin chúng ta cùng cố gắng, tôn trọng, tin tưởng và đồng hành thì sẽ vượt qua và cùng nhau đi đến cuối cuộc đời.
Sài Gòn bắt đầu vào mùa mưa. Những cơn mưa bất chợt thường khiến mọi người tâm trạng hơn. Em viết dòng tâm sự này khi ngoài trời đang mưa, hi vọng sẽ được cùng anh cà phê cuối tuần và ngắm mưa.
Mẹ Lâm Đồng làm lều vải chưa đến 200 nghìn cho con, bé chơi cả ngày không biết chán Chị Sa cũng chia sẻ chi tiết cách làm lều cực đơn giản cho các bà mẹ, nếu yêu thích mọi người đều có thể tự làm. Xuất phát điểm là một nhân viên văn phòng, thế rồi tình cờ, chị Nguyễn Thị Kim Sa (sinh năm 1985, Đà Lạt, Lâm Đồng) biết đến may vá qua một workshop được tổ chức ở...