“Chữ Việt Nam song song 4.0″: Đừng để con cháu không đọc được di chúc

Theo dõi VGT trên

Chữ Việt Nam song song 4.0″ đương đầu với sóng gió trong phiên thảo luận, các chuyên gia phản biện nhiều khẳng định thiếu căn cứ, mâu thuẫn.

Chữ Việt Nam song song 4.0: Đừng để con cháu không đọc được di chúc - Hình 1

Ngày 20/12, viện Ngôn ngữ học (viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh ngôn ngữ học thế giới và khu vực”.

Hội thảo diễn ra phiên toàn thể và những phần thảo luận được chia theo 5 tiểu ban với nội dung thuộc các vấn đề: Ngôn ngữ học lý thuyết; Ngôn ngữ – Văn hoá; Ngôn ngữ học xã hội và liên ngành; Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, phương ngữ và lịch sử tiếng Việt và Ngôn ngữ học ứng dụng.

Phản biện thiếu căn cứ, đầy mâu thuẫn

Một trong những phần thảo luận đáng chú ý tại hội thảo, chính là về công trình nghiên cứu “Chữ Việt Nam song song 4.0″ của nhóm tác giả Kiều Trường LâmTrần Tư Bình, vốn đã “gây bão” trong dư luận từ tháng 4/2020.

Sau phần thuyết trình của tác giả Kiều Trường Lâm, các chuyên gia ngôn ngữ học phản biện và đánh giá những khía cạnh của báo cáo.

Chữ Việt Nam song song 4.0: Đừng để con cháu không đọc được di chúc - Hình 2

Ông Kiều Trường Lâm – Đồng tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0″ trình bày báo cáo trong hội thảo.

Mở đầu phần trao đổi, chuyên gia Nguyễn Đức Hoàng bày tỏ: “Việc cấp bản quyền cho bộ chữ mới của “Chữ Việt Nam song song 4.0″ là chuyện bình thường. Bản thân tôi cũng từng sử dụng những ký tự theo định nghĩa của riêng mình nhằm mục đích tốc ký, nếu tôi xin phép thì chuyện cấp bản quyền sáng tạo cũng chẳng mấy khó khăn. Bây giờ, ai muốn tốc ký theo quy định nào là quyền của mọi người. Vấn đề sáng tạo là của tác giả, còn vấn đề ai dùng thì để thời gian chứng minh tất cả!”.

Chữ Việt Nam song song 4.0: Đừng để con cháu không đọc được di chúc - Hình 3

Chuyên gia Nguyễn Đức Hoàng (bên trái) và PGS.TS Phạm Văn Tình.

Có mặt tại phiên thảo luận, người được biết đến với tư cách tác giả của Vietkey, TS. Đặng Minh Tuấn (học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông) cũng đưa ra những chất vấn đến nhóm tác giả: “Bài của tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình tôi có quan tâm và đã viết một bài đánh giá. Trong bài viết của hai tác giả, đã có một số khẳng định như sau: Chẳng hạn, khẳng định bộ gõ 4.0 đưa vào khoa học tự nhiên đưa vào kiểu gõ, vậy tôi không rõ khoa học tự nhiên ở đây là gì và mối liên hệ giữa khoa học tự nhiên với chữ Việt Nam “siêu nhanh” 4.0 là gì?

Video đang HOT

Thứ hai, khẳng định là giúp trẻ em học tốt hơn, phản ứng não tốt hơn, tăng khả năng tiếp thu trong tương lai, học tốt hơn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ. Đối với khẳng định này, tôi cũng thấy hoàn toàn mang tính chủ quan, chưa thấy có nghiên cứu cụ thể.

Chữ Việt Nam song song 4.0: Đừng để con cháu không đọc được di chúc - Hình 4

TS. Đặng Minh Tuấn.

Khẳng định thứ ba, chính sự phân chia này mã hóa cho trí tuệ nhân tạo AI, mã hóa hàng tỷ văn bản. Tôi cho rằng khẳng định này là thiếu căn cứ, tác giả chưa nói rõ công nghệ AI là gì? Ở đây, nhóm tác giả gắn công nghệ mã hóa AI vào chữ viết 4.0 chưa thấy có căn cứ cụ thể. Khẳng định thứ tư trong bài viết, khuyến cáo sử dụng bộ gõ chữ viết song song 4.0 vào các tài liệu mật của quốc gia. Tôi được biết, các văn bản mật, theo pháp luật, phải sử dụng các thuật toán mã hóa của ban cơ yếu và có độ dài khóa theo quy định. Chính vì vậy, không thể khuyến cáo sử dụng bộ gõ không phù hợp”.

Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS Hoàng Dũng – chuyên gia ngôn ngữ học (trường đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh) – cho biết: “Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của tác giả Đặng Minh Tuấn. Khi tôi phản biện báo cáo này, tôi đồng ý với những nhận định như sau: Việc đưa chữ Việt Nam song song thay đổi tiếng Việt thì không cần thiết. Nhưng nhóm tác giả này trình bày là chữ viết song song, người nào thích thì dùng, điều này là hoàn toàn tự do.

Tuy nhiên, về mặt khoa học, nhóm không thuyết phục được tôi, gồm hai vấn đề. Một là về kỹ thuật máy tính, tác giả nói sẽ ứng dụng vào mã hóa, không ai đi mã hóa một thứ đơn giản. Mã hóa là một chuyện khoa học, có khi phải cho máy chạy cả năm còn chưa biét có giải mã được không; trong khi, bộ chữ này quá đơn giản, chỉ như “trò trẻ con”. Và bản thân điều này cũng mâu thuẫn với nội dung mà tác giả trình bày, rằng gõ kiểu này thì đưa vào máy bung ra rất nhanh, nếu như vạy thì làm sao có bảo mật?

Chữ Việt Nam song song 4.0: Đừng để con cháu không đọc được di chúc - Hình 5

PGS.TS Hoàng Dũng.

Bên cạnh đó, về mặt ngôn ngữ học cần nhiều điều để nói. Ví dụ như chữ “q” thay thế cho cụm “qu”, rồi quân với huân là khác vần, dạy trẻ con là rất khó. Vậy nên theo báo cáo, tính ứng dụng là rất nhanh nhưng tôi không biết có nhanh thật không. Ngay trong báo cáo, những điều tóm tắt không được trình bày ở trên, không hề trình bày thực nghiệm trước đó, lấy gì mà kết luận, tóm tắt? Hoặc, sự phân biệt về chữ nguyên âm và phụ âm là hoàn toàn lẫn lộn hết cả. Toàn bộ kiến thức ngữ âm không áp dụng được vào đây, muốn viết được, phải quên hết…”.

“Không phải đi tìm độc giả khen mình, điều đó không khó, cho dù tôi có viết không hay, vẫn kiếm dược ít nhất 100 người khen. Vậy nên, có người khen không quan trọng. Quan trọng là phải chứng minh được không mâu thuẫn trong phạm vi về mặt lý thuyết và áp dụng trong thực tiễn, có những thông số chứng minh” – PGS.TS Hoàng Dũng nhấn mạnh.

Đừng để con cháu không đọc được chữ của cha ông

PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn – nguyên Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, trường đại học Khoa học, Xã hội & Nhân văn (đại học Quốc gia Hà Nội) – đánh giá: “Quan điểm của tôi là tôn trọng sản phẩm của cá nhân tác giả, nhưng về mặt ứng dụng và tham vọng làm việc thì không được. Nhóm tác giả nếu có ý định thay thế tiếng Việt là bất khả thi, xét về mặt ngôn ngữ học cũng như về mặt xã hội, pháp lý thì điều đó là bất khả thi, sẽ sinh ra rất nhiều hệ lụy khác. Về mặt ứng dụng thông tin cũng không thể ứng dụng được. Vì vậy, chỉ có thể thu hẹp phạm vi, có thể dùng về mặt cá nhân, tốc ký, hoặc viết nhật ký hay dùng như mật mã trong một ngánh nghề nào đó thì có thể sử dụng.

Còn nếu tham vọng lớn quá, coi đây là sản phẩm cả đời của mình, cống hiến cho Tổ quốc thì không thể. Tôi biết tác giả đã theo đuổi hàng chục năm nay với công trình này rồi, nhưng đứng về mặt khoa học, tôi mong tác giả nên cân nhắc lại, để định hướng lại, giới hạn phạm vi, đầu tư vào việc khác thì hơn”.

GS.TS Vũ Đức Nghiệu – khoa Ngôn ngữ học, trường đại học Khoa học, Xã hội & Nhân văn (đại học Quốc gia Hà Nội) – cũng đồng tình với những đánh giá trên. “Tôi rất cổ động các ý tưởng sáng tạo, vì nếu không sáng tạo thì không làm được gì. Tuy nhiên, phải tính đến sáng tạo cái gì, sáng tạo để làm gì và có làm được không, nếu không lại đổ mồ hôi mà không đạt kết quả.

Chữ Việt Nam song song 4.0: Đừng để con cháu không đọc được di chúc - Hình 6

GS.TS Vũ Đức Nghiệu.

Khi đặt ra một bộ chữ viết mới thay thế bộ chữ viết cũ, cần phải có suy nghĩ và tính toán. Sáng tạo chữ viết mới có thể làm ra bộ gõ để làm một bộ tốc ký là hữu ích. Liệu đã phản ánh hết dược chưa và có phản ánh hết không, rồi có tiết kiệm được hat không? Hơn nữa, để thay bộ chữ viết mới cần cân nhắc: Chỉ trong 50 năm nữa, toàn bộ tài sản văn bản có từ trước tới nay dùng chữ Quốc ngữ trở thành văn bản cổ, các thế hệ sau không thể đọc được chữ viết cha ông, phải quay lại học một văn tự “đã chết” như chữ Latin. Vậy bài toán tiết kiệm lại phải tính toán lại, chứ không, chỉ 30 – 50 năm nữa là con cháu chúng ta thậm chí không đọc được di chúc của chúng ta”.

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng viện Ngôn ngữ học – cũng chia sẻ: “Hiện tại, rất nhiều người trên thế giới đang quan tâm đến bài báo cáo này. Chúng tôi chủ trương trân trọng khi nhóm tác giả có những sáng tạo. Trước đây, nhóm tác giả cũng có những tham vọng, thay thế chữ Quốc ngữ. Nhìn nhận lại, từ thế kỷ XIX đến nay, đã có rất nhiều ý tưởng cải cách chữ Quốc ngữ như GS. Bùi Hiền và một số tác giả trước đó nhưng đều thất bại.

Chữ Việt Nam song song 4.0: Đừng để con cháu không đọc được di chúc - Hình 7

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp.

Tuy nhiên, đến hiện nay, nhóm tác giả chỉ hướng đến một kiểu gõ bung ra thành chữ Quốc ngữ thôi. Nhưng cũng chưa từ bỏ hẳn ý định ban đầu, chữ này sẽ được sử dụng trong những nhóm nhỏ, như “teencode” trong cộng đồng hiện nay…”.

Rút ngắn mà khó hơn thì chẳng ai học

Chốt lại, PGS.TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – nhấn mạnh: “Hội thảo đưa báo cáo vào là tôn trọng một ý kiến đã tham dự diễn đàn. Khoa học là của tất cả mọi người. Mặc dù hai tác giả không liên quan đến ngôn ngữ học mà vẫn đang đeo đuổi, nên trân trọng.

Nhóm tác giả không phải tham vọng thay thế chữ Quốc ngữ, bởi như thế sẽ “húc đầu vào đá”.

Chỉ là xây dựng một bộ gõ để đưa ra văn bản thôi. Tuy nhiên, vẫn phải quay lại phân tích âm vị, cần có nguyên tắc để xây dựng, nếu không có nguyên tắc thì đưa vào sử dụng sẽ vấp vào hỗn loạn. Nếu học để rút gọn mà còn khó hơn học những cái khác thì chẳng ai học. Khích lệ giới trẻ quyết tâm làm một công việc nào đó, nhưng phải xác định công việc đó không khả thi thì không nên cân nhắc, tính toán”.

Hội thảo “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh ngôn ngữ học thế giới và khu vực” tập trung giới thiệu và thảo luận những thành tựu của ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh có những thay đổi nhanh chóng của ngôn ngữ học thế giới và khu vực.

Phiên toàn thể phản ánh những vấn đề đa dạng mà ngôn ngữ học phải giải quyết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Có thể kể đến các báo cáo quan trọng của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (Viện trưởng viện Ngôn ngữ học) về việc xác lập cơ sở lý thuyết cho việc biên soạn một cuốn “Cú pháp tiếng Việt” mới, hướng đến biên soạn một cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” có tầm tham chiếu quốc gia; báo cáo của GS. Mark Alves đến từ đại học Montgomery (Mỹ), về từ vựng Proto Nam Á và Proto Vietic trong tiếng Việt, như là chứng cứ quan trọng để khảo sát lịch sử tiếng Việt và báo cáo của TS. Phạm Hiển (viện Ngôn ngữ học) ở giao diện ngôn ngữ học và khoa học máy tính của thời đại công nghệ 4.0, về việc xây dựng từ vựng tiếng Việt cốt lõi cho học viên nước ngoài.

Các vấn đề của tiếng Việt trong thời 4.0

Hội thảo có gần 190 báo cáo toàn văn của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước gửi đến hội thảo, trong đó có những tác giả nước ngoài đến từ Australia, Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan...

Hội thảo "Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh ngôn ngữ học thế giới và khu vực" là diễn đàn khoa học để các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cùng với các nhà ngôn ngữ học thế giới quan tâm đến Việt Nam tập hợp và thảo luận những khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại, trình bày và đánh giá kết quả nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời xác định những nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng cho chặng đường sắp tới.

Sáng ngày 20-12 tại Hà Nội, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh ngôn ngữ học thế giới và khu vực", tập trung giới thiệu và thảo luận những thành tựu của ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh có những thay đổi nhanh chóng của ngôn ngữ học thế giới và khu vực.

Hội thảo có gần 190 báo cáo toàn văn của các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước gửi đến hội thảo, trong đó có những tác giả nước ngoài đến từ Australia, Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan...

Có thể kể đến các báo cáo quan trọng của GS. TS Nguyễn Văn Hiệp về việc xác lập cơ sở lí thuyết cho việc biên soạn một cuốn cú pháp tiếng Việt mới, hướng đến biên soạn một cuốn Ngữ pháp tiếng Việt có tầm tham chiếu quốc gia; báo cáo của GS Mark Alves đến từ Đại học Montgomery (Mỹ), về từ vựng Proto Nam Á và Proto Vietic trong tiếng Việt, như là chứng cứ quan trọng để khảo sát lịch sử tiếng Việt, lịch sử của tiếp xúc ngôn ngữ ở khu vực và báo cáo của TS Phạm Hiển ở giao diện ngôn ngữ học và khoa học máy tính của thời đại công nghệ 4.0, về việc xây dựng từ vựng tiếng Việt cốt lõi cho học viên nước ngoài.

Các vấn đề của tiếng Việt trong thời 4.0 - Hình 1

Phát biểu đề dẫn hội thảo, GS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho biết, trên nền tảng vững chắc được xây dựng qua hơn nửa thế kỷ nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã nhanh chóng hòa nhập với các trào lưu, các lí thuyết hiện đại của thế giới và đã có những thành tựu rất đáng được ghi nhận, cả về lí thuyết lẫn thực tiễn.

Qua các công trình được công bố gần đây, đặc biệt qua danh sách hơn 700 báo cáo tham dự các hội thảo ngôn ngữ học quốc tế, do Viện Ngôn ngữ học tổ chức trong thời gian gần đây (2013, 2015, 2017 và hội thảo 2020 lần này), có thể thấy bên cạnh những nghiên cứu rất cơ bản với các cách tiếp cận đã có trước đây, trong thời gian qua, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam đã tiếp thu, áp dụng một cách sáng tạo và có phát triển các lí thuyết, đường hướng của ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã cùng bản thảo về vấn đề tiếp tục vận dụng các lí thuyết mới của ngôn ngữ học hiện đại để tiếp tục phát hiện những đặc điểm của tiếng Việt, của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, qua đó góp phần làm phong phú kho tàng lí luận của ngôn ngữ học thế giới.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu còn bàn về vấn đề nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, rõ hơn các vấn đề về cội nguồn và sự tiếp xúc ngôn ngữ của tiếng Việt, trong cứ liệu các ngôn ngữ dân tộc thiểu số có họ hàng hay quan hệ tiếp xúc với tiếng Việt cũng như bằng chứng từ các thư tịch cổ, gồm thư tịch Hán Nôm và chữ Quốc ngữ những thế kỉ trước. Cân nhắc để thấy ảnh hưởng của từ vựng Hán trong từ vựng tiếng Việt không thực sự ở mức độ mạnh mẽ, do trọng lượng của dữ liệu từ vựng Nam Á và Vietic được thu thập gần đây.

Với 5 tiểu ban, hội thảo đã trở lại vấn đề giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt gắn với chuẩn hóa tiếng Việt trong tình hình, bối cảnh xã hội mới, do sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn hiện đại, hướng đến xây dựng và ban hành Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam.

Và các vấn đề của ngôn ngữ học ứng dụng, nằm trong xu hướng đưa kiến thức ngôn ngữ học phục vụ xã hội, với những tiến bộ về xử lí ngôn ngữ hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0 như dịch tự động, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ học lâm sàng, ngôn ngữ học hình pháp, vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, vấn đề dạy tiếng dân tộc thiểu số cho người dân tộc thiểu số để góp phần bảo tồn ngôn ngữ, văn hoá các dân tộc thiểu số và phát triển bền vững đất...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?

Sao việt

21:28:52 17/11/2024
Kết quả của Kỳ Duyên tại Miss Universe dù gây tiếc nuối, nhưng phần nào minh chứng những cố gắng âm thầm của nàng hậu suốt thời gian qua đã được đền đáp.

Ông trùm Diddy làm loạn trong tù

Sao âu mỹ

21:15:59 17/11/2024
Các công tố viên đã cáo buộc Diddy quậy trong tù, trốn tránh việc giám sát các cuộc gọi và chỉ đạo người bên ngoài bịt miệng nạn nhân.

1 Chị đẹp gây choáng khi flex sở hữu 300 huy chương vàng suốt sự nghiệp, khóc nấc vì 1 lý do

Tv show

21:03:36 17/11/2024
Ca sĩ Ngọc Ánh cho biết trong quá trình hoạt động nghệ thuật đã nhận tới 300 huy chương vàng nhưng chưa bao giờ có cảm xúc đặc biệt như đứng trên sân khấu Chị đẹp đạp gió.

Nhà Ronaldo tổ chức sinh nhật cho con gái 7 tuổi, chuyên gia thắc mắc: "Tại sao lại có món này?"

Sao thể thao

21:00:56 17/11/2024
Hôm 12/11, cô bé Alana nhà Ronaldo chính thức tròn 7 tuổi. Trong dịp này, Ronaldo đang bận hội quân cùng đội tuyển Bồ Đào Nha nên không thể góp mặt.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.