Chú trọng vận dụng kiến thức quốc phòng an ninh vào thực tiễn
Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư về Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT, áp dụng từ ngày 11/1/2021 thay thế Thông tư 02 ban hành năm 2017.
Theo đó, tổng thời lượng môn học là 105 tiết, chia đều mỗi năm 35 tiết. Học sinh lớp 10 sẽ được học 17 tiết lí thuyết, 18 tiết thực hành. Học sinh lớp 11 sẽ được học 19 tiết lí thuyết, 16 tiết thực hành. Học sinh lớp 12 sẽ được học 19 tiết lí thuyết, 16 tiết thực hành.
Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn truyền thống đánh giặc của cha ông, nghệ thuật quân sự Việt Nam và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại.
Chương trình xác định rõ các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển của học sinh thông qua môn học: Một mặt chương trình căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và xuất phát điểm để lựa chọn nội dung giáo dục, mặt khác chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu, vận dụng nội dung môn học vào thực tiễn.
Video đang HOT
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức quốc phòng an ninh và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn học.
Mạch nội dung môn học được cấu trúc theo 5 chủ đề: Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh; điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật chiến đấu bộ binh; chiến thuật bộ binh; một số hiểu biết về phòng thủ dân sự; kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.
Trong đó, chủ đề hiểu biết chung về quốc phòng an ninh, học sinh sẽ được học về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân; nội dung cơ bản của một số luật về quốc phòng và an ninh; ma túy và tác hại của ma túy; an ninh mạng; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh; chiến lược “diễn biến hòa bình; pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn giao thông.
Chủ đề kỹ thuật chiến đấu bộ binh giới thiệu cho học sinh một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật vản và vũ khí tự tạo; kỹ thuật sử dụng lựu đạn; kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; chạy vũ trang.
Chủ đề chiến thuật bộ binh dạy học sinh các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu; việc lợi dụng địa hình, địa vật, nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo; tìm và giữ phương hướng.
Chủ đề phòng thủ dân sự, kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, học sinh được học cách phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ; kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.
Ở cấp THPT, giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học chính khóa, giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.
Môn học bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh
Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN) cho học sinh (HS) trong các trường thời gian qua đã từng bước đi vào nề nếp, có những chuyển biến tích cực.
Thực hiện nghiêm túc
Giáo dục QP-AN là môn học bắt buộc ở cấp THPT với thời lượng 35 tiết/năm học (mỗi tuần 1 tiết). Theo ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc tổ chức giảng dạy môn học này đã được các trường thực hiện đồng bộ, nghiêm túc; nề nếp, chất lượng học tập của HS được nâng lên: Tỷ lệ HS xếp loại giỏi môn học này hàng năm đạt 57 - 59%, khá 33 - 39%, trung bình 2 - 5%, còn lại là một HS xếp loại yếu. Ở cấp tiểu học và THCS, nội dung giáo dục QP-AN được lồng ghép theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trường THPT Phạm Văn Đồng.
Thầy Đặng Văn Long - Tổ trưởng chuyên môn tổ Giáo dục thể chất - QP-AN Trường THPT Phạm Văn Đồng (TP. Nha Trang) cho biết, trang thiết bị dạy học được cấp bổ sung hàng năm, đáp ứng khá tốt nhu cầu giảng dạy, giảm thiểu tình trạng dạy chay, học chay so với trước đây.
Đa số HS khá hứng thú với các nội dung thực hành như: Tháo lắp súng, cứu thương, các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu... Đối với nội dung lý thuyết, để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên thường xuyên cập nhật những thông tin về tình hình thời sự, cho HS đóng vai giáo viên để đứng lớp giảng bài, tổ chức trò chơi giữa các tổ... Sắp tới, trường sẽ tổ chức Hội thao Giáo dục QP-AN.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, bên cạnh mặt được, công giáo dục QP-AN vẫn còn những hạn chế: Một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác giáo dục QP-AN; đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục QP-AN được đào tạo chính quy còn thiếu và thường xuyên biến động.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sân bãi, thao trường phục vụ công tác dạy và học ở một số trường còn thiếu đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học... Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường THPT thực hiện dạy và học môn học này theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Đồng thời, thường xuyên đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, cập nhật những nội dung mới, quản lý chặt chẽ và phát huy hết hiệu quả thiết bị đã được sở trang bị nhằm nâng cao chất lượng môn học, tạo hứng thú cho HS.
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra công tác giáo dục QP-AN đối với Sở GD-ĐT. Bộ đánh giá sở đã thực hiện tốt công tác này, có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ giáo dục QP-AN giai đoạn 2017 - 2020. Đoàn kiểm tra đề nghị sở thường xuyên rà soát trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các trường để nắm cụ thể về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; có phương hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Bên cạnh đó, tiếp tục cử đi đào tạo văn bằng 2 Giáo dục QP-AN đối với các giáo viên chưa được chuẩn hóa trong các trường THPT; tăng cường trao đổi thông tin với các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng để đề xuất các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đồng thời, tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đối với môn học này.
Hiện nay, toàn tỉnh có 113 giáo viên môn Giáo dục QP-AN; trong đó, 4 giáo viên có bằng cử nhân Giáo dục QP-AN; 17 giáo viên được đào tạo văn bằng 2; 12 giáo viên được đào tạo ghép môn và 80 giáo viên có chứng chỉ Giáo dục QP-AN thời gian đào tạo 6 tháng.
Từ năm 2017 đến 2020, Sở GD-ĐT đã mua sắm bổ sung thiết bị giáo dục QP-AN cho các trường với tổng trị giá hơn 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2018 và 2019, sở phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp nhận thiết bị của Hội đồng Giáo dục QP-AN Trung ương gồm: 380 khẩu súng AK cấp 5; 38 tủ súng và 8 bộ máy bắn tập chuyên dùng.
Hơn 15.000 sinh viên Nha Trang chuyển qua học trực tuyến vì mưa lũ Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) quyết định cho hơn 15.000 sinh viên nghỉ học hôm nay và chuyển qua học trực tuyến từ ngày mai vì trời mưa lớn. Ông Tô Văn Phương, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang cho biết nhà trường quyết định cho toàn bộ sinh viên nghỉ học hôm nay và chuyển qua học trực tuyến...