Chú trọng lý thuyết, thường xuyên giải bài tập để đạt điểm cao thi tốt nghiệp môn Hoá
Cô Trương Thị Minh Hải, Tổ trưởng Tổ Hoá học, Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ) lưu ý học sinh học kỹ lý thuyết, giải bài tập thường xuyên và rèn luyện kỹ năng chịu áp lực để đạt điểm cao môn Hóa.
Ảnh minh họa.
Cô Trương Thị Minh Hải chia sẻ: Nếu học sinh không học lý thuyết thì không thể làm được bài tập, đây là điểm đặc thù của môn Hoá học. Ngoài ra, số lượng câu hỏi lý thuyết trong các đề thi môn Hoá chiếm tỷ lệ cao hơn so với các câu hỏi về bài tập.
Để học tốt môn Hóa học, đồng thời có thể đạt được điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, cô Hải lưu ý học sinh cần phải có kế hoạch và chiến thuật học tập.
Phần lý thuyết
Về ôn tập lý thuyết, cô Hải khuyên học sinh nên chọn phương pháp học tập thích hợp và học tất cả các nội dung lý thuyết trong chương trình môn học, đặc biệt là các nội dung ở lớp 11 và lớp 12.
Cô Trương Thị Minh Hải – Tổ trưởng Tổ Hoá học, Trường THPT Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ).
Để học tốt các phương trình Hóa học, học sinh cần học dưới dạng hoàn thành các chuỗi chuyển hóa hay sơ đồ phản ứng. Các kiến thức về tính chất vật lý cũng như ứng dụng vào đời sống của các chất…
Học sinh không nên học thuộc lòng mà hãy liên hệ những kiến thức thực tế, hiểu được bản chất, hiện tượng để giải thích. Đặc biệt, các em có thể nhớ lâu hơn bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.
Ngoài ra, học sinh nên xem các video thí nghiệm biểu diễn hoặc ghi chú thật cẩn thận các hiện tượng quan sát được trong quá trình thực hành thí nghiệm. Qua đó các em sẽ hiểu được từng thao tác trong quá trình làm thí nghiệm và trả lời được câu hỏi tại sao lại làm như vậy? Vì sao có kết quả đó? Từ đó nắm vững kiến thức liên quan đến thí nghiệm thực hành.
Khi học lý thuyết học sinh cần phải làm các câu hỏi tổng hợp như đếm các phát biểu đúng, sai để ghi nhớ, kết hợp tốt nhiều đơn vị kiến thức cùng một lúc.
Video đang HOT
Phần bài tập
Về phần bài tập Hóa học, học sinh nên tập giải các câu bài tập theo các mức độ từ dễ đến khó của nội dung kiến thức có liên quan. Nên tìm kiếm các dạng bài tập cơ bản đã được phân loại ở các nội dung học. Sau khi nắm được các dạng bài tập cơ bản, học sinh bắt đầu rèn luyện các chuyên đề nâng cao.
Các câu bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao thường nằm ở các nội dung về Điện phân; kiến thức nâng cao chương Este hoặc bài toán kết hợp gồm Este, Axit và Ancol… kiến thức Amino axit, Peptit và Protein. Học sinh nên giải các bài khó theo các dạng để nắm chắc được phương pháp giải và biết cách giải dạng toán này sao cho nhanh nhất.
Riêng các bài toán Vô cơ khó nằm ở nội dung tổng hợp Vô cơ, học sinh cần chú ý phân tích cẩn thận các trường hợp đã cho, dự đoán các sản phẩm khí sinh ra.
Đối với phản ứng của kim loại, oxit kim loại với dung dịch có chứa Hvà NO 3 - , học sinh cần biết khi nào có ion NH 4 trong sản phẩm sau phản ứng, dung dịch đã hết hay còn dư ion NO 3 -
Theo cô Minh Hải, để đạt được điểm cao môn Hóa học trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, học sinh nên chú trọng học kỹ phần nội dung lý thuyết, giải bài tập thường xuyên.
Cần chú ý Sơ đồ phản ứng; Điện phân; Câu hỏi thực nghiệm; lý thuyết Peptit; Muối; Sắt và một số kim loại quan trọng; phân biệt một số chất Vô cơ; Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, môi trường và xã hội…
Đặc biệt là không quên giải các đề thi thử theo số phút quy định để rèn luyện áp lực về thời gian mà các em phải đối mặt trong phòng thi.
Nữ sinh ngành Dược: "Theo đuổi ngành Y vì muốn mẹ luôn khỏe mạnh"
Con đường để trở thành một nữ dược sĩ không phải dễ dàng nhưng vì mong ước mang lại sức khỏe cho người thân của mình mà Nguyễn Thị Hằng đặt hết niềm tin vào Trường Đại học Dược Hà Nội.
Nguyễn Thị Hằng sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa trong gia đình có hai anh em. Bố mẹ Hằng là những người nông dân cần cù, chất phác, mẹ suốt ngày ốm đau bệnh tật, bố là người trụ cột chính trong gia đình với đồng lương ít ỏi để nuôi hai anh em Hằng ăn học. Chính cái khó, cái khổ là động lực để Hằng theo đuổi ngành Y Dược.
Ngày bé ước mơ là giáo viên dậy Văn, lớn lên lại đam mê với ngành Y
Hằng tâm sự: "Từ lúc nhỏ mình luôn có ước mơ trở thành một cô giáo dạy Ngữ Văn, vì mỗi lần nghe ông nội kể về nghề dạy học của mình, mình rất thích nghe và muốn trở thành một cô giáo dạy Văn giống ông. Mỗi lần ông tâm sự với mình, ông luôn nói rằng: Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nghe ông nói như vậy một đứa trẻ như mình không hiểu gì, nhưng khi lớn hơn chút nữa thì mình mới hiểu câu nói ấy của ông. Và đó là động lực để mình cố gắng học tập để trở thành giáo viên dạy Văn. Khi học cấp hai mình luôn cố gắng học ngữ văn để theo đuổi đam mê của mình. Và suốt 4 năm học cấp hai mình luôn là học sinh giỏi của lớp và nằm trong đội tuyển Văn của trường để đi thi với các trường khác trong huyện và tỉnh.
Một biến cố lớn xảy ra trong gia đình là vào lúc mình chuẩn bị thi vào lớp 10 thì mẹ ngã bệnh nặng, gia đình mình phải chạy đi khắp nơi để chữa bệnh cho mẹ. Khi chứng kiến bệnh tật của mẹ ngày càng nặng, những cơn đau kéo dài mình không biết làm sao cứ nhìn thấy mẹ mình lại khóc. Sau khoảng thời gian dài chữa trị bệnh mẹ ngày một thuyên giảm mình thấy rất vui.
Vì vậy ước mơ lúc nhỏ của mình cũng dần tan biến thay vào đó là ước mơ trở thành một người trong đội ngũ Y tế. Từ đó mình luôn cố gắng học tập, mong muốn được trở thành một bác sĩ nhưng vì lực học có hạn và điều kiện kinh tế gia đình, bố mẹ không thể nuôi mình ăn học để trở thành bác sĩ. Thế nên mình quyết định theo học trường đại học Dược.
Với mình trong suốt quãng thời gian học cấp ba là một thử thách lớn trong cuộc đời. Từ một học sinh theo học khối C từ cấp hai bỗng nhiên một ngày thay đổi ý định từ bỏ sang theo học khối A là một khoảng thời gian khó khăn khi mình là một học sinh không thích học môn hóa thậm chí còn trốn học môn hóa để đi chơi nhưng vì muốn chữa bệnh cho mẹ mình đã phải cố gắng rất nhiều. Nhiều khi mình tự nhủ hay mình không học nữa chuyển sang khối C học nhưng những lúc thấy mẹ ốm đau mình lại tự nhủ rằng tại sao bao nhiêu người học được mà mình không học được, cứ mỗi lần như vậy mình lại quyết tâm học tập.
Thời gian đầu theo học ở lớp chọn của trường mình là đứa học dốt nhất lớp, sau thời gian tìm ra phương pháp học tập đúng và được sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Hà, mình dần yêu thích bộ môn hóa học và trở thành một trong những học sinh đại diện cho trường tham gia thi đội tuyển cấp Tỉnh và mình đã mang danh dự về cho trường khi đạt giải ba cấp Tỉnh môn Hóa. Kết thúc ba năm học cấp 3 mình thi đậu vào trường Đại học Dược Hà Nội với số điểm 25,5 điểm."
Sau khi vào trường đại học Dược Hà Nội Hằng đã cố gắng học tập và nghiên cứu, và đã đạt được một số thành tích đáng tự hào:
Top 100 sinh viên tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa đạt thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc năm học 2015-2016
Hằng liên tiếp đạt học bổng nhiều năm liền tại trường:
- Học bổng kì 1 - Năm học 2016-2017
- Học bổng kì 2 - Năm học 2016- 2017
- Học bổng kì 2- Năm học 2017-2018
- Học bổng kì 1- Năm học 2018-2019
Ngoài ra Hằng còn thuộc top 20 sinh viên tiêu biểu của trường Đại học Dược Hà Nội đạt thành tích học tập rèn luyện xuất sắc năm học 2019-2020.
Đối với ngành Y, làm sao để đạt được thành tích tốt trong học tập?
Khi được hỏi làm sao để dành được nhiều thành tích học tập tốt như vậy, Hằng chia sẻ: "Để có được thành tích như hiện tại, mình đã phải cố gắng theo học môn Hóa, tự tìm lấy đam mê cho mình bằng cách tìm sách về hóa học, những quyển sách viết về Y học, xem phim về nghề Y để tìm lấy đam mê cho mình cũng như giúp mình trong quá trình học tập".
Trong suốt 5 năm theo học tại trường Hằng luôn dành thời gian rảnh rỗi để lên thư viện đọc sách, nghiên cứu tư liệu. Tham gia các khóa học, hoạt động tình nguyện của trường của khoa tổ chức.
Động lực to lớn nhất để Hằng cố gắng trong học tập và quyết tâm theo đuổi ngành Y đến cuối cùng đó chính là mẹ. Mẹ Hằng là một người hay ốm đau mỗi lần thấy mẹ đau là Hằng không cầm được nước mắt luôn tự dằn vặt bản thân tại sao không học thật giỏi để trở thành dược sĩ để chữa bệnh cho mẹ. Và động lực đó đã được đền đáp xứng đáng bằng tấm bằng đạt loại Giỏi của Hằng.
Hằng chia sẻ: "Sau khi ra trường điều khiến mình hạnh phúc nhất là cầm tấm bằng loại giỏi. Cầm tấm bằng trong tay mình được rất nhiều các bệnh viện mời về làm nhưng bản thân mình không muốn làm ở Hà Nộiình muốn được ở về quê hương và làm dược sĩ tại bệnh viện đa khoa Quang Khởi để gần bố mẹ, gần gũi với gia đình cũng như cống hiến cho quê hương."
Đối với Hằng, tuy hiện tại ngành Hằng đang học không phải là ngành đào tạo ra một bác sĩ đa khoa nhưng cô nàng vẫn cảm thấy hài lòng với thành quả mà mình đạt được. Trong tương lai Hằng có thể trở thành một dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực Y tế để giúp ích cho xã hội, kiếm tiền nuôi sống bản thân và có thể phụ giúp một phần nào đó cho gia đình, và quan trọng là Hằng có thể tự tin để chăm sóc mẹ được tốt nhất.
Dạy trực tuyến không còn mang tính đối phó, tạm thời Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Học sinh học trực tuyến trong những ngày không đến trường vì dịch Covid-19 giữa năm 2020 - ĐÀO NGỌC THẠCH Đồng tình với những quy định của Bộ nhưng...