Chú trọng giáo viên tiếng Anh
Trước vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay, rằng yêu cầu biết tiếng Anh hiện là kỹ năng tối thiểu của cán bộ công chức, của lãnh đạo; một vấn đề cũng cần được lưu tâm hơn là phải xét đến nhu cầu và sự đòi hỏi của vị trí làm việc, đặc biệt là việc giáo dục tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Ảnh minh họa
Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên (GV) tiếng Anh nói chung và công tác bồi dưỡng GV tiếng Anh ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng.
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo là một trong 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong Chỉ thị về năm học 2019 – 2020. Hiện tiếng Anh chiếm 99% số người học ngoại ngữ ở Việt Nam. Thời gian qua việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam được Chính phủ, Bộ GDĐT và các địa phương, nhà trường quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, nhìn từ kết quả các kỳ thi THPT quốc gia môn tiếng Anh qua các năm vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội.
Sắp tới khi triển khai Chương trình GDPT mới, học chương trình Tiếng Anh 10 năm, học sinh sẽ đạt một bậc trình độ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các bậc trình độ năng lực tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung châu Âu CEFR với mỗi cấp học, hướng đến đạt bậc 3 (B1) vào năm lớp 12.
Với vai trò then chốt quyết định chất lượng dạy và học ngoại ngữ, để đạt được kết quả này đòi hỏi GV phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GDĐT đối với môn học này.
Theo đánh giá của Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam và ĐH Anh quốc Việt Nam Nguyễn Kim Dung, vẫn còn nhiều giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn theo Khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu và Khung năng lực 6 bậc của Việt Nam. Đặc biệt, GV dạy ngoại ngữ chưa đủ để đáp ứng về số lượng và trình độ theo chương trình của Bộ GDĐT. Hơn nữa, việc đào tạo nâng chuẩn trình độ GV chưa đưa thành chính sách theo cơ chế bắt buộc số giờ đào tạo phát triển chuyên môn như điều kiện nghề.
Chính vì vậy, việc bồi dưỡng GV là rất quan trọng. Làm thế nào để hoạt động bồi dưỡng GV đi vào thực chất, đặc biệt là hoạt động tự bồi dưỡng thông qua giảng dạy hàng ngày của các trường, tự bản thân GV nhằm tạo sự đột phá trong việc giảng dạy ngoại ngữ là yêu cầu đặt ra cấp thiết.
Thời gian qua hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV tiếng Anh nói riêng và GV nói chung đã đáp ứng sát hơn với nhu cầu của GV trong việc sử dụng sách giáo khoa, chuẩn bị cho triển khai chương trình mới. Đặc biệt chú trọng cải thiện năng lực tự bồi dưỡng, tự học tập.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, hoạt động này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể, theo Giám đốc Quốc gia Hội đồng khảo thí Tiếng Anh ĐH Cambridge Phạm Hoàng Uyên, mục tiêu đầu ra của khóa bồi dưỡng không thực tế, khó có thể đạt được do đánh giá sai đầu vào GV. Vẫn còn tình trạng không chú trọng nâng cao năng lực tiếng Anh của GV mà đặt nặng bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng sư phạm…
Chia sẻ quan điểm này, Giám đốc Language Link Việt Nam Gavan Iacono cho rằng, Việt Nam đang thiếu kế hoạch đào tạo mang tính chiến lược, dài hơi, thiếu khâu đánh giá, kiểm tra, bồi dưỡng sau đào tạo. GV tham gia đào tạo còn thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các nhà trường, đơn vị quản lý; còn hệ thống giáo dục quá chú trọng vào kết quả thi, luyện thi.
Từ kinh nghiệm triển khai công tác bồi dưỡng có hiệu quả của một số địa phương như Nam Định, Khánh Hòa… cho thấy cần xây dựng các chương trình bồi dưỡng đáp ứng sát nhu cầu của GV bậc học khi triển khai giảng dạy chương trình mới hiện nay. Để GV cảm thấy công tác bồi dưỡng thực sự hữu ích, theo quan điểm của các chuyên gia, việc bồi dưỡng cần nắm được đặc thù của cấp học cũng như vùng miền… để đưa ra những nội dung và phương pháp bồi dưỡng hiệu quả.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, là tạo được động lực cho người học, khi người học nhận thấy học ngoại ngữ là cần thiết cho việc đi thi, đi làm, giao tiếp hay để biết thêm một ngôn ngữ, việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn và có chất lượng.
Lam Nhi
Theo daidoanket
Hà Tĩnh: Giáo viên chạy "sô", 2.000 học sinh vẫn 'thất học' tiếng Anh
Vào học hơn 1 tháng song gần 2.000 học sinh khối lớp 3 ở huyện miền núi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chưa được học môn tiếng Anh theo chương trình của Bộ GD&ĐT vì không đủ giáo viên.
Một cô dạy nhiều trường
Thực trạng thiếu giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học ở huyện Hương Khê đã diễn ra từ 4 năm trước. Năm học 2019-2020, huyện thiếu đến 19 giáo viên tiếng Anh, giải pháp trước mắt là điều động giáo viên định biên trường này kiêm dạy tăng cường trường kia.
Cô Phan Thị Quế, giáo viên tiếng Anh của trường Tiểu học Hương Long, vượt hàng chục km để vào dạy tăng cường ở trường Tiểu học Hương Liên
Cô giáo Phan Thị Quế thuộc biên chế trường Tiểu học Hương Long. Ngoài dạy ở trường này, mỗi tuần một ngày cô phải chạy xe máy hơn 30km để vào điểm trường Tiểu học xã Hương Liên dạy tăng cường.
"Ở trường Hương Long mỗi tuần tôi dạy 24 tiết/tuần, cộng thêm điều động dạy tăng cường 6 tiết/ tuần ở trường Tiểu học Hương Liên cách điểm trường được biên chế hàng chục km", cô Quế cho biết.
Theo quy định, giáo viên tiếng Anh quản lý phòng chức năng sẽ được giảm 3 tiết/tuần song giáo viên ở huyện Hương Khê không ai được giảm tiết. Thực trạng chung nên anh em giáo viên bộ môn tiếng Anh ở đây ai cũng dạy vượt tiết, dạy ở nhiều điểm trường.
Cũng tình trạng như cô Quế, cô Trần Thị Hải là giáo viên biên chế nhiều năm ở trường Tiểu học Phúc Đồng, có ngày chị Hải chạy "show" thêm 2 điểm trường ở Tiểu học Hương Trạch (trường hai cơ sở) mới hoàn thành được công việc chuyên môn.
Giáo viên biên chế môn tiếng Anh ở huyện Hương Khê phải dạy liên trường
Cô Hải thông tin, mặc dù giáo viên bộ môn tiếng Anh đã tăng cường dạy ở các điểm trường song chỉ đáp ứng cho học sinh khối 4, khối 5 còn học sinh khối 3 chưa được học vì thiếu giáo viên trầm trọng.
Lý giải cho việc này, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê, ông Trần Đình Hùng cho biết: "Theo kế hoạch năm học 2019-2020 mức định biên giáo viên tiếng Anh UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho huyện Hương Khê được duyệt 33 giáo viên nhưng hiện tai toàn huyện chỉ có 14 giáo viên nên còn thiếu 19 người. 8 trường tiểu học trên địa bàn không có giáo viên tiếng Anh, gần 2000 học sinh khối 3 chưa được học tiếng Anh".
Gần 2.000 học sinh khối 3 "thất học" tiếng Anh
Thực trạng này diễn ra ở các trường tiểu học trên toàn huyện Hương Khê khiến phụ huynh có con đang học lớp 3 lo lắng và bức xúc, khi con em mình chưa được học tập môn tiếng Anh theo quy định.
Một phụ huynh giấu tên nói: "Con tôi đang học ở trường thị trấn, đầu năm học nhà trường nói là do không có giáo viên dạy tiếng Anh nên năm nay lớp 3 không học môn này. Khi nhà trường thông báo, ai cũng phản ứng gay gắt bởi đây là môn học quy định nếu không học chương trình ở lớp 3 thì lên lớp 4, 5 các con sẽ học thế nào? và sẽ thiệt thòi hơn các học sinh vùng khác".
Gần 2000 học sinh khối 3 ở huyện Hương Khê thất học môn tiếng Anh
Ông Trần Trung Bộ, hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Hương Khê chia sẻ: Khối lớp 3 của trường có 236 em, khi không đủ giáo viên định biên tiếng Anh để dạy cho các học sinh lớp 3 ai cũng lo lắng chất lượng học sinh. Đầu năm học, trường có kế hoạch thu xã hội hóa để hợp đồng môn tiếng Anh dạy các em khối 3, song phải dừng vì làm trái quy định
Còn ông Đậu Văn Duẫn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hương Liên thì cho biết: Trường không có giáo viên dạy tiếng Anh, đầu năm học trường được tăng cường từ 2 giáo viên ở trường Tiểu học Hương Long và Hương Giang sang dạy song chỉ có khối 4 và khối 5 được học còn khối 3 các em vẫn chưa được học".
Ông Duẫn nói thêm, thực trạng chung của toàn huyện Hương Khê, khi việc đắp đổi giáo viên chỉ đảm bảo đủ cho học sinh khối 4 học 4 tiết/tuần, học sinh khối 5 học 2 tiết/ tuần. Còn hơn 2000 học sinh khối 3 chưa được tiếp cận với môn tiếng Anh một môn học chính khóa.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê nhấn mạnh: Phải đủ 33 giáo viên để thực hiện theo đề án 4 tiết/ tuần đối với học sinh khối 3,4, 5, khi toàn huyện các khối này có 177 lớp với 5200.000 học sinh,theo quy định mỗi tuần dạy đủ 708 tiết dạy.
"Phòng, huyện đã nhiều lần làm tờ trình, kêu thực trạng song trong đợt bổ sung biên chế cho bậc tiểu học vừa qua không có giáo viên cho huyện Hương Khê. Hiện tại, ngoài việc tiếp túc kiến nghị, huyện chỉ có giải pháp tăng cường giáo viên dạy liên trường và phải chấp nhận dạy thừa tiết. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế", ông Hùng nói.
Đậu Tình
Theo vietnamnet
Trường ta 'mướn' thầy Tây Hiện nay, nhiều trường đã chủ động hợp đồng với giáo viên người nước ngoài tăng cường dạy kỹ năng tiếng Anh cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở môn học này. Giáo viên người nước ngoài tham gia dạy tiếng Anh cho học sinh Trường mầm non Bé Ngoan (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa). Ảnh:...