Chủ tịch Trung Quốc bất ngờ quay sang ‘nịnh’ Triều Tiên
Sau khi chính quyền Triều Tiên cử người đến làm thân trở lại với Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh cũng nhanh chóng “đáp lễ”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ngần ngại đưa ra những phát biểu “nịnh” nước láng giềng đặc biệt của mình đồng thời lên tiếng xoa dịu Triều Tiên trong cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của “mối quan hệ thân thiết” Trung-Triều khi có cuộc gặp với ông Ri Su-Yong một quan chức cấp cao của Triều Tiên được Chủ tịch Kim Jong Un cử đến Bắc Kinh để khôi phục lại mối quan hệ “hữu hảo” giữa hai nước này.
Ông Tập Cận Bình đã nói với ông Ri Su-Yong rằng, “Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị” với nước láng giềng Triều Tiên.
Về phần mình, ông Ri đã chuyển thông điệp từ Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, trong đó ông này cam kết sẽ “phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống” giữa Trung Quốc và Triều Tiên cũng như “duy trì hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Ri cũng công khai tuyên bố với giới chức Trung Quốc rằng, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước anyf. “Triều Tiên sẽ đồng thời theo đuổi mục tiêu xây dựng kinh tế và thiết lập lực lượng hạt nhân”, hãng thông tấn KCNA dẫn lời ông Ri cho biết.
Đề cập đến vấn đề hạt nhân, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có phát biểu đầy dịu nhẹ khi bày tỏ hy vọng “tất cả các bân có thể kiềm chế, tăng cường tiếp xúc, đối thoại và ủng hộ hòa bình, sự ổn định trong khu vực”.
Những phát biểu trên khắc hẳn với lập trường cứng rắn mà Bắc Kinh duy trì trong thời gian gần đây đối với các hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Trước đó, nhiều quan chức Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thẳng thừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Bản thân Bắc Kinh cũng góp phần tích cực vào việc thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhất từ trước đến nay nhằm vào Triều Tiên.
Trước chuyến thăm của ông Ri đến Bắc Kinh, quan hệ Trung-Triều được tin là đang sứt mẻ rất nhiều. Tin đồn về mối quan hệ không mấy êm đẹp giữa hai đồng minh Trung-Triều bắt đầu dấy lên từ khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền. Nhà lãnh đạo trẻ này được cho là đã tìm cách rời xa Bắc Kinh. Triều Tiên cũng chẳng kiêng dè Trung Quốc khi liên tiếp tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa, gây náo loạn khu vực.
Tuy nhiên, giữa lúc Bắc Kinh đang ngày càng trở nên tức giận và mất kiên nhẫn với đồng minh Bình Nhưỡng thì chính quyền của ông Kim Jong Un lại có động thái làm lành với Trung Quốc. Và Bắc Kinh đương nhiên sẵn sàng đón nhận trở lại đồng minh thân thiết và quan trọng của họ.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thủ tướng Thái thách thức những người căm ghét mình
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha mới đây đã thẳng thừng dập ngay những lời chỉ trích nhằm vào ông và chính quyền đương nhiệm, thề sẽ tiếp tục tại vị "bất chấp việc các bạn ghét tôi như thế nào". Lời tuyên bố đầy thách thức trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang "sôi" lên trước thềm một cuộc trưng cầu dân ý mà quân đội nói là sẽ giúp mở đường cho cuộc bầu cử mà người dân Thái Lan đang mong đợi.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha
Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha đã nắm quyền lãnh đạo đất nước Thái Lan từ cách đây hai năm sau khi lật đổ chính quyền của bà Yingluck. Chính quyền quân sự của ông Prayut Chan-O-Cha cam kết sẽ hàn gắn sự chia rẽ sâu sắc và cay đắng kéo dài cả thập kỷ trong xã hội Thái Lan.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền quân sự đã tìm cách hạn chế sự tự do ngôn luận, cấm các hoạt động chính trị và đưa ra một hiến pháp mới củng cố vai trò của quân đội trong chính phủ.
"Tôi sẽ không đi bất kỳ đâu chừng nào đất nước chưa hòa bình và chưa có trật tự. Tôi sẽ không rời khỏi vị trí của mình dù các bạn có ghét tôi đến đâu đi nữa", ông Prayut hôm 31/5 đã phát biểu như vậy. Thủ tướng đương nhiệm của Thái Lan nổi tiếng là người dễ bùng phát sự giận dữ.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy của các cuộc xung đột chính trị kéo dài dai dẳng suốt từ năm 2006 khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lúc đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Ông Thaksin chính là anh trai của bà Yingluck. Suốt 10 năm qua, người ta liên tiếp chứng kiến các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu, thành thị chống Thaksin với bên kia là lực lượng người nghèo, nông dân ủng hộ Thaksin. Bà Yingluck lên cầm quyền năm 2011 với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chính quyền của bà chỉ ổn định trong được hai năm đầu. Năm 2014, dưới sức chống phá mạnh mẽ của phe đối lập, chính phủ của bà Yingluck cuối cùng cũng sụp đổ.
Phe đối lập luôn cáo buộc cựu nữ Thủ tướng Yingluck là "con rối" trong tay người anh trai quyền lực đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã cam kết trả lại hạnh phúc cho người Thái. Tuy nhiên, tiến trình hòa giải dân tộc của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha bị chỉ trích là khiến cho tình hình chia rẽ của đất nước trở nên trầm trọng hơn khi loại những người ủng hộ bà Yingluck và anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin.
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm 22/5 đã bất ngờ lên tiếng kêu gọi chính quyền quân sự hãy đẩy nhanh tốc độ đưa đất nước quay trở lại nền dân chủ. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh một cuộc thăm dò dư luận cho kết quả người dân Thái Lan không hề hạnh phúc hơn thời điểm trước khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Lực lượng áo đỏ ủng hộ cho ông Thaksin và bà Yingluck đang mong muốn chính quyền Thái Lan thực hiện cam kết tiến hành một cuộc bầu cử để bầu lên một chính phủ dân chủ. Tuy nhiên, nếu tình hình Thái Lan còn tiếp tục chia rẽ như hiện tại thì vòng luẩn quẩn của những cuộc bầu cử rồi biểu tình, đảo chính sẽ còn tiếp diễn.
Chính quyền quân sự Thái Lan cam kết sẽ tiến hành một cuộc bầu cử vào năm 2017, nhưng không nói rõ chuyện gì sẽ xảy ra nếu hiến pháp mới bị bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Điều này làm dấy lên quan ngại về khả năng thời gian tổ chức bầu cử có thể lại bị trì hoãn thêm một lần nữa.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Chính quyền mới Thổ Nhĩ Kỳ đón nhiều tín hiệu mừng Tân Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cùng chính quyền mới vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đồng thời đón tin mừng từ Tổng thống Nga Vladimir Putin về quan hệ Nga Thổ. Chính phủ mới ở Thổ Nhĩ Kỳ do Thủ tướng Binali Yildirim đứng đầu đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nước này ngày 29/5. Chủ...