Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu: Tiền mã hóa ‘vô giá trị’ và nên bị quản lý
Bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đưa ra bình luận trong bối cảnh tiền mã hóa đang gặp vô số thách thức và biến động.
Theo bà Lagarde, các loại tiền mã hóa “không dựa trên gì cả” và nên bị quản lý để tránh được nguy cơ mọi người đổ hết tài sản tiết kiệm vào chúng. Trả lời trên một kênh truyền hình Hà Lan, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) bày tỏ lo lắng đối với “những người không hiểu gì về rủi ro, những người sẽ mất tất cả và những người sẽ tuyệt vọng”, đó là lý do vì sao bà tin tiền mã hóa nên bị quản lý.
Bình luận được bà đưa ra vào thời điểm trồi sụt của thị trường tiền số, với các đồng nổi tiếng như Bitcoin hay Ether đã giảm 50% giá trị từ đỉnh. Cùng lúc này, tiền mã hóa đang bị giám sát chặt chẽ hơn từ các nhà quản lý toàn cầu do lo ngại chúng sẽ đe dọa đến hệ thống tài chính chung.
(Ảnh: Bloomberg)
Bà Lagarde hoài nghi về giá trị của tiền mã hóa, so sánh nó với đồng EUR kỹ thuật số của ECB. Bà cho rằng tiền mã hóa “không có giá trị, không dựa trên gì cả và không có tài sản đảm bảo hoạt động như một mỏ neo an toàn”. Ngày mà các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương ra mắt, ngân hàng trung ương sẽ hậu thuẫn nó và khác biệt hoàn toàn so với các đồng tiền mã hóa hiện nay.
Các quan chức ECB khác cũng từng lên tiếng quan ngại. Chẳng hạn, vào tháng 4, thành viên hội đồng quản trị Fabio Panetta nói rằng, tài sản tiền mã hóa “đang tạo ra thế giới hoang dã mới”. Bản thân bà Lagarde không nắm giữ bất kỳ tài sản tiền mã hóa nào nhưng bà theo dõi nó sát sao vì một trong các con trai của bà đã đầu tư vào nó, bất chấp lời khuyên của mẹ.
5 mẹo quản lý chi tiêu đơn giản đang được GenZ rủ nhau áp dụng
Trong thời buổi bão giá như hiện nay, các GenZ với tài chính chưa vững vàng sẽ rất dễ rơi vào cảnh "viêm màng túi" nếu không biết cách quản lý chi tiêu.
Video đang HOT
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bỏ túi 5 mẹo chi tiêu đang được nhiều bạn trẻ áp dụng để tránh trường hợp trên.
GenZ chi tiêu như thế nào?
Các thế hệ trước khi mua sắm thường có thói quen chọn mua một loại sản phẩm khi đã ưng ý, đồng thời thích đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn và giá luôn là yếu tố tác động việc có nên mua sản phẩm đó hay không. Đối với GenZ thì cách chi tiêu đã có nhiều sự thay đổi.
Theo công ty tư vấn Barkley Inc. tại Mỹ ước tính, những người tiêu dùng trẻ tuổi đã chi tiêu trực tiếp hàng năm hơn 140 tỷ USD và tạo ra tới 127,5 tỷ đô la chi tiêu bổ sung cho các thành viên khác trong gia đình. Có thể thấy dù vẫn còn trẻ nhưng tệp khách hàng thuộc thế hệ Z có sức chi tiêu hàng đầu trong các phân khúc khách hàng. Khi đã ưng ý với sản phẩm, họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm đó càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, thế hệ Z có xu hướng thích mua sắm trực tuyến, do đó các hình thức thanh toán không tiền mặt cũng được sử dụng thường xuyên hơn. Bên cạnh việc chuyển khoản, ngày càng nhiều bạn trẻ hiện nay đang tận dụng sự linh hoạt của hình thức trả tiền sau để giảm nhẹ chi phí, đặc biệt vào thời điểm khi lương chưa về kịp thời.
Những mẹo quản lý chi tiêu đang được GenZ áp dụng
Lập danh sách những sản phẩm cần mua
Thay vì mua sắm theo kiểu ngẫu hứng, nhiều bạn trẻ đã thiết lập danh sách sản phẩm cần mua. Đồng thời ghi chú mức độ cần thiết của sản phẩm để lên kế hoạch mua sắm dần. Bên cạnh đó với những sản phẩm cần gấp nhưng ngân sách chưa đủ, các bạn trẻ đã tận dụng hình thức trả tiền sau để giảm nhẹ chi phí và chia nhỏ để trả dần theo kỳ hạn. Với cách này các bạn trẻ có thể sở hữu các sản phẩm cần thiết với chi phí được "giãn cách" và vẫn trong tầm kiểm soát.
Tạo "blacklist" những thứ dù thích mê cũng không xuống tiền
Blacklist hay còn gọi là "danh sách đen". Đây là danh mục các sản phẩm, loại sản phẩm mà bạn không nên sở hữu dù rất thích đi chăng nữa. Chẳng hạn, bạn là người thích chạy bộ nhưng với quỹ thời gian không nhiều để chạy đều đặn mỗi ngày thì việc sở hữu những đôi giày chạy chuyên dụng, mới ra mắt là không cần thiết dù chúng có đẹp đến mức nào đi chăng nữa. Hãy mạnh dạn để hạng mục "đồ thể thao" vào danh mục blacklist để không bị "cám dỗ".
Săn sale, ưu đãi từ các thương hiệu yêu thích
Những dịp lễ tết, các mùa lễ hội trong năm hay các ngày "đẹp" trong tháng như 8/8, 11/11, 12/12,... cũng là thời điểm mà các thương hiệu và các sàn thương mại điện tử tung ra các chương trình hấp dẫn. Đây là thời điểm giúp bạn sở hữu được sản phẩm mình mong muốn với chi phí "hời".
Chương trình riêng cho mua trước trả tiền sau qua Kredivo tại FPT Shop.
Nhiều đơn vị cũng có đặc quyền hấp dẫn dành riêng cho các hình thức thanh toán khác nhau như tại FPT Shop, khi khách hàng thanh toán trả tiền sau qua Kredivo sẽ được giảm ngay 5% tối đa 1 triệu đồng. Áp dụng cho smartphone, laptop và cả phụ kiện công nghệ bất kỳ có giá từ 800.000đ trở lên. GenZ có thể tận dụng để giảm chi phí khi mua sắm.
Tham gia các chương trình khách hàng thân thiết
Đừng ngại tốn thời gian đăng ký tham gia chương trình khách hàng thân thiết của các nhãn hàng, đơn vị bán lẻ để có thêm nhiều lợi ích hơn khi mua sắm. Chẳng hạn như tích điểm mua sắm để đổi quà hay voucher, các quà tặng nhỏ hoặc mã giảm giá vào ngày sinh nhật, hoặc khi nâng hạng thành viên bạn sẽ có thêm nhiều ưu đãi hơn khi mua sắm.
Chia nhỏ chi phí cho các sản phẩm giá trị cao với hình thức mua trước trả tiền sau
Với hình thức mua trước trả tiền sau, bạn vừa có thể sở hữu được những món đồ giá trị cao, vừa đảm bảo cân bằng tài chính khi không phải trả hết một lần. Thay vào đó, hóa đơn sẽ được chia nhỏ ra thành từng giai đoạn. Một trong những ứng dụng mua trước trả tiền sau được nhiều bạn trẻ sử dụng hiện nay phải kể đến là Kredivo Việt Nam.
Thông qua ứng dụng Kredivo, bạn có thể sở hữu ngay sản phẩm mình muốn và trả tiền sau theo kỳ hạn linh hoạt.
Thông qua ứng dụng Kredivo, GenZ có thể mua trước trả tiền sau với đa dạng sản phẩm lên đến 25 triệu đồng như đồ công nghệ, điện máy, đặt phòng khách sạn, tour tham quan. Khi thanh toán qua Kredivo bạn có thể lựa chọn kỳ hạn thanh toán phù hợp với kế hoạch chi tiêu của mình như 30 ngày, 3 tháng với lãi suất 0%; hoặc chọn trả góp 6 tháng, 12 tháng với lãi suất cạnh tranh.
Trên đây là những mẹo chi tiêu đang được GenZ áp dụng hiện nay. Không chỉ tạo ra các danh sách mua sắm mà GenZ đang thực hiện tận dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong đó có trả tiền sau để chi tiêu linh hoạt hơn trong thời điểm bão giá như hiện nay.
"Chuyến bay 5 phút" với hàng trăm nghìn USD nhiên liệu và hàng tấn khí thải của CEO Tesla Dù quản lý cả một công ty xe điện lớn như Tesla, tỷ phú Elon Musk vẫn sẵn sàng chi rất nhiều tiền nhiên liệu cho máy bay riêng. Giá nhiên liệu tăng cao đang là câu chuyện đau đầu của người dân nhiều nước. Như ở Mỹ, giá nhiên liệu bình quân đã có lúc chạm mốc cao kỷ lục. Tuy nhiên,...