Chủ tịch Điện lực số Huawei tiết lộ giải pháp giúp giá điện mặt trời thấp hơn nhiệt điện và trở thành nguồn năng lượng chính
Chủ tịch Zhou Taoyuan khẳng định, chính sách và nhu cầu nền kinh tế chính là hai yếu tố quyết định cơ hội biến điện mặt trời trở thành nguồn năng lượng chính, thay vì chỉ là nguồn năng lượng bổ sung như hiện tại.
Ngày 30/10, tại hội nghị Huawei Better World Summit 2020, Chủ tịch Điện lực số Huawei, ông Zhou Taoyuan đã chỉ ra những điều kiện cần thiết cơ bản để áp dụng công nghệ số trong phát triển hệ thống điện mặt trời tại các quốc gia.
Thị trường cạnh tranh sẽ giúp đầu tư điện mặt trời thành đầu tư thương mại
Trao đổi với Trí Thức Trẻ về việc làm thế nào Việt Nam có thể kết hợp công nghệ AI và điện mặt trời, nâng cao quy mô của điện mặt trời, đưa điện mặt trời từ ngang giá điện truyền thống dần tiến tới năng lượng chủ lực, ông Zhou Taoyuan nhấn mạnh rằng có 2 yếu tố quyết định đến điều này.
Chủ tịch Điện lực số Huawei cho biết, hiện nay điện mặt trời tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Song, nếu muốn tiếp tục đẩy nhanh quá trình này, Việt Nam cần tập trung vào hai yếu tố quan trọng: các chính sách của Chính phủ và nhu cầu của nền kinh tế.
“Hiện nay, chi phí phát điện mặt trời tại Trung Quốc đã thấp hơn nhiều so với các nhà máy nhiệt điện. Chúng tôi đã bước sang giai đoạn điện mặt trời đang cạnh tranh rất tốt với giá điện truyền thống. Khi thị trường cạnh tranh thì sẽ không cần trợ giá của Chính phủ, bởi lúc đó, đầu tư vào điện mặt trời sẽ là một loại hình đầu tư thương mại. Từ đó sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc gia”, ông Zhou Taoyuan khẳng định.
Theo ông, để đảm bảo sự phát triển bền vững, cần kết hợp công nghệ số với công nghệ điện lực, từ đó có thể hạ thấp chi phí, về lâu dài sẽ không cần các khoản tài trợ. Trước đó, năm 2014, Huawei đã biến giải pháp máy biến tần chuỗi trở thành giải pháp chủ đạo, số hóa toàn bộ nhà máy điện, máy biến tần trở thành bộ cảm biến của mảng pin quang điện, việc thu thập dữ liệu chính xác đến từng chuỗi, cơ bản đã đạt đến công nghệ tri giác.
Video đang HOT
Cần có hệ thống lưu trữ điện mặt trời
Nhờ giải pháp năm 2014, công suất phát điện của Huawei hiện nay đã cao hơn 35% công suất ban đầu, hạ thấp chi phí điện mặt trời. Đến năm 2018, Huawei cũng đưa ra giải pháp sáng tạo mới, làm tăng hiệu suất từ 3-5% trong cùng một diện tích pin mặt trời so với các giải pháp của nhiều doanh nghiệp khác trong ngành.
Chủ tịch Điện lực số Zhou Taoyuan nhận định, việc liên tục đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo sẽ giúp làm giảm chi phí phát điện mặt trời, từ đó đảm bảo điện mặt trời sẽ dần trở thành nguồn năng lượng chính thay vì là nguồn năng lượng bổ sung như hiện nay.
Bên cạnh chi phí, ông cũng cho biết cần phải quan tâm đến các công nghệ quan trọng khác như công nghệ lưu trữ năng lượng. Lý giải về điều này, ông chỉ ra việc phát điện mặt trời phụ thuộc vào số giờ nắng trong ngày, bản chất của điện mặt trời không phải là một nguồn điện ổn định. Bởi vậy, cần có hệ thống lưu trữ để điện mặt trời thừa ra sẽ được lưu vào lưới điện, từ đó có thể bán cho những doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu, hoặc có thể nối vào lưới điện quốc gia.
Cuối cùng, Chủ tịch Điện lực số Zhou Taoyuan kết luận, nếu giải quyết được những vấn đề về chi phí cũng như lưu trữ điện năng như trên, trong tương lai, chúng ta có thể biến điện mặt trời trở thành nguồn năng lượng chủ lực thay vì chỉ là nguồn năng lượng bổ sung như hiện tại.
Chi bao nhiêu tiền để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời?
Trên thực tế đa số các hộ gia đình đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời nhưng còn băn khoăn về chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà.
Hệ thống lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Theo nguyên tắc lắp đặt thì hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới gồm có những tấm pin năng lượng mặt trời nhận bức xạ sau đó chúng chuyển thành một nguồn điện một chiều (DC), tiếp đến lần lượt nguồn điện một chiều này sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC), thông qua một thiết bị là bộ chuyển đổi nối lưới Inverter - một bộ chuyển đổi mới luôn bảo đảm nguồn điện sinh ra từ hệ thống năng lượng mặt trời là tốt nhất nhằm tối ưu hóa nguồn sản sinh từ hệ thống và cung cấp nguồn điện trong quá trình truyền tải.
Bên cạnh đó bộ chuyển đổi Inverter còn có chức năng khác như là chức năng dò tìm và đồng bộ hóa kết nối giữa điện năng tạo ra hệ thống năng lượng mặt trời và hệ thống điện lưới cho việc lắp đặt. Trên thị trường giá thành của hệ thống năng lượng mặt trời dưới 10 kWp được tính theo kWp trung bình chi phí là khoảng 700 đến 950 $ tính ra tiền Việt Nam là khoảng 18 đến 21 triệu đồng.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập
Tấm pin, bộ điều khiển sạc, bộ biến điện, bộ ắc-quy là thiết bị chính của hệ thống này. Thông thường chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời độc lập này cao gấp đôi việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới . Do đó, chúng ta cần phải lắp đặt thêm một bộ ắc-quy khác, hệ thống này cũng cần một nguồn năng lượng ắc-quy lưu trữ lớn để hỗ trợ khi cần thiết.
Thiết bị chính từ việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nào là tùy vào nhu cầu của mỗi hộ gia đình. Thiết bị chính đối với một số gia đình có quy mô nhỏ thì có thể đầu tư một hệ thống điện năng lượng từ 1 đến 3 kWp có giá khoảng 40 đến 50 triệu trong một diện tích dàn pin từ 10 đến 30 mét vuông một số công ty có một diện tích lớn hơn thì cũng phải lắp đặt đèn pin nên đền 80 mét vuông đến 100 mét vuông trong một chi phí khá cao gấp đôi so với những quy mô nhỏ.
Tính về mặt lợi ích kinh tế thì hệ thống điện mặt trời hòa lưới vượt trội hơn so với hệ thống điện mặt trời độc lập. Tuổi đời một hệ thống điện mặt trời hòa lưới có thể kéo dài trên 25 năm và không phải mua ắc quy định kỳ để thay thế. Còn đối với các hệ thống điện mặt trời độc lập thì cần thay bình ắc-quy mới khoảng 3 triệu đồng trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm một lần còn đối với một số hệ thống có năng suất 1 kWp thì khoảng phải thay 8 bình ắc quy sau khoảng 3 năm. Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng hòa lưới là một biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí.
Ưu và nhược điểm của 2 hệ thống điện năng lượng mặt trời
Ưu điểm: Đây là một trong các ứng dụng được sử dụng các công nghệ mới nhất hiện nay và chúng cũng có thể được sử dụng hệ thống điện mặt trời ở nhiều quốc gia khác nhau. Và chi phí lắp đặt cũng không quá mắc, lại vừa túi tiền của người dân và chúng ít xảy ra các vấn đề trục trặc hay hư hỏng và ít phải thay mới.
Nhược điểm: hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới không thể hoạt động khi không có nắng hoặc vào ban đêm.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập
Đối với 1 gia đình với việc sử dụng dụng điện cho việc thắp sáng, xem tivi, quạt mát, nấu nướng, hệ thống máy lạnh có thể lắp đặt hệ thống có công suất như sau:
Công suất hệ thống: 2 KwP
Số lượng tấm PIN: 5 tấm
Sản lượng dự kiến: 300 Kwh/tháng
Số tiền tiết kiệm được hàng tháng: 600,000 VND/tháng
Ưu điểm: Vào ban ngày khi không có nắng hoặc ban đêm thì hệ thống năng lượng mặt trời độc lập này vẫn có thể lưu trữ điện năng lượng trong các bình ắc quy và có thể hoạt động bình thường
Nhược điểm: Chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời là khá cao. Bên cạnh đó người dân phải thay hệ thống bình ắc quy mới trong 3 đến 5 năm.
KTG Energy tư vấn lắp đặt miễn phí điện mặt trời Công ty KTG Energy vừa công bố chiến lược tư vấn lắp đặt miễn phí 100% hệ thống năng lượng mặt trời cho nhà máy trên toàn quốc. Hệ thống điện năng lượng mặt trời đang dần phổ biến trong vài năm trở lại đây Theo đó, KTG Energy sẽ tiến hành tư vấn, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp...