Chủ tàu khai nhận 2 tài công sập cầu Ghềnh chưa có bằng lái
Chủ tàu Phan Thế Thượng thừa nhận đã giao tàu kéo sà lan cho hai tài công Trần Văn Giang, Nguyễn Văn Lẹ dù biết rõ cả hai đều chưa có bằng lái.
Ngày 22/3, Công an tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc di lý 3 người bị bắt khẩn cấp trong vụ sập cầu Ghềnh gồm chủ tàu Phan Thế Thượng – 62 tuổi, ngụ Q. Phú Nhuận, TP.HCM cùng 2 tài công là Trần Văn Giang (35 tuổi, quê Sóc Trăng) và Nguyễn Văn Lẹ, (28 tuổi, quê Bạc Liêu).
Trước đó, họ bị bắt khi bỏ trốn tại Sóc Trăng.
Hình ảnh cầu Ghềnh sập bên cạnh chiếc sà lan húc vào đang bị lật úp
Bước đầu, tại cơ quan điều tra, hai tài công không có bằng lái khai nhận khi điều khiển sà lan cát đến gần chân cầu Ghềnh gặp phải dòng nước xoáy, máy không hoạt, lái tàu và lái phụ không điều khiển được nên đã để cho sà lan đâm vào trụ cầu gây tai nạn.
Video đang HOT
Theo lời khai của Giang, trong quá trình đi tàu Giang là người lái chính còn người cháu Nguyễn Văn Lẹ phụ lái.
Khi tàu kéo bị chết máy, không kiểm soát được đã kêu người cháu là Nguyễn Văn Lẹ đề máy nhưng vẫn không được nên sà lan đã lao vào chân cầu Ghềnh.
Trong khi đó, chủ tàu Phan Thế Thượng khai cách đây hơn một tháng, Trần Văn Giang và Nguyễn Văn Lẹ đã đến xin đi chạy tàu kéo sà lan nhưng không có bằng lái. Vì vậy, ông Thượng cho đi theo phụ việc, chừng nào có bằng lái mới cho lái.
Tuy nhiên, trước xảy ra vụ sập cầu Ghềnh, ông Thượng đã giao tàu kéo cho Giang, Lẹ thì xảy ra tai nạn.
Hiện cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục làm việc với 3 đối tượng để xem xét ra quyết định khởi tố bị can./.
Theo H.Mi
Theo_VOV
Lời khai ban đầu vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh
Ba người liên quan trực tiếp trong vụ tai nạn sà lan tông sập cầu Ghềnh là chủ tàu và hai tài công đã được di lý từ Sóc Trăng về Đồng Nai để phục vụ điều tra.
Ngày 21.3, lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai đã di lý Phan Thế Thượng (63 tuổi, chủ tàu kéo sà lan), Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu), Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) từ Sóc Trăng về Đồng Nai để phục vụ điều tra. Ba người này được cho là những người đã vận hành sà lan 800 tấn tông vào chân cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai khiến cầu bị sập vào lúc 11h30 ngày 20.3.
Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên, Giang và Lẹ là hai người trực tiếp điều khiển tàu đẩy mang số hiệu SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 đi từ tỉnh Tiền Giang đến TP.Biên Hòa. Khi đến chân cầu Ghềnh, do thiếu quan sát nên tài công đã để sà lan đâm trực diện vào trụ cầu số 2 của cầu Ghềnh. Cú va chạm mạnh khiến hai nhịp cầu đổ sập xuống sông.
Cơ quan chức năng kiểm tra hiện trường trong sáng 21.3.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu ba nghi can đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Theo đó, chủ tàu đẩy Phan Thế Thượng khai là tài công chính trong sáng 20.3. Ông Thượng điều khiển tàu đẩy sà lan lên TP.Biên Hòa. Khi đi đến phà Cát Lái (TP.HCM), ông Thượng lên bờ đi công việc riêng, giao lại cho Giang và Lẹ điều khiển tàu tiếp tục đưa sà lan đến cầu Ghềnh thì gặp nạn.
Hai lái phụ điều khiển chiếc đầu kéo sà lan chở cát tông sập cầu Ghềnh.
Theo Giang và Lẹ, do không có kinh nghiệm nên khi đến chân cầu Ghềnh gặp dòng nước xoáy, cả hai đều không điều khiển được sà lan theo ý muốn để chui qua gầm cầu nên đã tông vào chân cầu phía mép bên trái của sà lan. Sau vụ tai nạn, sà lan lật úp, đầu kéo bị chìm nên Giang và Lẹ bơi nhanh vào bờ, gọi điện thoại cho ông Thượng báo tin rồi cả hai đón xe đò trốn về quê.
Theo Tiến Dũng (Pháp luật TP.HCM)
Cầu Ghềnh sập do tài công... bận việc Chưa gút phương án trục vớt cầu. Bộ GTVT chọn phương án xây mới và đến ngày 15-7 đưa cầu Ghềnh vào hoạt động, thông tuyến đường sắt. Chiều 21-3, Bộ GTVT và tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan họp bàn các phương án tổ chức vận tải trong thời gian chưa có cầu Ghềnh, phương án trục vớt cầu...