Chủ quan nghĩ đau bụng do viêm loét, đi khám thành ung thư dạ dày
Ung thư là mối lo ngại gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới không chỉ ở Việt Nam, với số người mắc ung thư tăng thực sự. Theo một khảo sát, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất. Điều đặc biệt mọi người thường chủ quan vì nghĩ đau dạ dày là bệnh đơn giản mà không đi khám hoặc điều trị dứt điểm, khi có biểu hiện sụt cân thì ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn.
Tại Việt Nam, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất, đứng hàng thứ 2 ở nam giới sau ung thư phổi, thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung. Mỗi năm có thêm hơn 10.000 ca mắc mới – tỉ lệ cao nhất thế giới. Khoảng 2/3 số người bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, đã xâm lấn và di căn hạch lympho hay di căn xa.
Theo PGS.TS Vũ Hồng Thăng, Phó trưởng Khoa điều trị nội 4, Bệnh viện K; Phó trưởng bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội. Tại bệnh viện K là cơ sở chuyên sâu chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu bệnh ung thư, đây cũng là nơi điều trị đồng bộ nhất, chúng tôi gặp tất cả các loại ung thư. Số bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá cũng có xu hướng gia tăng, trong đó điển hình là K dạ dày, K đại trực tràng… Bệnh Viện K có 3 cơ sở với số lượng bệnh nhân điều trị rất lớn, theo thống kê thì bệnh nhân ung thư càng trẻ hoá, tỉ lệ mắc ung thư tại Việt Nam có vẻ trẻ hơn so với người da trắng ở Châu Âu. Đây cũng là mối lo ngại, do đó cần có các chương trình khám, sàng lọc, phát hiện bệnh trong cộng đồng.
Ung thư dạ dày có liên quan đến chế độ ăn uống
Theo BS Thăng, nguyên nhân gây ung thư dạ dày thực sự vẫn chưa được biết đến rõ ràng nhưng các yếu tố nguy cơ (như chế độ ăn nhiều muối, ăn nhiều thực phẩm ủ ngâm muối, lên men, thịt hun khói và nướng, thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hại, thuốc lá, béo phì, người bệnh bị nhiễm vi rút HP…) đã được nghiên cứu và ghi nhận. Ngoài ra, những ai được chẩn đoán mắc bệnh dạ dày như loét, viêm dạ dày mạn tính, phẫu thuật dạ dày trước, polyp dạ dày, yếu tố di truyền,…thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày thường cao hơn những người bình thường.
Video đang HOT
Chia sẻ về dấu hiệu nhật biết sớm về ung thư dạ dày, BS Thăng cho rằng; Triêu chưng cua bênh ung thư da day rât mơ nhat ơ giai đoan sơm, cac trương hơp khi co triêu chưng thi đa ơ giai đoan muôn. Cac triêu chưng như: đau vung trên rôn, mêt moi, chan ăn, thiêu mau, sut cân hoăc tư sơ thây khôi u… Đê phat hiên sơm bênh nay, cần đi kham sang loc đinh ky va phat hiên sơm băng nôi soi da day.
Có những trường hợp có triệu chứng rối loạn tiêu hoá, nếu trước đó chưa từng mắc bệnh gì mà bất ngờ có biểu hiện đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu, chất nhầy, có thể có đau bụng… cứ lầm trưởng bị đau dạ dày nhưng đi khám chuyên khoa tiêu hoá thì đã phát hiện ra ung thư.
Vì vậy, trước thực trạng ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa, BS. Thăng khuyến cáo: người sau 40 tuổi, nếu có dấu hiệu đau bụng lâu dài, ăn không tiêu, đầy bụng hoặc có yếu tố nguy cơ gia đình hoặc nhiễm vi rút HP điều trị không hết thì nên đi tầm soát ung thư. Phương pháp tầm soát ung thư dạ dày là nội soi dạ dày. Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh rất cao.
Theo http://suckhoedoisong.vn
Bệnh ung thư dạ dày rất nhiều người có khả năng mắc phải nhưng bạn đã biết cách tầm soát bệnh từ sớm?
Helicobacter pylori (H. pylori) là loại vi khuẩn có khả năng gây viêm dạ dày mãn tính và là tiền đề của bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là một loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 cho thấy, ở thành phố Hồ Chí Minh thì ung thư dạ dày đứng hàng thứ 4 đối với nam, đứng thứ 8 trong số 10 loại ung thư thường gặp ở nữ giới. Tại Hà Nội, con số này lần lượt là thứ 2 và thứ 3. Các nghiên cứu trên NCBI (Trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ) đã cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa ung thư dạ dày và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
Vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?
Helicobacter pylori (H. pylori) là xoắn khuẩn gram âm, hình que hơi cong. Vi khuẩn có roi giúp nó di chuyển trong lớp chất nhầy của dạ dày, gắn lên bề mặt dạ dày và sản sinh các độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có 4 đường lây chủ yếu thông qua miệng - miệng như khi dùng chung dụng cụ cá nhân, bàn chải, chén bát hay ly uống nước... Đường dạ dày - miệng, tức vi khuẩn có trong dịch dạ dày trào ngược. Đường dạ dày - dạ dày, nếu như dụng cụ nội soi không được khử khuẩn tốt. Đường phân - miệng, nếu như bạn không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
H. pylori gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, viêm nhiễm... làm bệnh dạ dày nặng hơn và là tiền đề của ung thư dạ dày.
H. pylori là một trong 2 nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mãn tính, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây loét dạ dày. Khi sống trong lớp chất nhầy niêm mạc, vi khuẩn tiết men là Protease và Phospholipases sẽ phá hủy chất nhầy dạ dày, gây viêm nhiễm, tăng axit dạ dày nên làm tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng.
Có khoảng 50% dân số thế giới có vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, và con số này cao hơn ở những nước đang phát triển. Vì khá dễ lây và kháng thuốc do tình trạng lạm dụng kháng sinh nên việc điều trị H. pylori gặp nhiều khó khăn.
Việc lạm dụng kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc.
Khi nào thì bạn nên đi xét nghiệm?
Xét nghiệm được khuyên làm khi bạn có những triệu chứng của bệnh dạ dày, ruột, hoặc những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân. Nếu bạn có tình trạng thường xuyên đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó tiêu, cảm giác đầy bụng hoặc buồn nôn... thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Ở các bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày được điều trị H. pylori, ổ loét sẽ mau lành và ít bị tái phát.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori
Phương pháp chẩn đoán H.Pyori thông dụng hiện nay là kiểm tra qua hơi thở, kiểm tra phân, nội soi trực tràng và xét nhiệm máu. Trong đó, kiểm tra qua hơi thở là một trong những phương pháp khá thông dụng, an toàn và cho kết quả nhanh sau 30 phút.
Việc điều trị thường bao gồm kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc để giảm lượng axit dạ dày, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn thụ thể histamine... Quá trình điều trị thực hiện trong vài tuần. Bệnh nhân sẽ được theo dõi và xét nghiệm trong cũng như sau quá trình dùng thuốc điều trị.
Theo Helino
Nữ y tá sốc vì bị ung thư "Tôi mới là người đi báo tin ung thư. Tôi không thể bị ung thư được", nữ y tá Jennifer Waller bàng hoàng khi biết mắc ung thư đại tràng. Khi đi khám vì đau bụng và sụt cân, Jennifer Waller (Mỹ) nghĩ mình chỉ kiệt sức. Trước đó, nữ y tá 32 tuổi từng sợ mình bị ung thư vú do có...