Chủ nhân căn nhà màu hồng và niềm đam mê tái chế, bảo vệ môi trường
Nhiều người đi trên đường Mai Văn Ngọc không khỏi thích thú khi bị thu hút bởi căn nhà màu hồng, xung quanh được trang trí bởi hàng trăm chậu cây xanh cũng được sơn màu hồng…
Căn nhà màu hồng của ông Phan Văn Chánh.
Yêu màu hồng, mê tái chế đồ bỏ đi
Chủ nhân của căn nhà đặc biệt này là ông Phan Văn Chánh, 69 tuổi. Căn nhà nhỏ chỉ vỏn vẹn hơn 20 mét vuông được ông Chánh “biến” thành một thế giới màu hồng rực rỡ. “Tôi có niềm yêu thích lớn với màu hồng. Nhìn những thứ màu hồng lúc nào tôi cũng thấy vui vẻ, trẻ trung, yêu đời hơn. Trong nhà có cái gì sơn được là tôi cho nó thành màu hồng”, ông Chánh chia sẻ.
Theo đó, các vật dụng trong nhà như: ly, bình nước, nồi cơm điện, bàn ghế, đến cả cây vợt tennis cũng đều có màu hồng.
Tất cả những vật dụng trang trí trong nhà đều được ông Chánh sơn màu hồng.
Ngoài tình yêu màu hồng, ông còn có đam mê tái chế chai nhựa. Năm 2020, khi còn làm công tác hành chính tại Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh, ông đã có ý tưởng tái chế và trang trí chai nhựa cũ để trồng cây. Nhìn hàng rào cạnh đường ray xe lửa trước nhà với những túi rác ngổn ngang, ông muốn thay đổi để khu phố trở nên sạch đẹp hơn. Thế là ngay khi nghỉ hưu, ông bắt đầu dành hầu hết thời gian trong ngày để thực hiện niềm đam mê của mình.
Một chiếc can nhựa được ông mua từ vựa ve chai, miệt mài hàng giờ tạo hình, vẽ trang trí để làm chậu trồng cây.
8 giờ sáng mỗi ngày, ông Chánh lại bắt đầu công việc yêu thích của mình.
Ban đầu khi làm với số lượng ít, ông xin chai nhựa từ bạn bè và mọi người xung quanh. Những cái chai được ông Chánh chọn lọc rất kĩ. Không phải chai nhựa nào cũng có thể tái chế để trồng cây được mà phải là những chai cỡ lớn từ 5 lít trở lên mới đủ không gian cho cây phát triển.
Nhưng không phải lúc nào cũng xin được từ mọi người xung quanh, để đồng bộ hơn, ông phải tìm mua chúng từ những bãi phế liệu với giá khoảng 3.000 đồng một chai. Tiền lương hưu nhận được hàng tháng, ông dành phần lớn vào việc mua chai nhựa, sơn, màu, cọ vẽ để tái chế làm chậu trồng cây.
Những chiếc chậu đã sẵn sàng để trồng cây.
Một góc vườn trong nhà ngập tràn màu hồng.
Video đang HOT
Phải mất một ngày làm việc, sau nhiều công đoạn, một chậu tái chế mới được hoàn thiện. Đầu tiên là ngâm chai trong nước, làm sạch thật kỹ, loại bỏ những tạp chất có trong chai nhựa để không làm hư hại đến cây. Sau đó ông Chánh bắt đầu tô màu hồng cho chậu, cắt tỉa và vẽ trang trí thêm hình các con vật để thêm phần sinh động. Mỗi chậu đều được ông trang trí khéo léo, tạo hình bắt mắt.
Sau khi chậu đã khô, cây mới được trồng vào. Đến nay, hàng rào cạnh đường ray xe lửa trước nhà đã được ông phủ kín khoảng 70m bằng lớp áo hồng, xanh rực rỡ với hơn 300 chậu cây.
Hàng rào đường ray xe lửa được khoác lên lớp áo rực rỡ.
Suốt 4 năm nay, ngày nào ông Chánh cũng miệt mài với công việc này. Mỗi ngày của ông bắt đầu từ 3 giờ sáng với công việc tưới cây. “Con hẻm này khá hẹp, xe cộ qua lại nhiều, nên tôi phải tranh thủ dậy sớm để tưới cây, không làm ảnh hưởng đến giao thông”, ông Chánh cho biết.
Sau khi cà phê sáng với vài người bạn, ông lại tiếp tục công việc nhuộm hồng những chai, chậu nhựa để trồng cây. Ông dành hầu hết thời gian trong ngày cho niềm đam mê này, có khi làm miệt mài từ sáng đến tận tối.
Lan tỏa lối sống tích cực
Những người dân xung quanh không chỉ thích thú trước việc làm của ông mà còn mang chai nhựa đến nhờ ông trang trí, tái chế trồng cây. Ông Chánh cũng vui vẻ nhận làm và tặng chậu cây tái chế cho bạn bè hay những người yêu thích. Mỗi chậu cây do ông làm ra đều khéo léo và đẹp mắt, khiến ai cũng trầm trồ khen ngợi.
Ông Chánh chia sẻ rằng niềm vui của ông không chỉ nằm ở việc “nhuộm hồng” các đồ vật mà còn ở việc lan tỏa tinh thần lạc quan, yêu đời đến những người xung quanh. “Tôi nghĩ, tuổi già nên suy nghĩ tích cực để cuộc sống không nhạt nhẽo. Tôi rất yêu đời, yêu công việc này. Có những ngày tôi vẽ mười mấy tiếng, quên cả giờ giấc nhưng vì niềm yêu thích, không khi nào tôi muốn từ bỏ”.
Ông Chánh với hàng rào cây xanh cạnh đường ray xe lửa trước nhà, được phủ kín khoảng 70m với hơn 300 chậu cây.
Ông Chánh lên mạng tìm hình những con vật đáng yêu, sau đó vẽ và tô màu trang trí lên chậu cây.
Căn nhà “nhuộm” hồng của ông giờ đây trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích màu hồng, cũng như những ai muốn tìm kiếm niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống.
Bạn Lê Thị Vy, một người thường xuyên ghé thăm nhà ông Chánh, bày tỏ sự thích thú: “Mình rất bất ngờ khi biết những con thú xinh xắn này được vẽ bởi bàn tay của một người đàn ông U70. Việc làm của ông Chánh rất ý nghĩa, không chỉ làm đẹp khu phố mà còn góp phần bảo vệ môi trường”.
Ông Chánh trồng nhiều loại hoa, cây cảnh, dành nhiều thời gian chăm chút chúng mỗi ngày.
Công trình của ông Chánh không chỉ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng mà còn được công nhận bởi chính quyền địa phương. Ông đã nhiều lần đoạt giải trong hội thi xây dựng “Góc phố xanh – Không gian xanh” do quận, thành phố tổ chức.
Ông Chánh tâm sự: “Có nhiều người cũng nhờ tôi làm chậu cây dùm họ, cũng có người hỏi tôi cách làm, việc làm của mình được lan tỏa, công sức của mình được mọi người đón nhận là động lực tinh thần lớn cho tôi”.
Căn nhà màu hồng nổi bật giữa con hẻm nhỏ khiến ai đi ngang qua cũng ngạc nhiên, khen ngợi.
Ở độ tuổi U70, ông Chánh đã và đang lan tỏa tinh thần yêu đời, lạc quan và tích cực đến mọi người xung quanh. Với ông, tuổi già không phải là trở ngại mà là cơ hội để sống hết mình với niềm đam mê và lan tỏa những điều tốt đẹp đến với mọi người.
Ông chủ 'sở thú lốp xe' và đam mê sáng tạo từ vật liệu tái chế
Những chiếc lốp xe cũ, những mảnh kính cường lực vỡ vụn... qua bàn tay khéo léo của anh Toàn trở thành những tác phẩm nghệ thuật sinh động, hấp dẫn.
Đầu năm 2023, trong một lần đọc được bài viết về chàng trai trẻ ở Bến Tre dùng hơn 200 chiếc lốp xe máy cũ đắp lên khung sắt tạo thành mô hình khỉ đột khổng lồ trong bộ phim King Kong, anh Toàn nghĩ bụng: " Người ta làm được, mình sao lại không ?"
"Sở thú lốp xe" độc đáo nhất Việt Nam
Năm 2022, khi vừa bước sang tuổi 50, anh Nguyễn Đức Toàn (phường Cao Thắng, TP Hạ Long, Quảng Ninh) được nghỉ hưu. Mấy tháng đầu mới nghỉ, anh chưa quen với quỹ thời gian rảnh rỗi.
"Cứ tầm 9 rưỡi, 10 giờ mọi người đi làm, đi học hết, ở nhà tôi cứ đi ra đi vào, ngồi lại đứng, đứng lại ngồi, chán lắm". Những lúc ấy, anh Toàn đọc báo vừa để giải khuây, vừa tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Nhận thấy lốp xe là vật liệu dễ tìm kiếm, giá thành không cao và phù hợp để sáng tạo, anh Toàn bắt tay ngay vào thực hiện mô hình tương tự.
Anh chia sẻ: "Ban đầu tôi nghĩ với con vật kích thước khổng lồ như vậy không thể làm được ngay nên sẽ xuất phát từ những con vật nhỏ trước". Đại bàng là con vật đầu tiên người đàn ông hơn 50 tuổi này thử sức.
Anh Toàn tham khảo rất nhiều hình vẽ trên mạng để chọn một hình ưng ý nhất rồi in làm mẫu. Từ các hình ảnh trên giấy, anh tưởng tượng ra hình ảnh 3D để tính toán tỷ lệ chiều cao, chiều dài mô hình. Các chi tiết khác như chân hay cánh của đại bàng đều do anh áng chừng.
Để có nguyên liệu cho tác phẩm, anh Toàn phải đi nhiều nơi thu thập lốp xe cũ. Anh đến các tiệm sửa xe lớn nhỏ thu mua lại với giá hữu nghị và nhờ thêm các chị đồng nát quanh khu hỗ trợ. Có thời gian anh Toàn trở thành khách quen của những người buôn bán sắt vụn bởi cứ có lốp xe cũ, ai cũng nhớ ngay tới "ông Toàn nhà gần cây xăng Cao Thắng".
Sau khi tích luỹ đủ các chất liệu, từ lốp xe, ốc vít, thép,... người đàn ông đất Mỏ bắt tay ngay vào quá trình làm sản phẩm. Anh dùng chủ yếu loại sắt 6, sắt 8 uốn cong và hàn lại để tạo bộ khung chắc chắn cho đại bàng. Tiếp đến, anh bọc một lớp tôn lập là bọc xung quanh khối sắt đã tạo hình. Cuối cùng, anh cắt lốp xe thành các sợi cao su nhỏ và cố định lên bề mặt tôn bằng ốc vít.
Chỉ sau 2 tuần tự mày mò, anh Toàn đã hoàn thiện con đại bàng với gần 5kg sắt và hơn 100 lốp xe đạp các loại. Mỗi loại lốp xe có một cấu hình khác nhau, do đó việc cắt ra sao, loại da nào gắn vào đâu cũng được anh Toàn cân nhắc tỉ mỉ.
Phần thân đại bàng, anh cắt các sợi nhỏ, mảnh tạo độ xù xì nhưng với phần cánh, anh lại cắt thành các bản to xếp chồng tầng tầng lớp lớp để tạo hiệu ứng chân thật nhất.
Từ con vật tạo hình thành công đầu tiên, anh Toàn tiếp tục triển khai các mô hình lớn hơn. Đến nay, trên mảnh sân vườn chừng 30m2 anh mượn của hàng xóm để trưng bày sản phẩm đã được lấp đầy nào tê giác, king kong, voi mẹ con và cả chú khủng long khổng lồ. Nơi đây được anh đặt cho một cái tên thú vị - "Sở thú lốp xe".
Trong số những tác phẩm đã hoàn thiện, anh Toàn tâm đắc nhất với mô hình khủng long. Đây cũng là mô hình anh dành nhiều thời gian và công sức nhất.
"Khi có ý định làm thêm con khủng long, một anh hàng xóm đã nói tôi không thể làm được. Từ chính sự nghi ngờ ấy mà tôi có thêm động lực. Đến giờ nhìn lại thành quả của mình, tôi rất vui", anh Toàn chia sẻ.
Video: Anh Toàn giới thiệu về mô hình khủng long khổng lồ.
Anh Hưng - người hàng xóm cạnh nhà anh Toàn chia sẻ: "Nếu không tận mắt chứng kiến anh Toàn cặm cụi gắn từng lớp cao su lên khung sắt, tôi không bao giờ tin một mình anh có thể làm được. Trước đó anh ấy chưa từng làm bao giờ, cũng chưa học qua bất cứ trường lớp nào về lĩnh vực này".
Đam mê sáng tạo sản phẩm tái chế
Ngày còn đi học, anh Toàn yêu môn mỹ thuật, từng muốn thi vào trường Đại học Kiến trúc nhưng vì điều kiện không cho phép, anh đành gác ước mơ, ở lại Quảng Ninh làm việc.
Năm 1993, anh Toàn trở thành công nhân của mỏ than Hà Lầm. Dáng người nhỏ, sức khoẻ tốt, anh xung phong làm thợ xuống hầm lò. Đằng đẵng 30 năm, anh gắn bó với công việc tận sâu trong lòng đất.
"Nếu hỏi tôi tại sao làm được những con vật bằng lốp xe như hiện giờ, chính tôi cũng không trả lời được. Công việc chuyên môn của tôi là công nhân khai thác mỏ than. Hai lĩnh vực này không liên quan gì đến nhau" , anh Toàn nói.
Cho rằng công việc chuyên môn và thú vui hiện tại không có gì liên quan nhau, song, anh Toàn cũng thừa nhận bản thân có niềm yêu thích đặc biệt với sáng tạo nghệ thuật. Và có lẽ, phần nào đó, những năm làm công nhân mỏ cũng tôi rèn cho anh đức tính tỉ mỉ, nhẫn nại để anh có thể miệt mài với công việc này.
Có một điều thú vị mà anh Toàn nhận ra là xung quanh mình, nếu chịu khó, rất nhiều vật liệu bỏ đi có thể trở thành nguyên liệu cho các tác phẩm nghệ thuật.
Tháng 9/2023, sau khi hoàn thành "sở thú" có một không hai, anh Nguyễn Đức Toàn nhận ra giá trị của việc tái chế vật liệu cũ để tạo nên những tác phẩm có ích. Từ đó người thợ mỏ về hưu quyết tâm tìm tòi làm thêm sản phẩm tái chế khác.
Hiện nay trong gian phòng khách nhà anh Toàn đang trưng bày hơn 20 bức tranh lớn nhỏ làm từ kính cường lực vỡ. Hình ảnh các vị lãnh tụ, người nổi tiếng hay chính bạn bè, người thân đều trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo, là nhân vật trong những bức tranh của anh.
Anh Toàn mong muốn, các sản phẩm tái chế của anh không chỉ mang giá trị tinh thần, thẩm mỹ mà còn hướng tới thông điệp bảo vệ môi trường ý nghĩa.
"Sắp tới tôi sẽ nghiên cứu làm thêm nhiều sản phẩm tái chế khác, vừa để thoả mãn đam mê, vừa làm đẹp cho nơi tôi sống", anh Toàn tâm sự.
Là người chia ngọt sẻ bùi hơn 20 năm với anh Toàn, chị Vương Minh Nguyệt rất xúc động khi ngắm nhìn những tác phẩm chồng sáng tạo.
"Chỉ đến khi anh làm xong các sản phẩm tôi mới phát hiện hoá ra chồng mình cũng rất có khiếu nghệ thuật. Anh cứ cặm cụi, lặng lẽ làm một mình. Chưa bao giờ tôi thấy anh than phiền hay bỏ cuộc, anh cứ làm đi làm lại cho đến khi ưng ý nhất mới nghỉ" , chị Nguyệt nói.
Cặp vợ chồng cải tạo lại ngôi nhà cổ để có thế sống mà không cần bật điều hòa suốt 17 năm Mặc dù đã sống ở đây được 17 năm nhưng cặp vợ chồng này cho biết, căn nhà dường như không phải sửa chữa gì nhiều. Chủ nhân của căn nhà rộng 80m2 này tên là Sherry ở Thượng Hải. Hiện tại, vợ chồng Sherry đang ở cùng 3 người con. Điều đặc biệt ở chỗ, ngôi nhà này có nhiệt độ chỉ...