Chủ động phòng ngừa bệnh dị ứng từ môi trường sống
Những năm qua, dị ứng là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm. Trước sự phát triển của đời sống hiện nay, dị ứng ngày càng phổ biến, dễ gặp hơn, trở thành nỗi phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của không ít người, thậm chí còn có trường hợp gặp nguy hiểm, sốc do dị ứng.
Trước vấn đề này, xét nghiệm dị ứng là một trong những cách cơ bản để xác định được nguyên nhân dị ứng và có sự phòng ngừa.
Mỗi chúng ta ai có lẽ cũng đã từng chứng kiến hoặc trải qua một số dị ứng trong cuộc sống. Có những người cứ đến mùa Xuân thường bị các dị ứng từ phấn hoa, nấm mốc từ môi trường không khí ẩm, gây các dị ứng về đường hô hấp rất khó chịu; có những người lại dị ứng với nguyên nhân hết sức bất ngờ như từ sách báo cũ, từ môi trường bụi trong nhà, hoặc từ một số loại thực phẩm quen thuộc; thậm chí đến quả chuối tiêu vốn được coi là thứ quả tốt cho sức khỏe cũng có thể gây ra dị ứng cho một số người.
Bệnh viện Đa khoa Đức Minh đầu tư hệ thống xét nghiệm dị ứng giúp người dân không phải về Hà Nội như trước đây.
Nhiều người cũng được chứng kiến không ít trường hợp dị ứng liên quan đến một số loài vật như ong, kiến đặc biệt là với nhộng (con non) của các loài vật này khi ăn vào khiến cơ thể dị ứng, nổi mề đay, sưng mặt, gây khó thở… Một số loại thực phẩm tưởng như lành tính, ngon miệng và bổ dưỡng như hải sản với các loại cua biển, hàu, tôm cũng là một nỗi lo sợ của không ít người có cơ địa không thể dung nạp loại thực phẩm này. Từ đó, dẫn đến những ca dị ứng khá nặng với hải sản.
Anh N.T.H, ở tổ 1, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang từng nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vì dị ứng khá nặng khi ăn món ăn làm từ con trùng trục (một loại vật có vỏ giống con trai, hến). Dị ứng tác động trực tiếp đến đường tiêu hóa khiến anh bị đau bụng, đi ngoài kéo dài, mặt bị sưng lên. Sau quá trình điều trị tích cực, cơn dị ứng đã qua và dần bình phục. Theo các y bác sỹ, con trùng trục, trai, hến có thể gây ra dị ứng đối với cơ thể mẫn cảm với protein có trong các loài này. Trong các loại trùng trục, trai, hến đôi khi có chứa virus có thể gây ra các dị ứng về hô hấp, về tiêu hóa gây tiêu chảy và phát ban…
Hà Giang là địa bàn miền núi với đời sống nông nghiệp là phổ biến, vì thế trong môi trường sống cũng có nhiều yếu tố có thể gây ra dị ứng. Đó là nhiều loại nấm, côn trùng ve, bọ, thậm chí là từ nhiều loài thực vật như quả đào, phấn hoa Bồ công anh, mủ cây Cao su… có trong môi trường sống. Vì thế, có thể thấy có những người sẽ bị dị ứng theo mùa, nhiều người thường hay dị ứng về mùa Xuân, người lại hay dị ứng về mùa Hè, có người lại thường dị ứng về mùa Đông, hay các thời điểm giao mùa…
Trao đổi với phóng viên, bác sỹ Trương Việt Anh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Minh cho biết: Những năm qua, bệnh dị ứng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch tốt hơn, nhưng điều này cũng dễ gây ra các phản ứng dị ứng hơn do hệ miễn dịch mẫn cảm với các dị nguyên gây dị ứng trong môi trường sống. Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa Đức Minh cũng đều tiếp nhận các ca dị ứng với nhiều loại dị ứng khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nguyên nhân dị ứng và cách phòng ngừa. Vì thế, xét nghiệm tìm các dị nguyên gây dị ứng là cách để mỗi người có thể phòng ngừa nguy cơ dị ứng cho cơ thể.
Video đang HOT
Hiện nay, với khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta có nhiều phương pháp xét nghiệm dị ứng, như xét nghiệm má.u định lượng IgE đặc hiệu với từng loại dị nguyên; test panel dị ứng; test lẩy da để phát hiện di nguyên gây dị ứng… Được biết, trước đây việc xét nghiệm dị ứng thường phải về tận Hà Nội, nơi có các bệnh viện chuyên làm xét nghiệm, như Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, hiện nay tại Hà Giang, Bệnh viện Đa khoa Đức Minh với sự đầu tư lớn về công nghệ xét nghiệm đã thực hiện được xét nghiệm dị ứng bằng phương pháp định lượng IgE đặc hiệu, giúp người dân đỡ phải di chuyển về tận Hà Nội, giảm tốn kém. Đến thời điểm này, Bệnh viện Đức Minh cũng là cơ sở y tế duy nhất trong tỉnh thực hiện xét nghiệm dị ứng bằng phương pháp định lượng IgE đặc hiệu.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đức Minh, với hệ thống máy móc xét nghiệm dị ứng tự động được đầu tư, Bệnh viện có thể xét nghiệm đọc được tất cả các loại panel 44, 64 và 96 dị nguyên. Từ đó, giúp xác định nhiều chất là nguyên nhân gây dị ứng để có thể trao đổi, tư vấn cho bệnh nhân quản lý tốt các vấn đề liên quan đến dị ứng, đồng thời chủ động phòng ngừa dị ứng trong môi trường sống hàng ngày. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
Keo dán thịt (Meat Glue) là một loại enzyme tự nhiên có khả năng kết nối các phân tử protein lại với nhau, giúp những miếng thịt vụn, nhỏ lẻ hoặc không đồng nhất dính chặt lại thành khối hoàn chỉnh.
Hầu hết, loại keo này thường chiết xuất từ vi khuẩn Streptoverticillium hoặc từ má.u động vật (huyết tương bò hoặc heo).
Một thí nghiệm nhỏ về thịt không dùng keo dán thịt (bên trái) và dùng keo dán thịt (bên phải). Kết quả, miếng thịt có sử dụng keo đạt độ láng bề mặt, không có những vết rạ.n nứ.t tự nhiên. Ảnh minh họa: Sous Vide
Trong ngành công nghiệp thực phẩm:
Tạo ra miếng thịt hoàn chỉnh từ các phần vụn nhỏ: Giúp các miếng thịt vụn, nhỏ lẻ kết dính thành miếng lớn hơn, có hình dạng đồng đều.
Tạo hình thực phẩm: Giúp tạo ra các sản phẩm thịt có hình dạng nhất quán như beef steak, jambon, xúc xích.
Giảm lãng phí nguyên liệu: Tận dụng các phần thịt vụn, tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Tạo kết cấu đồng nhất: Đảm bảo độ dai, mềm và kết cấu ổn định của sản phẩm thịt.
Ứng dụng trong thực phẩm chay: Tạo kết cấu giống thịt cho các sản phẩm protein thực vật.
Trong ngành ẩm thực cao cấp:
Sáng tạo món ăn độc đáo: Các đầu bếp sử dụng Meat Glue để kết hợp nhiều loại thịt hoặc cá khác nhau, tạo nên món ăn có kết cấu và hình dáng đặc biệt.
Tạo kết cấu hoàn hảo: Giúp món ăn giữ được hình dạng ổn định sau khi nấu.
Thịt dán keo có những sự rủi ro về sức khỏe người dùng bị mẫn cảm, dụ ứng. Ảnh minh họa: Northshorecrafts
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao: Khi ghép các miếng thịt nhỏ lại với nhau, bề mặt bên trong của miếng thịt được đưa ra ngoài. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella hoặc E.coli. Nếu không được nấu chín kỹ, vi khuẩn bên trong miếng thịt có thể tồn tại và gây ngộ độc thực phẩm.
Khó phân biệt thịt thật và thịt dán keo: Thịt dán keo có thể giống như thịt nguyên khối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể phải trả giá cao cho những miếng thịt tưởng như chất lượng cao nhưng thực tế lại được ghép từ vụn thịt.
Dị ứng và phản ứng phụ: Một số người có thể dị ứng với enzyme transglutaminase hoặc các chất phụ gia đi kèm. Cần thận trọng với những người có tiề.n sử dị ứng thực phẩm. Một số người có thể dị ứng với enzyme transglutaminase, gây ra các phản ứng như phát ban, khó thở hoặc sốc phản vệ.
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Ở một số quốc gia, Meat Glue bị cấm sử dụng trong thực phẩm bán cho người tiêu dùng, trong khi ở các quốc gia khác, nó được phép sử dụng nhưng phải dán nhãn rõ ràng.
Một số loại thịt có tem nhãn về người tiêu dùng nhận định có Meat Glue hay không? Ảnh minh họa: Newsweek
Xem nhãn sản phẩm: Tìm các từ khóa như Transglutaminase, TG enzyme, Enzyme kết dính Protein, hoặc Meat Glue.
Kết cấu thịt: Thịt được ghép từ vụn thường có kết cấu không tự nhiên, có thể thấy các đường nối giữa các mảnh thịt.
Thịt đông lạnh sẵn: Các sản phẩm thịt chế biến sẵn, đông lạnh, hoặc thịt có hình dạng hoàn hảo đáng ngờ thường có khả năng sử dụng Meat Glue.
Thịt sử dụng Meat Glue nên được nấu chín hoàn toàn trên 70 độ C để tiê.u diệ.t vi khuẩn. Ảnh minh họa: Freepik
Thịt sử dụng Meat Glue nên được nấu chín hoàn toàn trên 70 độ C để tiê.u diệ.t vi khuẩn. Meat Glue (Transglutaminase) là một công cụ hữu ích trong công nghiệp chế biến thực phẩm và ẩm thực, giúp tối ưu hóa nguyên liệu và giảm lãng phí. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình an toàn thực phẩm, minh bạch thông tin trên nhãn mác là bắt buộc, người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức và lựa chọn thực phẩm từ những nguồn uy tín.
Xịt nước hoa cũng có thể khiến da bị kích ứng Tình trạng viêm da kích ứng hoặc phát ban có thể do sử dụng nước hoa quá đậm đặc hoặc bạn dị ứng với loại mùi hương nhất định. Xịt nước hoa là cách để tạo nên sự quyến rũ và khẳng định phong cách cá nhân. Nhưng có những người gặp tình trạng khó chịu khi dùng nước hoa khiến da bị...