Chủ động phòng ngừa bệnh cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới.
Bệnh lưu hành quanh năm, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm (influenza virus) gây nên. Nhiều người nhầm lẫn cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
BỆNH DỄ LÂY LAN
Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường gây nên bởi vi rút nhóm A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. Cúm có thể lây lan thành đại dịch và trên lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Bệnh cúm có thể diễn tiến nghiêm trọng ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.
Tiêm vắc xin hằng năm là giải pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ trước bệnh cúm mùa, góp phần phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong môi trường học đường.
Bệnh cúm lây lan chủ yếu thông qua những giọt bắn li ti tạo ra khi người mắc bệnh cúm hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Thông qua những giọt bắn này, bệnh cúm có thể lây lan từ người này sang người khác. Ngoài ra, cũng có trường hợp người mắc bệnh cúm khi chạm vào bề mặt hoặc vật thể nào đó chứa vi rút cúm, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng của mình.
Khi bị nhiễm vi rút cúm mùa, thường sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sốt, cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi… Về sau khi các triệu chứng ngạt mũi, ho và chảy nước mũi xuất hiện, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng ngạt, ăn không ngon, mệt mỏi… Những người mắc bệnh cúm thường dễ lây lan trong khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên khi bệnh bắt đầu. Một số trường hợp có thể lây bệnh cho người khác bắt đầu từ 1 ngày trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện và cho đến khoảng 5 – 7 ngày sau khi mắc. Trẻ nhỏ và người cao tuổi do có hệ miễn dịch yếu sẽ lây vi rút cho người khác trong khoảng thời gian dài hơn.
Video đang HOT
Cúm mùa thường lưu hành quanh năm nhưng thường tập trung vào một thời điểm nhất định tùy thuộc theo khu vực địa lý. Nhiều nghiên cứu cho rằng, vi rút cúm lây lan trong không khí một cách dễ dàng, đặc biệt là ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thấp. Vì vậy, dịch cúm mùa có xu hướng lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, các chuyên gia cảnh báo đỉnh điểm của mùa cúm tại Việt Nam có thể rơi vào tháng 10 đến tháng 3 hằng năm, cao điểm vào tháng 1 tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam vào khoảng tháng 9 – 10 hằng năm, sau đó sẽ tạm lắng vào mùa hè. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để vi rút cúm theo mùa phát triển và lây lan.
Tiêm vắc xin hằng năm là giải pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ trước bệnh cúm mùa, góp phần phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong môi trường học đường.
Hầu hết mọi người nhiễm cúm mùa sẽ phục hồi hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng 1 tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ. Nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh cúm đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye (gây phù ở gan và não) rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh cúm mùa không điều trị hoặc điều trị quá muộn khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người cao tuổi trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, bệnh cúm còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu. Bệnh cúm cũng gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Thai phụ bị cúm có thể gây ra biến chứng phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương. Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có từ 290.000 ca đến 650 000 ca tử vong liên quan đến cúm mùa.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan với bệnh cúm, đặc biệt là vào thời điểm dịch cúm bùng phát.
Do đó, vào thời điểm xuất hiện dịch cúm mùa, mọi người cần hết sức chú ý, đặc biệt là đề phòng những biểu hiện của bệnh cúm ác tính. Các bệnh cúm ác tính có thể gây nên tổn thương phổi rất nhanh chóng, thường trong vòng khoảng 3 – 5 ngày, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Các biểu hiện cúm ác tính khá giống với cúm thông thường nhưng có thể gây tổn thương phủ tạng.
Người cao tuổi cần tiêm vắc xin cúm để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh cúm mùa và phòng ngừa do bệnh cúm gây ra.
Trong phòng ngừa cúm mùa, các biện pháp vệ sinh cá nhân được xem là rất quan trọng. Các chuyên gia y tế dự phòng khuyến cáo: Mọi người cần rửa tay thường xuyên và lau khô tay đúng cách; vệ sinh hô hấp tốt, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy đúng cách; tự nguyện cách ly sớm những người cảm thấy mệt mỏi, sốt và có các triệu chứng bệnh cúm khác; tránh tiếp xúc gần với người bệnh cúm; tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
Cùng với việc đảm bảo vệ sinh cá nhân, cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa là tiêm vắc xin. Vắc xin cúm mùa an toàn, hiệu quả, có sẵn và đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Miễn dịch ở những người tiêm vắc xin giảm theo thời gian, vì vậy nên tiêm vắc xin hằng năm để phòng bệnh cúm mùa. Tiêm vắc xin phòng cúm mùa đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ bị biến chứng của bệnh cúm và những người sống chung hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa.
WHO khuyến cáo tiêm phòng cúm mùa hằng năm cho các đối tượng phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi); người mắc bệnh mạn tính, nhân viên y tế. Người khỏe mạnh cũng có thể tiêm vắc xin phòng cúm mùa hằng năm để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.
Hiện nay vắc xin cúm mùa rất dễ dàng tiếp cận tại các Trung tâm Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các trung tâm tiêm chủng được cấp phép tại địa phương. Giá thành của mỗi liều vắc xin dao động từ khoảng 200.000 đồng cho đến dưới 400.000 đồng, tùy theo xuất xứ của vắc xin và giá dịch vụ tại mỗi điểm tiêm.
WHO khuyến cáo phòng bệnh cúm mùa cho phụ nữ mang thai
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) đã nhận được những báo cáo về các trường hợp nhập viện và tử vong do cúm ở phụ nữ mang thai.
Khi phụ nữ mang thai bị cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Cúm mùa không phải là cảm lạnh thông thường, nó xuất hiện đột ngột với nhiều triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng.
Cúm có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng như viêm xoang, viêm tai... Viêm phổi cũng có thể là biến chứng của bệnh cúm hoặc do người bệnh nhiễm đồng thời virus cúm và vi khuẩn.
Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể kể đến là viêm cơ tim, viêm não hoặc viêm cơ và suy đa cơ quan (như suy hô hấp và suy thận). Bệnh có tính lây lan cao, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu trong đó có phụ nữ mang thai.
Theo khuyến cáo, vaccine có thể bảo vệ phụ nữ cả trong và sau khi mang thai.
Với phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 - 5 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn (7-10 ngày).
Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ và bệnh sẽ nguy hiểm hơn người thường. Đối với thai nhi, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh (khi virus cúm xâm nhập vào bào thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ). Bên cạnh đó, khi mẹ sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Vì vậy, việc phòng cúm cho phụ nữ mang thai vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ sẽ mang lại 3 tác động tích cực: Giúp ngăn ngừa cúm và giảm biến chứng cúm cho người mẹ. WHO khuyến cáo phụ nữ có thai là nhóm ưu tiên cao nhất tiêm vaccine phòng bệnh cúm mùa.
Việc tiêm phòng đã được chứng minh là làm giảm khoảng 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm và giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở phụ nữ mang thai. Tiêm vaccine cúm giúp giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 25% tỷ lệ sinh non và giảm 72% nguy cơ trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi) nhập viện do cúm.
Tại Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo vaccine có thể bảo vệ phụ nữ cả trong và sau khi mang thai, tiêm vaccine cho người mẹ giúp giảm 1/2 nguy cơ bị nhiễm cúm ở trẻ cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, các bà mẹ nên tiêm vaccine trước cao điểm của mùa cúm (tháng 10 - tháng 11); đặc biệt là đối với sản phụ đang mắc một tình trạng bệnh lý khác như hen suyễn hoặc bệnh tim... Tuy nhiên, các bà mẹ vẫn có thể tiêm vaccine trong và sau mùa cúm (tháng 6 - 7). Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, vẫn có thể tiêm vaccine phòng bệnh.
Ngoài ra, để phòng bệnh, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; áp dụng thói quen lành mạnh đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau củ quả, thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao thể trạng và sức đề kháng
Phòng bệnh cúm mùa khi thời tiết chuyển lạnh Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào mùa đông xuân hoặc thời điểm chuyển mùa. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng...