Chủ các cơ sở kinh doanh đã sẵn sàng mở cửa trở lại sau ngày 15/4
Sau thời gian 2 tuần đóng cửa, nhiều chủ cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu cho biết đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng mở cửa hàng trở lại nếu việc thực hiện cách ly xã hội được gỡ bỏ từ sau ngày 15/4.
Hôm nay (15/4), Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định tiếp tục hay gỡ bỏ lệnh cách ly xã hội để phòng dịch COVID-19.
Theo ghi nhận của phóng viên, chiều ngày 14/4, một số cửa hàng cà phê, hàng ăn trên một số tuyến phố như Trương Công Giai (Cầu Giấy); Quán Thành ( Hoàn Kiếm), Bát Khối ( Long Biên),… đã bắt đầu chuẩn bị để trở lại hoạt động kinh doanh sau khi hết lệnh cách ly toàn xã hội.
Anh Phương Nam (quản lý một quán ăn) cho biết: “Chúng tôi bắt đầu gọi một số nhận viên trở lại làm việc, trước mắt là dọn dẹp hàng quán, lau bàn ghế bát đũa để chuẩn bị mở cửa trở lại. Ngay sau khi có thông báo, cửa hàng sẽ đi mua thực phẩm tươi, đội ngũ đầu bếp cũng đã sẵn sàng”.
Chiều 14/2, nhiều cửa hàng trên phố Trương Công Giai (Cầu Giấy) bắt đầu chuẩn bị trở lại sau 15 ngày cách li xã hội.
Tại đường Bát Khối (Long Biên), anh Chính (chủ một quán cà phê) cho biết thực hiện cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua cửa hàng nhà anh đã phải tạm đóng cửa. Nhiều lúc nhớ công việc, anh pha cốc cà phê thật đặc, một mình ngồi thưởng thức và vạch ra những kế hoạch bán hàng mới để có thể đưa vào áp dụng ngay sau khi lệnh cách ly xã hội được gỡ bỏ.
Anh chia sẻ, thời gian thực hiện cách ly xã hội đã có hiệu quả nhất định trong việc khoanh vùng các ổ dịch Covid-19, nhưng anh cũng hy vọng Chính phủ sẽ có những cơ chế thích hợp để hoạt động kinh doanh buôn bán có thể trở lại từ sau ngày 15/4. Kinh doanh quán cà phê là nguồn thu nhập chính của gia đình anh, do đó việc phải đóng cửa hàng trong thời gian qua cũng ảnh hưởng nhất định đến nguồn thu nhập của gia đình trong khi vẫn phải trả một số tiền lớn để thuê mặt bằng.
Video đang HOT
Một số cửa hàng ăn và quán cà phê trước đó vẫn hoạt động online nên không cần chuẩn bị nguyên liệu mà chỉ lau dọn bàn ghế, cơ sở vật chất.
Anh Tiến (chủ một cơ sở bán thiết bị nhà bếp và thiết bị vệ sinh, phòng tắm tại Hà Đông, Hà Nội) thừa nhận cũng đang rất hồi hộp chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Anh chia sẻ, trước khi có lệnh đóng cửa các cửa hàng không thiết yếu, gia đình anh đã chi một khoản tiền lớn để cải tạo mặt bằng kinh doanh và nhập thêm hàng mới. Khi mọi công việc chuẩn bị vừa hoàn thành, cửa hàng phải tạm thời đóng cửa khiến cho kế hoạch bán hàng trong tuần khai trương của gia đình phải dừng lại.
Anh cho biết, trong quãng thời gian 2 tuần qua, anh đã đếm từng ngày chờ hết thời gian cách ly xã hội để có thể mở lại cửa hàng kinh doanh bởi đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Mỗi ngày cửa hàng đóng cửa, gia đình anh chịu thiệt hại lớn về tiền vốn nhập hàng, tiền thuê mặt bằng và lãi vay ngân hàng,…
Dù chưa có thông báo chính thức về lệnh cách ly nhưng các cửa hàng vẫn chuẩn bị tươm tất, sẵn sàng đón khách
Mong muốn sớm kết thúc thời gian thực hiện cách ly xã hội cũng là tâm tư của anh Tuấn – chủ một phòng khám răng gần cửa hàng anh Tiến. Anh Tuấn cho biết trong suốt 2 tuần thực hiện cách ly xã hội, anh chỉ nhận điều trị tủy duy nhất cho 1 bệnh nhân 5 tuổi bị đau răng. Và sau 2 lần tranh thủ mở cửa phòng khám để tiến hành đặt thuốc vào chân răng, bệnh nhân đã đỡ đau. Anh cũng đã hẹn gia đình sẽ tiếp tục điều trị sau khi thời gian cách ly xã hội kết thúc và được chấp nhận.
Với những khách hàng liên lạc để kiểm tra răng, có đề của răng không quá nặng, anh đều xin phép từ chối và hẹn khách liên lạc trở lại sau ngày 15/4 bởi phòng khám cũng không thuộc diện thiết yếu để được phép mở cửa trong thời gian thực hiện cách ly xã hội.
Anh Ninh cho biết mong muốn sớm được mở cửa hàng kinh doanh trở lại sau ngày 15/4 để có thể giao hàng cho khách
Anh Nguyễn An Ninh (chủ một cơ sở kinh doanh đồ gỗ và đồ thờ tại Ý Yên – Nam Định) cho biết ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời gian cách ly xã hội khiến cho mọi kế hoạch kinh doanh của mình trong năm 2020 bị đổ bể. Anh chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch, nhiều người mất việc làm, giảm thu nhập nên người dân cũng hạn chế mua sắm bàn ghế hay đồ thờ mới, hàng hóa khó tiêu thụ hơn những năm trước rất nhiều. Gần đây anh có vài đơn hàng chuyển đi các tỉnh nhưng chưa thể giao khách đặt bởi lệnh cách ly xã hội.
Trong tuần vừa qua anh có chuyển một chuyến hàng cho khách đặt tại Hải Dương nhưng xe hàng không thể vào tỉnh này nên lại chở hàng về kho để. Anh cũng cho biết sau 5 năm chạy xe chở hàng và 3 năm mở cửa hàng kinh doanh đồ gỗ, đồ nội thất thì đây là lần đầu tiên khi giá xăng xuống thấp kỷ lục nhưng xe lại nằm nhà thường xuyên, không có thu nhập từ việc chở hàng.
Thời gian qua do khách mua hàng không có, khách thuê chở hàng cũng ít nên thu nhập của gia đình anh bị ảnh hưởng lớn. Anh cũng hy vọng, lệnh cách ly xã hội sẽ kết thúc sau ngày 15/4 để mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân các tỉnh trở lại bình thường.
Trung Kiên – Thanh Thúy
Vì sao website bán hàng hiệu Leflair đột ngột đóng cửa?
Website bán hàng chính hãng Leflair đóng cửa do gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn, cho thấy sự khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam.
Đơn vị chuyên cung ứng hàng hiệu trên website bán hàng Leflair vừa gửi thông báo giải thích lý do tạm ngừng kinh doanh tại thị trường Việt Nam đến các đối tác.
Giao diện trang web bán hàng hiệu chính hãng giá rẻ Leflair - Ảnh chụp màn hình
Theo đơn vị này, việc xây dựng, mở rộng TMĐT đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Trong đó, công nghệ, kho vận, nhân sự là những yếu tố thiết yếu để những công ty như Leflair có thể cải tạo và thay đổi ngành bán lẻ. "Do đó, áp lực về nguồn vốn đối với Leflair ngày càng lớn theo sự phát triển của chúng tôi, cùng với áp lực mục tiêu tạo lợi nhuận" - thông báo viết.
Leflair cũng cho rằng biến đổi thị trường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đã không tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp này. Do vậy, Leflair gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục hoạt động theo cơ cấu và chiến lược hiện tại.
"Dưới áp lực về nguồn vốn hữu hạn và yêu cầu cắt giảm chi phí vận hành, chúng tôi phải đưa ra quyết định khó khăn là tạm dừng hoạt động kinh doanh Leflair tại Việt Nam" - đại diện Leflair thông tin trong bản thông báo gửi đến đối tác.
Tuy nhiên, công ty này cho biết "vẫn duy trì hoạt động "Hàng Nhập Khẩu" phù hợp với chiến lược năm 2020". Trong thời gian đó, Leflair sẽ nỗ lực cải cách và thay đổi cơ cấu vận hành nhằm tái khởi động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2021.
Là trang TMĐT chuyên bán hàng hiệu giảm giá với cam kết chính hãng 100%, Lefair ra đời năm 2015 tại Việt Nam bởi 2 người sáng lập vốn là nhân sự của Lazada. 2 doanh nhân trẻ người Pháp là Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun chia nhau hai vị trí Giám đốc và Giám đốc điều hành của Leflair đã gây ấn tượng khi lựa chọn hoạt động theo mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace). Cụ thể, để bảo đảm chất lượng hàng hóa từ nhà cung cấp, Leflair áp dụng mô hình trữ hàng và đầu tư hai kho tại Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) với hệ thống kiểm tra quản lý chặt chẽ.
Tại Việt Nam, Leflair tạo niềm tin về một địa chỉ mua hàng hiệu chính hãng với nhóm khách hàng trung lưu. Do vậy, trong 4 năm qua, sàn bán lẻ hàng hiệu này đã tiếp cận và phục vụ hơn 120.000 khách hàng, doanh thu thuần mỗi năm đạt hàng chục triệu USD và duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao nhất thị trường TMĐT Việt Nam.
Dù đã gọi vốn được tổng cộng 12 triệu USD và website thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Leflair vẫn phải rời bỏ thị trường Việt Nam với lý do "khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn". Điều này cho thấy TMĐT là thị trường "ngốn" tiền khổng lồ của người chơi và phải thực sự trường vốn mới có thể trụ được.
Theo Người lao động
Các đại gia chăn nuôi vượt qua "cơn bão" dịch tả heo châu Phi như thế nào? Dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại nặng nghề cho rất nhiều hộ chăn nuôi trong năm Kỷ hợi 2019 nhưng với những trang trại đầu tư bài bản, quản lý chặt chẽ vẫn đứng vững trong cơn bão này. Ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty TNHH quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm...