Chống say tàu xe mà không cần thuốc
Chống say tàu xe là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi khi phải đi xa. Đa số người ta thường chống say tàu xe bằng thuốc, nhưng bên cạnh đó cũng có những phương pháp chống say tàu xe hiệu quả khác chúng ta có thể tham khảo.
Miếng dán chống say xe phải được dán đúng vị trí sau gáy.
Say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đây là triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi.
Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.
Những cách chống say tàu xe hiệu quả
- Cách hiệu quả và thông thường nhất để chống say tàu xe là uống thuốc chống say xe và dán miếng dán sau tai.
- Trước khi có kế hoạch đi tàu xe vài ngày bạn nên uống bổ sung hằng ngày 2 viên đạm (thuốc bổ), ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt chuẩn bị cho chuyến đi.
- Trước khi lên ô tô bạn không nên nhịn đói mà nên ăn vừa phải (theo kinh nghiệm thì nên ăn bánh mì). Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.
- Theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm.Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.
Video đang HOT
- Bạn có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe.
Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.
- Dùng một số biện pháp dân gian: ngửi chanh, cam, quýt, gừng, bánh mì… bạn có thể ngửi, nhấm nháp, ngậm khi buồn nôn.
Cam, kẹo ngọt, bánh mỳ, gừng tươi có thể làm giảm triệu chứng say xe.
- Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Nếu có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.
- Tốt nhất nên chọn ghế trước để ngồi vì sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị say xe. Thêm vào đó, khi đi xe bạn không nên nhìn ngang sang hai bên mà nên nhìn thẳng về phía trước. Hãy cố gắng ngủ trên xe vì giấc ngủ sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe dễ dàng hơn.
- Phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu, xe đối với một số người (hiệu quả hơn 90%).
Trần Huyền tổng hợp
Theo Dân sinh
Những loại nước uống ngon nhưng thèm mấy mẹ bầu cũng không nên uống kẻo hại con
Nước râu ngô, chè vằng, trà sữa... là những loại nước dù ngon, dù thèm mấy các mẹ bầu cũng không nên uống kẻo vô tình rước chất độc, làm hại thai nhi trong bụng.
Khi mang thai, nhu cầu cung cấp nước của cơ thể tăng lên rất nhiều, việc mẹ bầu thèm đủ thứ loại nước có vị ngọt, chua, mát... là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên có một số loại nước uống sau đây mẹ bầu nên tuyệt đối tránh hoặc hạn chế uống bởi vì nó không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Nước chè vằng
Nước chè vằng khá quen thuộc với tất cả mọi người. Phụ nữ sau sinh hay được cho uống nước chè vằng vì nó lợi sữa, đẹp da, tốt cho tâm trạng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thì không nên uống vì nó kích thích tuyến sữa hoạt động và gây co bóp tử cung dễ gây sinh non rất nguy hiểm.
Nước luộc ngô, nước râu ngô
Nước luộc ngô, nước râu ngô là loại nước mát lành giúp giải nhiệt, lợi tiểu, làm tiêu biến sỏi thận tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bác sĩ lại khuyên không nên cho bà bầu uống nước râu ngô, nước luộc ngô. Bởi vì, tính lợi tiểu của loại nước này lại không hề tốt đối với chị em đang mang thai. Nó dễ làm mẹ bị mất nước, cạn ối, thiếu ối, nguy hiểm đến con trong bụng. Chỉ những mẹ nào bị dư nhiều ối (sợ dễ vỡ ối sớm) mới nên uống thôi còn ít ối, ối bình thường thì không nên.
Nước trái cây đóng chai
Nước trái cây đóng chai có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và E.coli. Vì vậy, bạn cần kiểm tra nhãn mác để đảm bảo nước đã được tiệt trùng. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà để đảm bảo an toàn.
Cà phê
Cà phê có chứa nhiều chất không tốt cho quá trình hình thành và phát triển não bộ thai nhi. Nó còn gây ra nhiều căn bệnh mà bà bầu thường gặp trong suốt thai kỳ và quá trình vượt cạn. Nghiêm trọng hơn, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê khi mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu có thể gây sẩy thai và một số vấn đề khác như giảm cân nặng khi sinh, thai chết lưu.
Trà sữa
Đa số các loại trà sữa hiện nay trên thị trường đều không rõ nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu làm ra nó. Chưa kể các loại trà sữa nhiều màu, nhiều vị đều được chế từ hương liệu hóa học rất độc hại. Việc uống nhiều trà sữa vô tình các chị em lại rước chất độc vào cơ thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển các hệ thần kinh của thai nhi.
Đồ uống có ga
Caffeine và quinine trong các loại đồ uống có ga có thể làm sẩy thai, gây dị tật bẩm sinh. Chúng có thể khiến bà bầu mệt mỏi, táo bón, chán ăn, thậm chí mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh.
Nước ép dứa
Trong trái dứa có chất gây co bóp tử cung dễ làm mẹ sẩy thai, đẻ non. Mẹ bầu (nhất là 3 tháng đầu) không được ăn nhiều dứa. Nước ép dứa thì càng không. Tuy chua chua thơm ngọt nhiều vitamin nhưng mà lại gây nguy hiểm thì tốt nhất là hạn chế uống.
Linh Hồ (t/h)/Khoevadep
Theo www.phunutoday.vn
Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì? Trong thời kì mang thai ở tháng thứ 5, cơ thể mẹ và thai nhi đều có những biến đổi nhất định bởi vậy chị em cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Để biết nên hay không nên ăn gì, chị em hãy cùng tham khảo bài viết dưới do chúng tôi tổng hợp. Những lưu ý về dinh...