Chồng không đồng ý lấy họ ngoại làm tên đệm cho con còn bảo “không liên quan” và câu trả lời gây sốc của vợ
“Em mới sinh con được hơn tuần. Bà nội dưới quê bận không lên chăm được, ngoại phải sang thay. Mẹ em bỏ hết công việc tới lo cho cháu…”, người vợ kể.
Sống bên một người chồng luôn coi thường nhà ngoại sẽ khiến phụ nữ ức chế, mệt mỏi. Khi sức nhẫn nhịn của vợ không còn thì hôn nhân sẽ theo đó mà rạn nứt, đó cũng là nội dung câu chuyện mới được người vợ trẻ chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây.
Câu chuyện như sau: “Mặc dù sống cách nhà vợ chưa đầy chục cây số nhưng nửa năm chồng em mới đặt chân sang nhà bố mẹ vợ 1 lần. Cũng không phải sang thăm mà đấy là phải có công có việc, không tránh mặt được thì chồng em mới tới. Anh ấy lúc nào cũng phân biệt nhà ngoại. Rõ hai đứa mua nhà được bố mẹ em cho một nửa tiền, còn lại 1 nửa tiền là của nhà nội nhưng ai hỏi anh chỉ kể ông bà nội cho tiền chứ ngoại thì anh bơ đi coi như đó là trách nhiệm của ông bà.
Bài chia sẻ của người vợ
Ức chế hơn, ông bà nội động ốm có khi chỉ hắt hơi, sổ mũi là chồng em cuống lên bắt vợ sang thăm nom, biếu tiền nong, mua thuốc men tẩm bổ. Ấy thế nhưng bố mẹ em ốm, anh không hỏi 1 lời. Thậm chí thấy vợ về nấu nướng cho ông bà là anh cằn nhằn mắng vợ rằng đã lấy chồng rồi còn ôm đồm việc nhà ngoại”.
Người vợ kể, lối cư xử thiếu công bằng đối với nhà ngoại của chồng khiến cô nhiều khi mệt mỏi, ức chế vô cùng. Mặc dù cô cũng đã nhiều lần nói chuyện thẳng thắn mong anh hiểu và thay đổi cách suy nghĩ nhưng lần nào nói vợ chồng cũng cãi nhau nên cô chán. Có điều cô càng nhẫn nhịn, chồng cô càng không hiểu cho lập trường của vợ, anh càng lúc càng coi thường bên ngoại hơn thành thử nỗi ấm ức trong lòng cô cứ vậy tích tụ ngày một nhiều. Đến khi “tức nước vỡ bờ”, cô sẽ vùng lên giành lấy sự công bằng cho bản thân và gia đình mình.
Video đang HOT
Cô kể: “Em mới sinh con được hơn tuần. Bà nội dưới quê bận không lên chăm được, ngoại phải sang thay. Mẹ em bỏ hết công việc lên chăm cháu ngày đêm cho con rể yên tâm đi làm nhưng anh chẳng nói được 1 lời cảm ơn. Đã vậy lúc hai đứa bàn đặt tên cho con anh lại tỏ thái độ. Chồng em họ Nguyễn, em họ Hoàng, em muốn đặt tên con là Nguyễn Hoàng L., tức là lấy họ ngoại làm tên đệm cho con. Chồng em không thích thế, anh bảo: ‘Ngoại liên quan gì mà đưa vào tên của con. Tốt nhất là tách bạch ra’.
Nói thật, nếu chồng em nói không thích đặt tên đó cho con, em sẵn sàng vui vẻ tìm tên khác theo ý anh. Nhưng thái độ coi thường, phân biệt nội ngoại đôi bên một cách quá đáng như thế làm em ức chế vô cùng nên lớn tiếng nói lại: ‘Con do em sinh ra, một nửa dòng máu nó mang trong người là của em, của bên nhà ngoại mà anh lại nói con không liên quan tới nhà ngoại mà được à? Anh nói năng nên suy nghĩ trước sau một chút. Anh nên nhớ, con anh là con gái đó. Anh nghĩ sao nếu sau này nó lấy chồng, chàng rể của anh cũng tuyên bố cháu anh không liên quan bên ngoại”.
Ảnh minh họa
Chồng em nghe vợ hỏi câu đó, mặt ngắn lại không nói gì nữa. Em vẫn tiếp lời: ‘Nếu anh cảm thấy không muốn liên quan tới bên ngoại thì tốt nhất tôi với anh đường ai nấy đi cho khuất mặt nhau. Tôi là do bố mẹ sinh ra, con tôi là cháu họ, điều này muôn đời không thay đổi đươc’.
Tới đây chồng em ngồi im bặt luôn vì biết vợ thực sự đã nổi cáu. Tuy nhiên anh ấy cũng không nhận sai ngay với vợ mà tới đêm muộn dậy pha sữa cho con mới nựng con bé dỗ dành: “Nguyễn Hoàng L. của bố ăn sữa nào. Con gái bố được mẹ đặt tên cho yêu quá’. Vừa nói anh vừa nhìn liếc sang vợ nhưng em cũng chẳng buồn đáp lại. Nói chung từ nay em sẽ không nhún nhường hay nín nhịn chồng mãi như trước đây “.
Theo dõi hết câu chuyện, mọi người đều ủng hộ cách hành xử của người vợ bởi ai cũng có chung quan điểm, vợ chồng phải tôn trọng, đối xử công bằng giữa hai bên nội ngoại. Mong rằng sau chuyện lần này, anh chồng trong câu chuyện trên sẽ sửa đổi nếp suy nghĩ của bản thân để cuộc sống hôn nhân giữa anh với vợ được bền lâu mãi mãi.
Vừa đưa con về ngoại chơi đã bị chồng tuyên bố cấm cửa quay lại, vợ im lặng không nói nửa lời nhưng 3 ngày sau khiến anh phải "đổi giọng"
"Sang ngoại được nửa ngày, chồng em gọi điện tuyên bố rằng nếu vợ không đưa con về ngay thì anh sẽ cấm cửa luôn...", người vợ kể.
Vì quá ức chế khi phải sống bên cạnh 1 người chồng gia trưởng, ăn ở thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại mà mới đây 1 người vợ trẻ đã lên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện hôn nhân của mình.
Câu chuyện cô kể như sau: " Em lấy chồng tính tới thời điểm này cũng được gần 5 năm. Phải thừa nhận rằng chồng em thuộc mẫu đàn ông có chí tiến thủ, làm ra tiền nhưng điều đó cũng là 1 phần áp lực đối với em. Trước khi hai đứa cưới nhau, chồng em đã sắm được nhà, mua được xe khi mới 31 tuổi. Có điều vì bản thân kiếm ra tiền nên lúc nào anh cũng coi vợ như người ăn bám. Cứ hễ mở miệng là chồng em lại bảo rằng rời tay anh ấy ra vợ con chỉ chết đói. Rồi mỗi lần vợ chồng cãi vã hay đơn giản không hài lòng với vợ là y như rằng anh sẽ giở giọng bảo: 'Cô lấy tôi từ tay không mà có mọi thứ. Xem thiên hạ mấy ai sướng như cô. Không biết điều, đừng trách tôi quá đáng'.
Bài chia sẻ của người vợ
Điều em ghét nhất ở chồng chính là cách sống thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại. Một tháng có 4 cái cuối tuần thì cả 4 cuối tuần anh yêu cầu vợ đưa con về chơi với ông bà nội. Ngược lại, nhà ngoại anh toàn lơ đi, có khi vài tháng cũng chẳng về thăm bố mẹ vợ. Em đưa con về chơi anh sẽ làu bàu rằng: 'Có thời gian thì cho bọn trẻ về với ông bà nội. Bên ấy mới là gốc rễ cội nguồn của chúng'.
Ngay như cuối tuần trước, chị gái em đưa gia đình về ngoại chơi. Tết chị ấy không về được, nghĩ gần năm trời chị em gái chưa gặp nhau nên em xin chồng đưa con về chơi với chị 1 hôm. Tuy nhiên chồng em một mực không đồng ý mà bắt vợ về nội. Em bực nói lại rằng nội tuần nào cũng về rồi nên cứ vậy dắt xe chở con sang ngoại.
Về nhà đẻ được nửa ngày, chồng em gọi điện: 'Nếu cô không đưa con về ngay thì khỏi về nữa. Tôi cấm cửa luôn'. Em im lặng không nói lại nửa lời và thay đổi kế hoạch, thay vì tối về thì em ở lại chơi hết 2 ngày thứ 7, chủ nhật. Sáng thứ 2, em gửi con cho ông bà ngoại rồi đi làm bình thường. Quả nhiên chồng em gọi lại: 'Cô có định về nhà không thì bảo? Hay tôi cho cô sống hẳn với bố mẹ cô nhé'.
Lúc này em mới lên tiếng: 'Tôi là vợ anh thật nhưng cũng có quyền cá nhân của mình, không phải anh cấm đi thì tôi phải ở, anh cấm ở thì tôi phải về. Nhà là của anh còn về hay không lại là quyền tôi. Nay tôi nói thẳng, sống với người chồng ích kỷ như anh tôi mệt lắm rồi. Chẳng lẽ anh không hiểu 1 điều rằng anh quan tâm muốn gần gũi với bố mẹ mình thế nào thì tôi cũng muốn chăm lo, săn sóc cho người thân của tôi như thế. Tốt nhất mình ly hôn đi. Mai tôi gửi đơn ly hôn về, anh ký rồi mang lên phường. Chúng ta sẽ gặp nhau ở toà, như anh vẫn nói, nhà cửa mọi thứ là của anh nên tôi cũng không cần phải về chia phần. Tôi đến với anh thế nào sẽ ra đi thế đó'.
Ảnh minh họa
Nói xong em tắt máy luôn. Tối ấy, bố mẹ em vừa sắp bữa thì anh đánh xe sang. Gặp bữa anh ấy ngồi ăn luôn, thấy bố mẹ em vẫn vui vẻ, anh đoán ông bà chưa biết chuyện nên nhắn tin xin lỗi, nhận sai, năn nỉ đón mẹ con em về ".
Điều phụ nữ cần ở bạn đời không phải là cuộc sống giàu sang, phú quý mà là sự trân trọng yêu thương. Chỉ cần chồng hiểu cho suy nghĩ, nỗi lòng của vợ thì dù cuộc sống có vất vả thế nào đi chăng nữa, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc, cam lòng.
Ngược lại khi không được chồng tôn trọng thì dù có sống trong lầu son gác tía phụ nữ vẫn cảm thấy bản thân lạc lõng, cô đơn bởi họ không tìm thấy tiếng nói chung với bạn đời. Đấy chính là lý do người vợ trên có phản ứng gay gắt như vậy trước sự ích kỷ của chồng mình. Mong rằng sau chuyện này, anh chồng sẽ rút ra kinh nghiệm để biết cách xây dựng mái ấm hạnh phúc, hài hòa.
Mẹ người yêu nhờ xào mướp đắng, cô nàng điềm nhiên làm một việc khiến cả nhà cười bò, dân mạng chỉ ra lỗi sai lớn Thông thường thì việc làm của cô nàng không sai, nhưng với món mướp đắng thì không áp dụng được. Có những cô nàng, anh chàng thời nay vẫn còn "ngây thơ" trong chuyện bếp núc lắm, nhiều lúc mắc phải những lỗi sai cơ bản tới mức mắc cười luôn á. Điển hình như cô gái trong câu chuyện xào mướp đắng...