Chồng đòi “đổi vợ” khi nhìn mâm cơm 3 món lèo tèo, tôi lẳng lặng đáp lời khiến anh bẽ bàng
Vừa ngồi xuống ghế, chồng đã đập bàn chát 1 tiếng: “Cô có biết làm vợ không vậy? Lèo tèo vài món thế này thì ai ăn ai đừng?”.
Lấy nhau được 4 năm rồi, nhưng lương của chồng tôi vẫn chỉ vỏn vẹn có 8 triệu, mãi không được tăng. Mỗi tháng chồng chỉ đưa tôi nhiều nhất là 2 triệu. Số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với toàn bộ chi tiêu trong gia đình, rồi nuôi dạy con cái. Nhiều lần, tôi khuyên chồng nên đổi việc với mức lương cao hơn. Nhưng anh gạt phắt. Chồng tôi nói, công việc này nhàn nhã, anh đến công ty hầu như ngồi chơi mà tháng nào cũng nhận 8 triệu. Như vậy thì tội gì mà phải nhảy việc?
Chồng chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà không hề nhìn ra tôi phải làm việc cả ngày lẫn đêm khuya để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình.
Đã không bao giờ giúp vợ việc nhà, nhưng chồng tôi luôn có nhiều đòi hỏi quá đáng. Anh ấy thuộc dạng “con nhà lính tính nhà quan”. Rõ ràng anh biết hoàn cảnh của 2 vợ chồng không thuộc dạng khá giả, giàu có. Nhưng bữa cơm nào chồng tôi cũng đòi hỏi phải nấu thật thịnh soạn. Nhà có 2 vợ chồng, con còn nhỏ nên vẫn đang ăn cháo, vậy mà anh bắt tôi phải nấu 4 món một bữa, trong đó có ít nhất 2 món mặn.
Nhiều lúc rất ức chế, nhưng vì thương con nên tôi lại nín nhịn, cật lực làm lụng để chiều ý chồng. Tuy nhiên khoảng 2 tháng nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc của tôi gặp nhiều khó khăn. Thu nhập vì thế cũng ít đi rất nhiều so với những tháng trước đó. Nhiều lần tâm sự với chồng để san sẻ stress trong công việc và cuộc sống, nhưng những lời tôi nhận được chỉ là: “Thế thì nghỉ việc đi, tìm việc khác lương cao hơn mà làm”, hoặc “Xem có ai tuyển người làm thêm thì nhận việc về. Em cứ hỏi anh, anh biết sao được?”… Anh ấy không bao giờ có suy nghĩ cùng vợ gánh vác mọi việc cả!
(Ảnh minh họa)
Gồng gánh trên vai khoản chi tiêu gia đình chưa bao giờ dưới 17 triệu đồng/tháng khiến tôi khá áp lực. Đặc biệt là khoảng thời gian này, tôi thường xuyên phải ở nhà làm online. Bữa cơm vì thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Tôi không đủ khả năng để bữa nào cũng nấu 4 món như trước nữa. Hôm nào cũng phải ngồi tính toán chi tiêu cẩn thận. Tôi chỉ sợ chưa hết tháng đã hết tiền, lúc đó không biết vay ai để trang trải cuộc sống. Bởi thời điểm này, ai cũng khó khăn cả.
Bữa cơm trưa nay tôi làm 3 món: Nem rán, trứng kho và rau muống luộc. Tôi nấu đủ ăn chứ cũng không hề ít. Vậy mà khi vừa mời chồng xuống ăn cơm, anh đã giận dữ đập bàn chát một tiếng khiến tôi và con giật thót mình. Chồng quát: “Nấu ăn lèo tèo có vài món thế này thì ai ăn ai đừng? Cô có biết nấu ăn không? Tôi nhắc đi nhắc lại bao lần rồi. Làm gì thì làm, nhưng mâm cơm không bao giờ được thiếu món. Có vậy thôi mà cũng không nhớ. Không biết làm vợ thì cút về bố mẹ đẻ để họ dạy lại. Vợ như này thì sớm muộn gì tôi cũng đổi…”. Anh còn lẩm bẩm chửi 1 vài câu nữa nhưng tôi không nghe rõ. Con tôi ngồi cạnh thấy bố giận dữ thì sợ, òa khóc.
Tôi cúi xuống bế con, rồi quay lại nói với chồng: “Vậy thì anh làm luôn hộ tôi, không phải thách. Anh nghĩ anh muốn đổi vợ, còn tôi thì không muốn đổi chồng chắc? Từ lâu rồi tôi đã coi mình là mẹ đơn thân tự nuôi con. Cuộc hôn nhân của chúng ta ngoài tờ giấy đăng ký kết hôn thì đâu còn gì khác? Anh nghĩ 2 triệu của anh đưa tôi mỗi tháng mà to à? Anh cầm số tiền đó ra quán cơm mà ăn xem có được như cơm tôi nấu ở nhà? Đàn ông như anh sinh ra chỉ làm khổ phụ nữ chứ chẳng được tích sự gì cả. Anh muốn ly hôn, được, tôi chiều luôn…”.
Video đang HOT
Tức nước vỡ bờ, tôi vào phòng lấy ra đơn ly hôn mà mình đã viết từ lâu nhưng chưa bao giờ cho anh biết cả. Bởi hôn nhân với tôi vẫn luôn là chuyện nghiêm túc, không phải cứ nay giận mai dỗi là đem ra dọa nạt chồng.
Lần đầu thấy tôi phản ứng mạnh mẽ, chồng như hóa đá. Anh bẽ bàng chẳng nói được lời nào nữa. Tôi bế con về phòng và nghiêm túc nghĩ về quyết định có nên ly hôn!
Nhà 3 người tiền ăn 100 nghìn/ngày nhưng lại "đốt" 8 triệu vào khoản khiến nhiều người lắc đầu
Nghe tâm sự về tiền ăn 100 nghìn/ngày, vợ chồng không dám ăn sáng nhưng lại sẵn sàng phóng tay với một khoản đặc biệt, nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngán.
Đối với các chị em, những người nắm vai trò "tay hòm chìa khoá" trong gia đình, chuyện chi tiêu vẫn luôn là bài toán nan giải. Nói tiết kiệm thì rất dễ nhưng phải thực sự cầm đồng tiền trong tay, chi đủ các khoản từ nhỏ đến to trong gia đình thì mới thấu hiểu được nỗi lòng của các chị em.
Lương thì tăng không đáng mấy mà các khoản cần chi thì chỉ thấy tăng chứ không có giảm. Trên các diễn đàn có đông thành viên là nữ, những câu chuyện về chi tiêu gia đình luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chị em.
Mới đây, một thành viên có tên Hồng Ngọc (31 tuổi, Bắc Giang) đã chia sẻ về câu chuyện chi tiêu của gia đình mình, thu hút được nhiều sự chú ý. Theo chia sẻ, vợ chồng chị đang phấn đấu mua nhà nên luôn cố gắng chi tiêu tiết kiệm nhất có thể song tháng nào tiền cũng "bay vèo vèo".
"Em mới học theo chị đồng nghiệp, tập tọe ghi chép chi tiêu mà thấy rầu lòng quá. Nhà có 2 vợ chồng, một đứa con mà chi tiêu cố gắng lắm mới trong khoảng 15 triệu. Nghĩ đi nghĩ lại mà không biết tiết kiệm thêm khoản nào.
Bọn em vẫn dự định mua nhà chung cư nên phải cố tiết kiệm. Đúng là từ ngày cai sữa cho con em và chồng toàn bỏ bữa sáng. Bữa trưa thì là sáng chuẩn bị nấu ở nhà rồi mang đi làm. Mỗi ngày chỉ tiêu chỉ 100 nghìn tiền ăn 2 bữa đó, con thì đi học cả ngày chỉ ăn bữa tối ở nhà. Cuối tuần tiền ăn có hơn chút do ở nhà cả ngày song không đáng mấy vì thi thoảng ông bà lại "tiếp tế" cho ít đồ tươi.
Hôm trước ngồi với hàng xóm, chị ấy nhìn thấy đống đồ chơi của con em đã thốt lên ngạc nhiên. Đúng thật là em mua sắm khá đầy đủ cho con, có lẽ cũng để bù đắp những ngày nhỏ mình không có đồ chơi như những đứa trẻ cùng trang lứa. Nhưng em nghĩ khoản đó là chính đáng, là con mình mà. Bố mẹ đi làm không đầu tư cho con thì cho ai. Các chị thấy em chi cho con thế này thì có vấn đề gì không?
Ảnh minh hoạ.
Tiền chi cho Chíp hàng tháng:
Tiền học: 3,5 triệu
Tiền sữa tươi, sữa chua: 0,7 triệu
Tiền sữa bột: 1,6 triệu
Tiền bỉm: 0,15 triệu
Tiền đồ chơi, quần áo: 1,5 triệu
Tiền đi khu vui chơi, đi bơi: 0,5 triệu
Tổng cộng: 7,95 triệu."
Theo chia sẻ, vợ chồng chị Ngọc có tổng thu nhập ở mức 23-25 triệu/tháng. Để đạt được kế hoạch mua nhà chung cư, vợ chồng chị sẽ phải chi tiêu rất tiết kiệm nên muốn chia sẻ để mong nhận thêm nhiều đóng góp của mọi người. Đọc bảng chi tiêu của gia đình chị, nhiều chị em bỉm sữa khác cũng vào chia sẻ về nỗi lòng của người "tay hòm chìa khoá".
"Ôi em còn không dám ghi lại những gì mình đã tiêu ấy chứ. 8 triệu chi cho con kia là còn chưa tính đến tiền ốm đau đi khám hay tiền tiêm đấy nhỉ. Nói chung có con vào là tốn lắm".
"Nhà mình 2 vợ chồng, 2 đứa con mà tháng nào cũng ngốn hết 40 triệu dù chẳng phải tiêu xài hoang phí gì. Nhiều khi nói mọi người lại không tin. Thôi thì cố mà kiếm để tiêu vậy".
Tuy nhiên nhiều người cũng góp ý cho chị Ngọc trong việc cân đối các khoản chi. Đa phần đều cho rằng các khoản chi cho con cái nên được điều chỉnh để phù hợp hơn với hoàn cảnh.
"Đọc bảng chi tiêu của nhà bạn mà mình thấy một điều khá phổ biến trong suy nghĩ của các cặp vợ chồng trẻ. Đó chính là mua sắm, đầu tư cho con thật nhiều mà không tiếc tiền. Theo như bạn chia sẻ thì mỗi tháng cả nhà hết 15 triệu, trong đó chi cho con đã chiếm quá nửa. Có những khoản như tiền đồ chơi, quần áo hay cho con đi chơi không cần thiết phải tốn kém như vậy".
"Bố mẹ chỉ dám ăn 25 nghìn/bữa/người nhưng sẵn sàng chi 2 triệu/tháng cho con tiền quần áo, đồ chơi, đi chơi. Người ta bảo đắm đuối vì con là đây chứ đâu. Nhà mình rất ít khi mua đồ chơi cho con mà chủ yếu là bố mẹ dành thời gian chơi với con, cùng con làm đồ chơi."
Ảnh minh hoạ.
Một sai lầm trong việc chi tiêu mà nhiều cặp vợ chồng trẻ hay mắc phải chính là chi tiêu quá nhiều cho con cái. Họ dồn gần như hết mọi nguồn lực để cho con vào học trường đắt tiền, vui chơi giải trí ở các trung tâm thương mại, mua thật nhiều đố chơi cho con...
Tình yêu cha mẹ dành cho con cái là điều không thể bàn cãi song cách chúng ta thể hiện điều đó thì đáng bàn. Đôi khi chúng ta dành cho con mà không lý trí nghĩ rằng, liệu những món đồ chơi đắt đỏ đó có thực sự tốt cho con hay không?
Thay vì sắm sửa quá nhiều đồ chơi cho con, bố mẹ nên dành thời gian, sắp xếp công việc để có thể chơi cùng con. Hãy mua cho con những cuốn sách về thiên nhiên, dạy trẻ về tình yêu con người, về cách sống. Đồ chơi có thể cũ nhưng sách thì không bao giờ. Đó chính là hành trang tốt nhất mà bố mẹ nên dành cho con trẻ. Hiện tại, bảng chi tiêu của gia đình trẻ này vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm của các chị em.
Tiền tiêu tăng chóng mặt mà mâm cơm nghèo nàn, theo dõi vợ tôi sốc nhìn căn nhà lụp xụp Mâm cơm vẫn vậy mà đồ đạc của con chẳng thấy nhiều món mới. Đợt này con tôi ít ốm đau, thuốc men viện phí không đáng kể. Vậy thì số tiền vợ xin thêm tôi đã đi đâu? Tôi 35 tuổi, mới lấy vợ được 3 năm, con trai đầu lòng vừa tròn 1 tuổi rưỡi. Tôi lấy vợ khá muộn, cô...