Chọn SGK lớp 2, lớp 6: Phù hợp điều kiện dạy, học của địa phương và học sinh
Đồng loạt các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội đang tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6.
Chọn sách giáo khoa cần phù hợp với định hướng phát triển năng lực học sinh.
Khi đề xuất lựa chọn sách, ngoài các nội dung chuyên môn, giáo viên còn lưu ý về sự phù hợp của sách đối với điều kiện dạy, học của địa phương và học sinh
Cô Phùng Thị Anh Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đa Tốn (huyện Gia Lâm) cho biết: Qua tiếp cận với các bộ SGK lớp 2 mới, chúng tôi thấy nổi lên một số điểm mới. Đó là: Bộ sách có hình ảnh đẹp mắt, sinh động phù hợp với học sinh tiểu học;
Sách đã thiết kế theo hướng mở, tăng cường khả năng giao tiếp và ứng xử của học sinh trong thực tế. Trong đó, môn Tiếng Việt không còn chia theo các phân môn mà theo bốn kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Sách đã thiết kế các tuyến nhân vật ở môn Toán và môn Tự nhiên xã hội theo mạch kiến thức từ lớp 1 đến lớp 5 để giúp các em thấy hứng thú và gần gũi hơn khi học tập.
Trường Tiểu học Đa Tốn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các bộ SGK theo nhiều hình thức khác nhau: Nghiên cứu sách lớp 1 theo chương trình mới để tiếp cận với phương pháp và kế hoạch triển khai lớp 2; Cập nhật các thông tin trên mạng internet và sách báo; Trao đổi với nhau trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, họp chuyên môn…
Qua tiếp cận với các bộ SGK mới, cô Đặng Hoàng Hà – giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai) chia sẻ: Năm nay, tôi rất ấn tượng với bộ sách lớp 2. Sách có nhiều điều chỉnh và nội dung rất hay, phong phú… Sách thực sự là cầu nối, là kho học liệu và cung cấp nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo để những giáo viên có tuổi cũng có thể tiếp cận với những đổi mới sáng tạo, hoà nhập với xu thế giáo dục hiện đại.
“Với nhiều hình thức, giáo viên có thể tiếp cận các bộ SGK một cách chi tiết, sinh động và thấy rõ được tính ưu việt của sách mới với điều kiện của địa phương, học sinh để hình thành phương pháp dạy học phù hợp”- cô Hà nhận định.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2021-2022, học sinh lớp 6 sẽ học tích hợp liên môn Lịch sử – Địa lý, Khoa học tự nhiên thay vì các môn đơn lẻ như trước đây.
Video đang HOT
Thầy Đặng Việt Hà- Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ) cho rằng, trường yêu cầu giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng SGK tích hợp để nắm bắt được nội dung tích hợp liên môn từ đó xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.
“Trên cơ sở nguồn lực đang có, trước mắt, để triển khai việc dạy theo SGK tích hợp, nhà trường sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục cho giáo viên dạy bộ môn đảm nhận dạy theo nội dung bộ môn của mình theo mạch kiến thức độc lập, sau đó phối hợp với giáo viên tích hợp nội dung để có phương pháp đánh giá, kiểm tra kiến thức của học sinh”- thầy Hà nêu ý kiến.
Cô Lê Thủy Trang- Hiệu trưởng Trường THCS Đông Thái (quận Tây Hồ) cho hay: Hiện nay, Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường đang nghiên cứu các đầu sách giáo khoa mới. Việc giáo viên nhận xét các bộ sách sẽ diễn ra từ nay đến cuối tháng 3 để nhà trường tổng hợp gửi lên phòng GD&ĐT.
Liên quan đến việc tích hợp liên môn, cô Trang cho biết: Những năm học gần đây, giáo viên nhà trường đã triển khai dạy tích hợp một số môn. Sách giáo khoa mới cũng đưa rõ nội dung cần tích hợp nên khi áp dụng vào dạy học chính thức trong năm học này sẽ không phải là vấn đề khó khăn. Nhà trường và giáo viên chỉ mong là sớm được cầm bộ sách giáo khoa mới trên tay để biết mình phải bắt đầu từ đâu, tích hợp liên môn thế nào cho phù hợp và hiệu quả với điều kiện của nhà trường.
Học sinh có bị ảnh hưởng khi hai bộ sách giáo khoa "biến mất"?
Trong số các bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt đưa vào sử dụng từ năm trong năm học 2021-2022, thay vì có 4 bộ sách giáo khoa mới như năm 2020, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam chỉ biên soạn 2 bộ cho lớp 2.
Như vậy, 2 bộ SGK khác của NXB Giáo dục Việt Nam là "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" đã vắng mặt. Điều này khiến không ít người thắc mắc và băn khoăn liệu việc này có gây xáo trộn ở các trường tiểu học đang dạy 2 bộ sách giáo khoa bị xóa tên.
SGK chỉ là tài liệu tham khảo quan trọng
Theo Quyết định số 709/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 9-2-2021, có 3 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Đó là bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục Việt Nam; bộ "Cánh diều" của NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
Dựa vào phân tích của Bộ GD-ĐT vào việc kết quả chọn SGK lớp 1 của các sở GD&ĐT năm 2020 cho thấy tất cả 46/46 SGK lớp 1 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt đều được lựa chọn. Trong đó, 61 địa phương chọn ít nhất từ 3 bộ sách trở lên, tính cả SGK môn tự chọn tiếng Anh; có 35 tỉnh chọn SGK của cả 5 bộ. Những con số như vậy cho thấy việc thay đổi này sẽ có tác động ít nhiều tới việc chọn SGK lớp 2 sắp tới.
Việc hợp nhất SGK hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn SGK. Ảnh minh họa.
Chị Đỗ Hoài Thu, ở Bắc Ninh chia sẻ, con gái chị đang theo học bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực", nếu lên lớp 2 phải học bộ SGK khác, về mặt tâm lý chắc sẽ gặp không ít khó khăn. Cô và trò sẽ một lần nữa phải làm quen với nội dung và phương pháp truyền tải bài học mới, nên mong rằng, dù là học theo bộ sách nào thì cũng cần có tính kế thừa, thống nhất về ý tưởng, nội dung, hình thức thiết kế.
Từ kinh nghiệm tiếp nhận và đưa vào giảng dạy bộ SGK lớp 1 năm trước, cô Hoàng Thị Thuận, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Sùng Đô, Yên Bái cho biết: "Các bộ sách đưa ra, về mặt kiến thức là như nhau, nhưng mỗi bộ sách có cách tiếp cận, hình thức khám phá kiến thức khác nhau. Sở GD-ĐT Yên Bái đã rất quan tâm điều chỉnh nội dung, chương trình SGK cho phù hợp với lớp 6. Còn lớp 2, chúng tôi mong muốn tiếp tục được học những bộ sách đã chọn tại từng môn học tiếp lên lớp trên. Như vậy có sự liền mạch tư duy khám phá, bởi lớp 1 đã đi vào ổn định", cô Hoàng Thị Thuận bày tỏ.
Tuy nhiên, cô Hoàng Thị Thuận cũng nêu quan điểm trường cũng đã sẵn sàng tinh thần nếu dạy một bộ sách khác. Bởi điểm mới quan trọng của lần đổi mới chương trình, SGK lần này là lấy chương trình làm pháp lệnh, SGK chỉ là một tài liệu tham khảo quan trọng. Do đó, dù các bộ SGK khác nhau, nhưng đều xây dựng dựa trên chương trình và theo chuẩn đầu ra của chương trình.
"Sở dĩ xảy ra nhiều băn khoăn là bởi trước nay nhiều người vẫn coi SGK là pháp lệnh, phụ thuộc quá nhiều vào SGK. Điều đó khiến nhiều người bối rối khi chuyển sang dạy bộ sách mới. Vậy nên, chúng ta cần thay đổi tư duy, nhận thức về việc này", cô Hoàng Thị Thuận chia sẻ.
Theo một chuyên gia giáo dục, lần đầu tiên chúng ta thực hiện chủ trương Nghị quyết 88 của Quốc hội: Một chương trình nhiều SGK. Do vậy, chương trình được xây dựng theo hướng mở. Có nhiều SGK có nghĩa là có nhiều cách tiếp cận chương trình, nhiều cách thể hiện chương trình theo quan niệm, triết lý và tư tưởng sư phạm của mỗi tác giả, mỗi bộ sách. Khi SGK đã có sự tham gia của nhiều đơn vị độc lập, tùy thuộc vào nguồn lực để tham gia vào thị trường SGK.
Vị chuyên gia này cho biết, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, SGK chỉ là một phần trong câu chuyện giáo dục tổng thể. Thầy cô, học sinh không phụ thuộc vào một bộ SGK, mà đó chỉ là công cụ - một trong nhiều tài liệu tham khảo. Bởi lẽ, không có nguồn kiến thức nào là hay nhất, độc tôn, phù hợp cho mọi chủ thể giáo dục. Nền giáo dục gò bó không thể khai phóng tối đa khả năng tư duy và sự sáng tạo của người học.
Không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học
Giải đáp sự băn khoăn, thắc mắc về việc chỉ còn 2 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam ở lớp 2, PGS, TS Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập Giáo dục Việt Nam cho biết: Với tiêu chí chất lượng là ưu tiên hàng đầu, NXB Giáo dục Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, phát huy kinh nghiệm 64 năm biên soạn SGK, để làm tốt nhất 2 bộ sách.
Bộ SGK "Cùng học để phát triển năng lực".
"Khác với lớp 1, từ lớp 2 trở lên, NXB Giáo dục Việt Nam có 2 bộ sách: Bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" được hợp nhất từ bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và bộ "Cùng học để phát triển năng lực"; bộ SGK "Chân trời sáng tạo" được hợp nhất từ bộ "Chân trời sáng tạo" và bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
Mục tiêu hợp nhất là nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn SGK, phát triển SGK giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng SGK mới; tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ SGK có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lí về giá thành", ông Tùng cho biết.
Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cũng nhấn mạnh: Việc hợp nhất này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn SGK, bởi mỗi cuốn SGK đều bám sát và cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Dù học theo bộ SGK nào thì khi kết thúc lớp 1, học sinh đều phải đạt chuẩn tối thiểu đối với học sinh lớp 1. Mặt khác, 4 bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam tuy có sự khác biệt, nhưng đều thể hiện quan điểm xuyên suốt của NXB Giáo dục Việt Nam trong việc biên soạn SGK. Việc hợp nhất đã làm cho bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" nâng cao hơn nữa về chất lượng, bởi hội tụ được những điểm ưu việt của bộ SGK "Cùng học để phát triển năng lực"; làm cho bộ SGK "Chân trời sáng tạo" nâng cao hơn nữa về chất lượng bởi lẽ hội tụ được những điểm ưu việt của bộ SGK "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
"Giữa 4 bộ SGK lớp 1 và 2 bộ SGK lớp 2 của NXB Giáo dục Việt Nam có một sự liên thông hết sức chặt chẽ. Theo đó, ở lớp 1, dù giáo viên và học sinh sử dụng bộ SGK nào, đến lớp 2, giáo viên và học sinh đều có thể lựa chọn SGK Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc Chân trời sáng tạo", ông Tùng chia sẻ.
Đối với những địa phương, nếu ở lớp 1 sử dụng SGK "Cùng học để phát triển năng lực" hoặc SGK "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", NXB Giáo dục Việt Nam vẫn tái bản, bảo đảm phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết thêm.
Theo quy định tại thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, từ năm học 2021-2022, các trường không tự chọn SGK mà hội đồng lựa chọn SGK sẽ do UBND cấp tỉnh thành lập sẽ giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học sẽ thành lập 1 hội đồng, số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
Chủ tịch Hội đồng là giám đốc hoặc phó giám đốc sở GD-ĐT. Chủ tịch Hội đồng giao cho các thành viên hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá SGK theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 7 ngày trước phiên họp đầu tiên của hội đồng.
SGK được lựa chọn phải đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có SGK nào đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn, hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. Căn cứ vào kết quả lựa chọn SGK của các hội đồng do sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
Hội thảo giới thiệu danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 Trong 4 ngày từ 9 đến 12/3, tại Trường CĐ Sư phạm BR-VT, Sở GD-ĐT đã tổ chức hội thảo giới thiệu danh mục SGK lớp 2 và lớp 6 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Tham dự có khoảng 600 đại biểu là cán bộ quản lý, GV chủ nhiệm, GV bộ môn các...