‘Chọn sai ngành giống như mặc áo người khác’
Lựa chọn giữa ngành yêu thích và ngành kiếm được nhiều tiền, ôn thi tập trung, giải tỏa tâm lý lo lắng khi vào phòng thi… là những câu hỏi được các bạn trẻ đặt ra tại ngày hội tư vấn tuyển sinh.
- Em đang học năm thứ 2 một trường kinh tế theo nguyện vọng của gia đình, dù kết quả học tập tốt nhưng em vẫn không đam mê bởi ngành em thích là tâm lý. Em có nên thi lại hay không?
- Bạn hãy mặc chiếc áo của người khác. Bạn cảm thấy có thoải mái không, có thích mặc nó mãi không? Vì là chiếc áo của người khác nên bạn có quyền cởi bỏ nó ra. Và áo khi không thích nữa có thể bỏ, nhưng nghề nghiệp thì sẽ theo bạn suốt cuộc đời. Bạn hãy lựa chọn và quyết định thật đúng đắn.
- Khi chọn trường dự thi thì nên theo sở thích của bản thân hay cơ hội nghề nghiệp của ngành ấy?
- Theo tôi, nghề nghiệp mà phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân là tốt nhất. Chọn những ngành có nhu cầu nhân lực lớn và nằm trong khả năng của mình sẽ tốt hơn chọn ngành theo sở thích nhất thời.
Khi nữ sinh viên hỏi về việc có nên thi lại ngành mình thích không, chuyên gia tâm lý đã bảo bạn mặc chiếc áo của người bên cạnh và nói cảm giác của mình, từ đó liên hệ đến ngành học khiến học sinh cảm thấy thích thú. Ảnh: Kiều Trinh.
- Làm sao để giải tỏa tâm lý lo lắng trước khi đi thi?
- Việc đầu tiên là bạn phải ôn tập chắc chắn, khi nắm vững kiến thức bạn đã thành công 50%. Sau đó, bạn sẽ xác định mục tiêu phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Nếu lựa chọn không phù hợp thì các bạn sẽ cảm thấy lo lắng, không đủ niềm tin. Làm việc gì mà ngay từ đầu đã nghĩ mình thất bại thì sẽ không bao giờ làm được.
Video đang HOT
Các bạn cũng không nên nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn. Phải cân bằng giữa học tập, vui chơi, ăn uống để có thể điều hòa cuộc sống. Trước ngày thi có thể đi du lịch, đi chùa, nhà thờ để tinh thần thoải mái, thanh thản, hãy vứt bỏ quan niệm kỳ thi sắp tới là kỳ thi cuối cùng của cuộc đời mình. Nếu nghĩ đó là cơ hội cuối cùng thì khi không đạt được kết quả như mong muốn các bạn sẽ vô cùng đau khổ mà bỏ qua nhiều cơ hội phía trước.
Trước khi vào phòng thi bạn nên nhắm mắt, xoa thái dương, hít thở sâu, nắm chặt một vật gì đó để lấy lại bình tĩnh. Các bạn cũng đừng nhìn ngang nhìn ngửa xung quanh, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý. Càng lo lắng thì gánh nặng tinh thần càng nặng.
- Em đang học ngành Công tác xã hội nhưng em muốn thi lại Quan hệ công chúng, nhiều người bảo hai ngành này giống nhau, em có nên thi lại hay không?
- Công tác xã hội và Quan hệ công chúng là hai ngành hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phải xác định rõ bạn thích ngành gì. Nếu có xu hướng viết báo, làm truyền thông thì bạn hãy chọn ngành Quan hệ công chúng, còn thích dấn thân, tham gia công tác xã hội thì hãy học tiếp Công tác xã hội.
Bạn hãy lấy tờ giấy ghi ra điều bạn thích và không thích, những điều bản thân có và những đặc điểm cần có của từng khoa. Càng tìm thấy nhiều điểm chung giữa cái mình có, mình thích và yêu cầu ngành học thì bạn càng dễ quyết định.
- Anh chị em nói rằng hiện nay nhiều người học xong đại học phải làm trái nghề. Em đang rất lo lắng, xin cho em lời khuyên?
- Hiện nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm, làm trái nghề. Đó là do họ đã chọn nghề chỉ để đỗ đại học chứ không phải do yêu thích. Các bạn cần nhớ điều quan trọng không phải là học ngành gì, có hot hay không mà là ngành đó có phù hợp với năng lực và sở thích của bạn. Đó cũng chính là nguyên nhân quyết định bạn thất nghiệp hay không.
- Con gái tôi năm nay thi khối D, nên tư vấn cho con chọn ngành gì?
- Bố mẹ là người chăm sóc con cái từ bé nên có thể biết được những sở thích của con. Chị hãy trò chuyện với con, từ đó, biết được sở thích của cháu để định hướng, tư vấn dựa vào sự hiểu biết của mình.
- Em đang kiếm một ngành có thu nhập cao ở ĐH K inh tế hoặc ĐH Khoa học Công nghệ, nhưng em nghe nói làm khoa học thì sẽ kiếm được ít tiền?
- Nhà tuyển dụng trả lương dựa theo năng lực của từng người chứ không phải theo bằng cấp. Người làm khoa học nếu năng lực tốt thì sẽ có cơ hội làm việc ở những doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài. Nếu em thực sự thích khoa học công nghệ thì hãy mạnh dạn theo đuổi.
- Giữa ngành mình thích nhưng không có khả năng mang lại tài chính tốt và ngành không thích nhưng có thể giúp em kiếm nhiều tiền thì em nên chọn ngành nào?
- Như tôi đã nói chọn nghề phải đảm bảo ba yếu tố: sở thích, đặc điểm tính cách và cơ hội thu nhập. Nếu công việc hội đủ ba yếu tố đó thì sẽ khiến bạn hoàn toàn hài lòng. Khi công việc có ít yếu tố nêu trên thì nghề đó không hợp với bạn. Có rất nhiều người lựa chọn công việc không mang lại thu nhập cao vì họ đam mê. Còn có những công việc có thu nhập cao nhưng bạn không yêu thích thì có thể cảm thấy mệt mỏi và cũng rất khó tìm cơ hội của mình.
Nhóm tư vấn gỡ rối hướng nghiệp gồm Phó vụ trưởng vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) Phạm Như Nghệ, TS Phạm Mạnh Hà và Th.S Trần Hà Thu ở khoa Tâm lý học (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội). Ngày hội tư vấn tuyển sinh do Bộ Giáo dục phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức.
Theo VNE
Thí sinh cân nhắc trước khi làm hồ sơ dự thi
Trường dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, cân nhắc, còn sĩ tử muốn tận dụng thời hạn cho phép để tham khảo thêm thông tin ngành nghề. Khoảng 10 ngày nữa một số trường mới bắt đầu nhận hồ sơ dự thi ĐH, CĐ.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày 15/3, các trường THPT bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên, chưa có học sinh nào nào tới nộp hồ sơ, và các trường cũng chưa sẵn sàng làm việc này.
Hiệu trưởng THPT Đống Đa Nguyễn Tôn Vinh cho biết, trường vừa nhận được hồ sơ từ Sở GD&ĐT Hà Nội nên ngày 16/3 trường mới phổ biến những thông tin mới nhất của kỳ tuyển sinh để các em nghiên cứu, suy nghĩ cẩn thận trước khi lựa chọn trường và điền hồ sơ.
Tương tự, Hiệu phó THPT Kim Liên Nguyễn Xuân Lâm cho hay, trường đang chia hồ sơ về các lớp theo đăng ký và khoảng 10 ngày nữa bắt đầu thu hồ sơ.
Thí sinh hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự thi năm 2011. Ảnh minh họa: Hải Duyên.
"Trước khi học sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, trường cùng với một số trường đại học đã tư vấn hướng nghiệp cho các em. Năm nay có nhiều điểm mới cần chú ý nên tuần trước trường đã in những thông tin này phát cho giáo viên để truyền đạt cho học sinh", thầy Lâm nói.
Vị hiệu phó chia sẻ, năm nay mã ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng đều thay đổi. Mỗi ngành có một mã chung cho tất cả trường cùng đào tạo. Mã ngành được quy định có 6 chữ số (chứ không phải 2-3 chữ số như trước) và có chữ C đứng ở đầu nếu là hệ cao đẳng, chữ D đứng đầu nếu là hệ đại học.
Cũng vì những thay đổi này nên khoảng 2 tuần nữa THPT Lương Thế Vinh mới bắt đầu thu hồ sơ đăng ký dự thi. Theo Hiệu trưởng Văn Như Cương, trường muốn dành thời gian để học sinh tìm hiểu kỹ thông tin, cân nhắc cẩn thận trước khi nộp hồ sơ.
Do thời hạn nộp tại trường kéo dài đến 16/4 nên Thành Trung (THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm) và các bạn trong lớp đều không vội vàng. "Trong một tháng chúng em có thể tìm hiểu kỹ hơn về những ngành hot hiện nay, cũng có thể tham dự các kỳ thi thử, biết được năng lực của mình để lựa chọn cho đúng", Trung nói.
Bộ GD&ĐT quy định, ngày 15/3-16/4, học sinh lớp 12 nộp hồ sơ, lệ phí đăng ký dự thi tại trường. Thí sinh khác nộp tại địa điểm do các Sở GD&ĐT quy định. Các trường ĐH, CĐ tổ chức thi nhận hồ sơ ngày 17-23/4. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2. Phiếu số 1 do Sở GD&ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết); 3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm, 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh; Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Thí sinh có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi hoặc hệ cao đẳng của trường đại học, trường cao đẳng thuộc các đại học thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu đăng ký dự thi số 1.
Theo VNE
Ngành hot vẫn dễ đậu Theo thống kê của Trường ĐH Luật TPHCM, trên 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, nếu làm tư vấn cho công ty nước ngoài thì thu nhập khoảng 800-2.000 USD, trong nước khoảng 3-5 triệu đồng/tháng. Một số ngành học thời gian gần đây thu hút đông thí sinh đăng ký dự thi do nhu cầu xã hội lớn, cơ hội...