Chọn sách giáo khoa lớp 1: Không để ‘vỡ trận’
Được biết, quyền lựa chọn SGK năm học 2020-2021 sẽ do các trường cân nhắc dựa trên ý kiến của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Từ sau năm học này, việc lựa chọn SGK sẽ do UBND các tỉnh quyết định theo đúng Luật Giáo dục (sửa đổi).
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết-Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo “thương hiệu”, đến giữa năm học, học sinh học không nổi, giáo viên kêu ca, phụ huynh phàn nàn thì rất dễ xảy ra “vỡ trận”.
Trước sự quan tâm của các bậc phụ huynh có con sẽ vào lớp 1 năm học tới (2020-2021), năm học đầu tiên triển khai Chương trình GDPT mới, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam (GDVN) và NXB Sư phạm Hà Nội (ĐH Sư phạm Hà Nội), NXB Sư phạm TP Hồ Chí Minh (ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức các buổi giới thiệu về 5 bộ SGK lớp 1 được Hội đồng Thẩm định quốc gia thông qua.
Cụ thể, từ trước và sau khi Bộ GDĐT công bố danh mục 32 cuốn SGK lớp 1 được sử dụng trong nhà trường từ năm học 2020-2021, hoạt động giới thiệu SGK mới đã được triển khai ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Qua các cuộc hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Sơn La, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, Lào Cai… các thầy cô giáo trực tiếp dạy học ở lớp 1, các cán bộ quản lí giáo dục đã được tiếp cận làm quen với các bộ SGK mới của NXB GDVN.
NXB GDVN đã mời gần 50 lượt các Tổng chủ biên, Chủ biên SGK mới báo cáo về nội dung, phương pháp, cấu trúc của SGK mới để giáo viên có được những thông tin hết sức chi tiết về các bộ SGK mới, có thể đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá về hiệu quả của các bộ SGK mới.
Mới đây nhất, NXB Sư phạm Hà Nội và NXB Sư phạm TP Hồ Chí Minh cũng đã giới thiệu bộ SGK mang tên Cánh diều gồm đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục. Đây là bộ SGK duy nhất vượt qua vòng thẩm định mà không do NXB GDVN và các trung tâm trực thuộc biên soạn. Điều này góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá SGK, xoá bỏ cơ chế độc quyền trong lĩnh vực xuất bản – in – phát hành SGK thông qua quan điểm biên soạn thống nhất, xuyên suốt “Mang cuộc sống vào bài học. Đưa bài học vào cuộc sống”.
Được biết, quyền lựa chọn SGK năm học 2020-2021 sẽ do các trường cân nhắc dựa trên ý kiến của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Từ sau năm học này, việc lựa chọn SGK sẽ do UBND các tỉnh quyết định theo đúng Luật Giáo dục (sửa đổi).
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên thực tế việc lựa chọn SGK đối với các trường cũng không phải là việc dễ dàng. Bởi theo quy định, việc chọn SGK phải xong trước tháng 3/2020 để các NXB còn in ấn, tập huấn và giáo viên dạy thử, tìm hiểu về bộ sách.
Ông Nguyễn Xuân Khang- Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, theo quy định cần tập hợp xin ý kiến của học sinh, phụ huynh để chọn SGK nhưng đó là học sinh nào, phụ huynh nào? Bởi lẽ học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 sớm nhất tháng 8/2020 mới tựu trường. “Không nhẽ hỏi học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 của năm học hiện tại (2019-2020), số học sinh này chắc chắn không học chương trình tiểu học mới. Vậy hỏi có tác dụng gì?”- ông Khang đặt câu hỏi.
Tương tự khi ý kiến phụ huynh của học sinh lớp 1 học chương trình mới không thể có trước tháng 3/2020. Bên cạnh đó, các trường cũng cho rằng phụ huynh và học sinh đều không có chuyên môn nên để chọn SGK cũng rất khó. Vì vậy, giáo viên sẽ là người giúp hiệu trưởng đưa ra quyết định chọn SGK dùng trong trường mình. Muốn vậy giáo viên cần phải đọc kỹ tất cả các bản SGK đã được Bộ GDĐT phê duyệt. “Hiện nay các trường đều mong sớm có SGK lớp 1 mới để đọc”- ông Khang chia sẻ.
Liên quan đến việc chọn sách, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, từ trước đến nay, các phòng, sở giáo dục vẫn quen chỉ đạo theo 1 SGK nên dễ xảy ra trường hợp địa phương muốn cả tỉnh chọn 1 bộ SGK nhất định cho dễ chỉ đạo. “Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng sẽ có những tác động vật chất không tiện nói khiến sự chỉ đạo sai lệch”.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thẳng thắn cho rằng, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo: “Có khi nào không có những chỉ đạo ngầm đâu. Đôi khi chỉ đạo không cần văn bản. Cứ hỏi các trường xem hàng năm có nhận được chỉ đạo của cấp trên là mua sách tham khảo này, sách tham khảo khác hay không. Có chỉ thị của cấp trên, các trường đâu dám cãi”.
Thu Hương
Theo daidoanket
SGK chương trình GDPT mới: Cán bộ dự giờ không thể "bắt" giáo viên từng chữ
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng, điểm mới trong SGK lần này là tạo ra kiến thức mở, chi la tai liêu đê cac thây cô dưa vao đê co cach day phù hợp.
Chiều nay (17/12), Nhà xuất bản ĐH Sư phạm (Trường ĐHSP Hà Nội), Nhà xuất bản ĐHSP TP.Hồ Chí Minh (Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh) và Công ty Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam tô chưc buổi tọa đàm giới thiệu về bộ SGK Cánh Diều trong chương trình GDPT mới.
Chương trình giới thiệu bộ sách giáo khoa Cánh Diều.
Giới thiệu về bộ SGK Cánh Diều, GS Nguyên Minh Thuyêt, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cho hay, khi giao viên sư dung bô sach nay (Bên canh sach danh riêng cho giao viên) đều co gơi y cho thây cô vê cach sư dung sach.
"Điêu quan trong nhât đây la chương trinh mơ, SGK chi la tai liêu đê cac thây cô dưa vao đê co cach day phu hơp. Cac can bô quan ly ơ Trương, Phong, Sơ đi dư giơ đưng theo thoi quen cu, tưc la mơ quyên sach giao khoa ra "băt giao viên tưng chư". Giao viên phai sang tao, giao viên phai day hoc phu hơp vơi đôi tương cua minh, như thê mơi thanh công", ông Thuyết nhấn mạnh về cách dạy và học trong bộ sách mới.
Tai buôi Toa đam, PGS.TS Nguyễn Bá Cường - Giám đốc Nhà xuất bản ĐH Sư phạm - cho biết, đây là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. 3 đơn vị tổ chức biên soạn, mong muốn cung cấp cho xã hội một bộ sách có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện dạy và học ở Việt Nam về nhiều phương diện.
Cũng theo PGS Nguyễn Bá Cường, Cánh Diều là bộ SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt duy nhất hiện nay có đủ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1, gồm: Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1, Giáo dục thể chất 1, Hoạt động trải nghiệm 1. 100% bản mẫu của bộ sách được các Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua với tỷ lệ phiếu đồng thuận (Đạt) tuyệt đối.
Bộ SGK Cánh Diều được biên soạn trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương "thực học, thực nghiệp" thông qua quan điểm biên soạn xuyên suốt, thống nhất là "mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống" và bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ sách quy tụ được hầu hết chuyên gia Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của bộ GD&ĐT.
Cũng theo PGS Nguyễn Bá Cường, các đơn vị tổ chức biên soạn, xuất bản bộ SGK Cánh Diều sẽ hợp tác với cơ sở giáo dục sử dụng bộ sách trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và hướng dẫn sử dụng SGK; đồng thời hợp tác với các cơ sở giáo dục để cung cấp học liệu, thiết bị, bài giảng mẫu, tài liệu bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Co gi trong bô sach tiêng Viêt, Toan?
SGK Toán 1 do GS TSKH Đỗ Đức Thái Tổng chủ biên gồm 4 chủ đề: các số đếm đến 10; phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; các số trong phạm vi 100; cộng trừ trong phạm vi 100.
Mỗi chủ đề được bắt đầu bằng một tranh vẽ mô tả một tình huống hướng đến những kiến thức trọng tâm trong chủ đề. Mỗi chủ đề chia thành nhiều bài học. Mỗi bài học gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động sắp xếp từ dễ đến khó hướng đến khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Cuối mỗi chủ đề, học sinh được thực hành "Em vui học Toán".
Còn SGK Tiếng Việt được giới thiệu 1 do GS Nguyễn Minh Thuyết Tổng chủ biên được giới thiệu là có nhiều điểm mới so với SGK hiện hành. Cụ thể, sách được sắp xếp theo nhóm nét chữ kết hợp thự tự trong bảng chữ cái. Sách có nhiều bài tập đọc giúp học sinh không quên chữ, vẫn đã học. Phần luyện tập tổng hợp sách có thêm các bài hướng dẫn học sinh đọc sách, kết hợp nhiều tranh, ảnh màu sắc, thú vị.
Công Luân
Theo nguoiduatin
Lựa chọn sách giáo khoa: "Chất" hay "thương hiệu"? GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK một cách cảm tính, chạy theo "thương hiệu". Hiện nay nhiều địa phương chưa tiếp cận được với những cuốn sách giáo khoa mới. Ảnh ĐH. Nên công khai...