Chọn nguyên bộ sách hay chọn mỗi bộ vài môn?
Một trường mà có đến mấy bộ sách chẳng khác gì kiểu năm cha bảy mẹ, ông chẳng bà chuộc thì việc quản lý dạy học sẽ vô cùng khó.
Thời gian này nhiều tỉnh thành trong cả nước đang chuẩn bị cho việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Dù Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT đã quy định rất rõ những tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa để các trường, các địa phương chọn được bộ sách tốt nhất phù hợp với học sinh quê mình.
Giáo viên đang nghiên cứu để chọn lựa sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Thế nhưng trên thực tế vẫn còn những băn khoăn như việc chọn sách theo bộ hay chọn theo từng môn trong mỗi bộ sách?
Chọn nguyên bộ sách hay chọn mỗi bộ vài môn?
Hiện sẽ có 5 bộ sách đủ tiêu chuẩn để các trường chọn lựa lấy một bộ sách đưa vào giảng dạy. Một số thầy cô cho rằng nên chọn nguyên bộ của một nhóm tác giả để có sự liên kết cao.
Người lại, có ý kiến cần chọn theo từng môn của nhiều bộ sách sẽ có được những cuốn sách hay.
Ví như bộ sách A. chọn 2 môn Toán, tiếng Việt.
Bộ sách B. chọn môn Tự nhiên xã hội và Đạo đức.
Bộ sách C. chọn môn Âm nhạc, Mỹ thuật, những môn còn lại chọn của bộ sách D…
Ý kiến của những chuyên gia giáo dục
Ông Nguyễn Xuân Thành- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:
Mọi sách giáo khoa đều phải đáp ứng yêu cầu của chương trình mới được phê duyệt, cho phép sử dụng.
Video đang HOT
Trong cùng một bài học hay chủ đề theo chương trình môn học, với cùng nội dung kiến thức, các sách giáo khoa khác nhau có cách thể hiện khác nhau, sử dụng ngữ liệu, thông tin khác nhau nhưng đều phải chuyển tải cùng nội dung kiến thức đó.
Vì vậy, các trường có thể sử dụng các sách giáo khoa khác nhau cho cùng một môn học, hoạt động giáo dục nhưng không ảnh hưởng hay khó khăn gì trong quản lý, kiểm tra, đánh giá. 1
Ngược lại, thầy X. tác giả của một trong 5 bộ sách giáo khoa đang được lựa chọn cho biết: “Nếu chọn một bộ sách sẽ tốt hơn mỗi bộ sách chọn 1-2 cuốn.
Ví như, bộ sách A. có ý tưởng xây dựng hệ thống các nhân vật xuyên suốt bộ sách. Ý tưởng này triển khai được ở tất cả các môn.
Nhưng ta lại chọn một cuốn sách của một bộ sách nào đó thì ý tưởng mạnh các nhân vật xuyên suốt bộ sách sẽ bị phá vỡ.
Một trường mà có đến mấy bộ sách chẳng khác gì kiểu năm cha bảy mẹ, ông chẳng bà chuộc thì việc quản lý dạy học sẽ vô cùng khó”.
Quyền chọn sách thuộc về giáo viên nếu như không có những chỉ đạo từ xa
Rõ ràng, khi biên soạn bộ sách giáo khoa từng nhóm tác giả sẽ có sự liên kết xuyên suốt giữa các môn học với nhau.
Để đạt hiệu quả học tập thì chúng ta cũng cần nên chọn nguyên bộ sách của một nhóm tác giả nào đấy tránh việc chọn mỗi bộ sách vài cuốn sẽ gây khó khăn cho việc tập huấn, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
Theo Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT thì quyền chọn sách giáo khoa đang thuộc về giáo viên.
Thầy cô là những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Bởi thế, chỉ cầm cuốn sách giáo khoa trên tay, lật từng bài học sẽ biết ngay cách trình bày, thiết kế nội dung nào phù hợp với học sinh của mình.
Nếu không có những chỉ đạo ngầm từ xa, không có những lời gợi ý bỏ nhỏ khó lòng từ chối thì mọi người hãy tin rằng học sinh mỗi địa phương ấy sẽ có được những bộ sách giáo khoa thích hợp nhất để học.
Làm được điều này, đòi hỏi mỗi thành viên trong Hội đồng lựa chọn sách phải phát huy hết tinh thần trách nhiệm của nhà giáo, có cái nhìn khách quan và làm việc thật công tâm.
Tài liệu tham khảo:
//daidoanket.vn/giao-duc/sach-giao-khoa-lop-1-lua-chon-theo-tung-mon-hoc-tintuc4588481
Đỗ Quyên
Theo giaoduc.net
Nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ra sao?
Các tiết giáo dục địa phương sẽ đưa học trò đến với những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý...
Ở chương trình, sách giáo khoa hiện hành (năm 2000) thì thì nội dung giáo dục địa phương đã được đưa vào giảng dạy ở một số môn học từ nhiều năm qua. Và, thông qua những bài học về kiến thức địa phương, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về vùng đất của mình đang sinh sống một cách tường tận nhất.
Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thì chúng ta lại thấy đề cập nhiều đến chương trình giáo dục địa phương. Và, thực tế thì các Sở Giáo dục và Đạo tạo ở các địa phương đã và đang triển khai viết, hoàn thiện nội dung giáo dục địa phương để giảng dạy trong những năm tới.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu (Thành phố Bạc Liêu) thắp hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (Ảnh minh họa: Báo Bạc Liêu)
Theo Nghị quyết số 29 của Trung ương, Nghị quyết số 88 của Quốc hội, Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ đều yêu cầu xây dựng chương trình mở, phù hợp với xu thế quốc tế và đáp ứng yêu cầu của bản thân mô hình chương trình phát triển năng lực.
Nên trong thời gian qua, chúng ta đã thấy toàn ngành giáo dục đã có những bước chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020-2021.
Đến thời điểm hiện tại thì đã có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Còn nội dung giáo dục địa phương cũng đang được các tỉnh thực hiện nhưng có phần âm thầm và yên ắng hơn.
Căn cứ quy định của Nghị quyết số 88 của Quốc hội thì Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đã được Bộ hướng dẫn: "Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...
Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương...
Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương;
Chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt".
Chương trình giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực hiện ở các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ Thuật, Công nghệ...
Ở cấp Tiểu học thì nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm của học sinh.
Đối với cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông thì nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết. Và, từ khung thời lượng này, các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp cho địa phương mình.
Chúng tôi cho rằng, chủ trương để các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng nội dung giáo dục địa phương là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.
Thực tế, đất nước ta có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc sinh sống khác nhau và ta thấy tiếng nói, văn hóa, lịch sử, địa lý...của mỗi vùng quê cũng khác nhau nên nội dung chương trình, sách giáo khoa chung của Bộ khó có thể đề cập hết được.
Nội dung giáo dục địa phương sẽ đảm nhận công việc của địa phương mình để giúp cho học sinh những trải nghiệm cần thiết và bổ ích nhất. Chẳng hạn đối với môn Lịch sử khi học về vùng đất, con người, những nhân vật lịch sử ở địa phương thì thầy và trò có thể đến tận nơi để trải nghiệm.
Học về tác phẩm văn học địa phương, học sinh sẽ yêu hơn mảnh đất quê mình, tự hào hơn về vùng quê của mình đã có những nhà văn, nhà thơ như thế. Tất nhiên, các thầy cô dạy cũng nắm rõ hơn về những điều mà mình đang giảng cho học trò...
Rất nhiều tiết học đã đưa học trò đến với những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá, chiêm nghiệm về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý, văn hóa...của tỉnh nhà- nơi mà mình đang sống hàng ngày.
Giáo viên hy vọng gì vào nội dung giáo dục địa phương
Đối với sách địa phương đang được giảng dạy lâu nay nếu so với sách giáo khoa của Bộ hay của một nhà xuất bản nào đó thì có lẽ sẽ không bằng bởi nội dung, cách thể hiện, trình bày có phần đơn giản hơn rất nhiều.
Bởi, đa số các tác giả viết sách địa phương không phải là những nhà viết sách giáo khoa chuyên nghiệp, không phải là những họa sĩ chuyên nghiệp mà họ là những chuyên viên của Sở, những thành viên của Phòng Trung học....
Chính vì thế, lần thay đổi nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ thực hiện trong những năm tới đây, chúng tôi chỉ mong những nội dung trong các sách địa phương đa dạng về nội dung và chỉn chu hơn về cấu trúc, cách trình bày.
Đặc biệt, các tác giả viết sách cần có sự phối hợp tốt với Hội Sử học, Hội Văn học nghệ thuật... của tỉnh để nội dung của sách địa phương có chiều sâu hơn và giới thiệu được những nội dung chọn lọc tốt hơn.
NHẬT DUY
Theo giaoduc.net
Hà Nội tạo mọi điều kiện để giáo viên được tiếp cận SGK mới Để chuẩn bị cho chương trình và SGK mới, cũng để chuẩn bị cho giáo viên có thể tiếp cận được với đầy đủ các bộ sách, nhằm đưa ra lựa chọn về bộ sách nào sẽ được sử dụng trong năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu bộ...