Chọn chất chứ không chọn lượng
Mùa tuyển sinh 2019, Bộ GDĐT áp điểm sàn nhằm siết đầu vào cho khối ngành Y Dược đã khiến nhiều trường thiếu chỉ tiêu tuyển sinh. Hiện nhiều trường có đào tạo ngành Y phải công bố xét bổ sung.
Ảnh minh họa
Ở những mùa tuyển sinh trước, hàng loạt các trường ĐH mở ngành Y Dược và lấy điểm chuẩn thấp đã khiến xã hội không khỏi lo ngại vì đây là ngành học có ảnh hưởng trực tiếp đến Sức khỏe và tính mạng con người. Đơn cử như năm 2018, không ít ngành học như Điều dưỡng, Kỹ thuật y sinh… của một số trường ĐH thí sinh chỉ cần 4 điểm/ môn cũng đỗ. Không riêng gì năm 2018, điểm chuẩn khối ngành Y Dược thấp là tình trạng diễn ra trong nhiều năm.
Năm 2019, lần đầu tiên Bộ GDĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với nhóm ngành đào tạo Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, theo đó, điểm sàn ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt là 21, Y học cổ truyền 20, Dược học 20. Các ngành Y học dự phòng, Hộ sinh, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng điểm sàn là 18 điểm. Như thế, tất cả các thí sinh có điểm thi dưới 18 điểm sẽ không có cửa vào trường Y, tình trạng thí sinh chỉ đạt 4 hay 5 điểm/môn cũng đủ đỗ trường Y đã chính thức bị dẹp bỏ.
Ghi nhận từ công tác tuyển sinh cho thấy, việc siết điểm sàn đã lập tức khiến nhiều trường tuyển sinh khối ngành Y Dược lao đao. Dù đã lấy điểm chuẩn ở mức thấp nhất là bằng điểm sàn của Bộ GDĐT đưa ra, song hàng loạt trường đang phải công bố xét tuyển bổ sung với chỉ tiêu cao ngất ngưởng so với các ngành học khác. Trong số hàng ngàn chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung của các trường ĐH, có tới hàng trăm chỉ tiêu tuyển bổ sung của khối ngành Sức khỏe.
Trước băn khoăn về việc thiếu nguồn tuyển khối ngành Sức khỏe, Bộ GDĐT cho rằng việc đặt điểm sàn có thể sẽ gây khó khăn trong công tác tuyển sinh của một số trường nhóm dưới. Tuy nhiên, đây là việc cần thiết để nâng cao chất lượng đầu vào, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của nhóm ngành Sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành Y tế, nhằm chăm sóc tốt hơn Sức khỏe cho người dân.
Video đang HOT
Đây cũng là quan điểm của Bộ GDĐT trong việc tuyển sinh khối ngành Sư phạm, nhằm tăng chất lượng đầu vào. Theo Bộ GDĐT, Sư phạm và Sức khỏe là những khối ngành đặc thù cần phải có ngưỡng tối thiểu xét tuyển đầu vào để đảm bảo công bằng giữa các cơ sở đào tạo trong cùng một ngành/ chuyên ngành, cũng như đảm bảo chất lượng chung cho sản phẩm đào tạo ở hai khối ngành này.
Vi Cầm
Theo daidoanket
Tỉnh táo để không bị "sập bẫy" điểm sàn
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường đại học (ĐH) trên toàn quốc đều công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hay còn gọi là điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển.
Thực tế cho thấy, điểm sàn nhận hồ sơ và điểm chuẩn trúng tuyển thường có độ "vênh" rất lớn tùy theo ngành học. Do vậy, thí sinh đừng nhầm lẫn giữa điểm sàn nhận hồ sơ và điểm chuẩn trúng tuyển để rồi vội vàng quyết định điều chỉnh nguyện vọng khi thấy điểm sàn quá thấp.
Năm 2019, ngoài nhóm ngành đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT đã quyết định áp điểm riêng cho nhóm ngành sức khỏe. Theo đó, ngành Y khoa và Răng Hàm mặt có điểm sàn xét tuyển cao nhất là 21 điểm; ngành Y học cổ truyền và ngành Dược có điểm sàn xét tuyển là 20 điểm.
Tất cả các ngành còn lại gồm Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng đều có điểm sàn xét tuyển là 18 điểm. Như vậy, năm nay từ những trường tốp đầu như ĐH Y Hà Nội cho đến các trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe khu vực ngoài công lập đều có chung một mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển trong khoảng từ 18-21 điểm tùy ngành.
Dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 sẽ biến động nhiều ở nhóm trường top giữa
Tương tự, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào nhóm ngành đào tạo giáo viên dựa trên điểm thi THPT quốc gia năm 2019 cũng được áp dụng theo 3 trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Cụ thể, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển năm 2019 đối với nhóm ngành sư phạm trình độ ĐH là 18 điểm; cao đẳng là 16 điểm và trung cấp là 14 điểm.
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của ĐH Ngoại thương là 20,5 điểm cho cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, 17,5 điểm cho cơ sở đào tạo tại Quảng Ninh. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngoại giao 2019 là 19 điểm cho tất cả các ngành. Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng đều có mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển là 18 điểm.
Năm nay, trong 55 ngành, chương trình đào tạo của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có 7 ngành có ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển ĐH chính quy 2019 từ 24 điểm, trong đó có Khoa học máy tính, Kỹ thuật Máy tính. 15 ngành có điểm sàn xét tuyển từ 22 điểm. 22 ngành khác có mức điểm sàn 20 điểm và 11 chương trình đào tạo liên kết quốc tế của trường lấy điểm sàn từ 19 điểm.
Các trường thành viên của ĐHQG Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Kiến trúc, Học viện Bưu chính Viễn thông cũng có điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển từ 16-20 điểm tùy ngành đào tạo. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào nhóm các trường tốp giữa như ĐH Mỏ-Địa chất, ĐH Thủy Lợi, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Công đoàn, ĐH Điện lực dao động trong khoảng từ 14-17 điểm tùy ngành.
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào các trường Công an như Học viện ANND, Học viện CSND, Đại học PCCC đều ở mức 17,75 điểm, riêng đối với nhóm ngành Y gửi đi đào tạo là 18 điểm. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào 18 trường Quân đội cũng dao động trong khoảng từ 15 đến 23 điểm tùy ngành. Như vậy, năm nay, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào ngành cao nhất là 24 điểm của ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Trước tình trạng nhiều trường cào bằng mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển như hiện nay để đảm bảo an toàn cho nguồn tuyển của mình, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thí sinh chỉ nên xem điểm sàn nhận hồ sơ chỉ là điều kiện cần, quan trọng là phải so sánh điểm thi của mình với điểm chuẩn các năm trước của ngành, trường đó. Không nên thấy điểm sàn nhận hồ sơ của một số trường quá thấp mà ngộ nhận mình có cơ hội đỗ rồi vội vàng điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.
Thực tế cho thấy, nhiều năm gần đây tại một số trường dân sự tốp đầu như ĐH Y Hà Nội, ĐH Bách Khoa và ĐH Ngoại thương, có một số ngành hót, điểm chuẩn trúng tuyển đều nằm trong quãng từ 27-28 điểm. Tại các trường Công an, Quân đội điểm chuẩn trúng tuyển vào một số ngành đối với nữ cũng cao ngất ngưỡng từ 28-30 điểm. Nếu so với điểm nhận hồ sơ là từ 18-24 điểm thì sự chênh lệch giữa điểm chuẩn trúng tuyển và điểm sàn nhận hồ sơ là rất lớn. Nếu không tỉnh táo, thí sinh sẽ rất dễ bị "sập bẫy" điểm sàn.
Tại ngày hội xét tuyển ĐH-CĐ vừa diễn ra cuối tuần qua, đại diện nhiều trường ĐH cho rằng: Năm nay số thí sinh có tầm tổng điểm trong khoảng từ 18 đến 23 khá nhiều. Tầm từ 24 điểm trở lên thì không có nhiều biến động so với năm 2018. Dự báo những trường có điểm chuẩn năm ngoái từ 18 đến 23 chắc chắn năm nay sẽ tăng so với năm 2018. Còn lại các ngành, trường năm ngoái có mức điểm từ 24 trở lên thì năm nay điểm chuẩn có thể nhích lên nhưng sẽ không tăng quá cao so với năm ngoái.
Đối với những trường năm ngoái mà điểm chuẩn dưới 18 thì có thể mức điểm chuẩn năm nay sẽ có nhiều biến động, trong khoảng từ 1 đến 3 điểm. PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cũng khuyên thí sinh đừng vì điểm sàn thấp mà nhanh chóng thay đổi nguyện vọng gây ra sự xáo trộn về tâm lý.
Các trường ĐH khi xét tuyển sẽ xem xét nguyện vọng 1 của thí sinh, sau đó mới xét đến các nguyện vọng tiếp theo. Vì vậy, không nên thay đổi nguyện vọng vì thấy điểm sàn thấp. Trong trường hợp nếu muốn điều chỉnh thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên các cơ sở như điểm thi mà mình đạt được, điểm chuẩn vào trường các năm trước để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Huyền Thanh
Theo CAND
Điểm chuẩn Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cao nhất là 25,15 Năm 2019, điểm chuẩn của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dành cho đối tượng thí sinh trên toàn quốc có mức cao hơn so với thí sinh tại TP.HCM. Sáng 9-8, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã công bố điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, ngành Răng-hàm-mặt có điểm chuẩn...