Chơi sang ăn đào Tây Ban Nha, ngã ngửa cú lừa hàng Trung Quốc
Nhiều bà nội trợ hí hửng đặt mua cả thùng đào Tây Ban Nha về ăn vì thấy giá rẻ giật mình, chỉ vài chục ngàn đồng/kg mà không hề hay biết đó là giống đào Tây Ban Nha được trồng ở Trung Quốc.
Khoảng mấy năm trở lại đây, đào dẹt Tây Ban Nha – loại đào được mệnh danh ngon nhất thế giới – được rao bán khá nhiều tại thị trường Việt Nam với giá dao động từ 500.000-600.000 đồng/kg.
Loại đào bánh rán có ruột vàng, hạt nhỏ và có vị giòn ngọt rất đặc trưng. Đặc biệt, quả đào có hình dáng dẹt giống như chiếc bánh rán nên còn được gọi là “đào bánh rán”.
Năm nay, trên thị trường xuất hiện tràn ngập loại đào bánh rán này. Song, thay vì có giá khá đắt đỏ, loại đào bánh rán Tây Ban Nha lại có giá rẻ giật mình. Trên các trang mạng xã hội, đào bánh rán được rao bán với giá 70.000-100.000 đồng/kg tuỳ loại, còn mua thùng 2,3-2,5kg giá chỉ 210.000 đồng/thùng.
Trên “chợ mạng”, đào dẹt Tây Ban Nha được rao bán với giá rẻ giật mình
Xách thùng đào trên tay, chị Bùi Thị Thu Hoài ở Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) hí hửng khoe mình vừa mua được thùng đào Tây Ban Nha 2,5kg tươi ngon, vỏ vàng óng, quả to mà giá chỉ 210.000 đồng.Không chỉ có giá siêu rẻ, các đầu mối bán đào dẹt Tây Ban Nha còn cho biết, đào quả to, trọng lượng khoảng 200-250gram/quả (4-5 quả/kg), hạt nhỏ, ăn thơm, giòn và có vị ngọt thanh mát.
“Trước kia thấy trên mạng bán đào dẹt Tây Ban Nha, nhưng giá toàn trên nửa triệu đồng/kg nên tôi đâu dám mua. Dạo này thấy các cửa hàng bán giá rẻ, mua lẻ chỉ khoảng 100.000 đồng/kg, mua cả thùng giá còn rẻ hơn nên nay tôi mua cả thùng về ăn”, chị chia sẻ.
Video đang HOT
Vì có giá khá rẻ, trọng lượng quả lại siêu to nên dịp này trên “chợ mạng”, đào dẹt Tây Ban Nha đang là món hàng cực kỳ hút khách, được chị em nội trợ đua nhau đặt mua, thậm chí có người còn đặt mua cả thùng về ăn dần để có giá rẻ hơn.
Theo các đầu mối bỏ sỉ, đây là giống đào Tây Ban Nha được trồng ở Trung Quốc, đang được nhập về Việt Nam rất nhiều
Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Nguyễn Văn Long – một đầu mối chuyên bỏ sỉ đào dẹt ở Lào Cai – tiết lộ, đào dẹt Tây Ban Nha với đặc điểm vỏ quả màu vàng óng mà trên mạng đang bán là đào có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nói chuẩn thì đây là giống đào Tây Ban Nha được trồng ở Trung Quốc. Năm nay, các đầu mối buôn hoa quả nhập về đổ sỉ cho các mối bán lẻ khá nhiều. Giá tuỳ thuộc vào mùa vụ và nguồn hàng. Như hôm nay, giá anh Long đổ buôn là 60.000 đồng/kg loại đóng thùng xốp trọng lượng 2,5kg, còn đào dẹt đóng xọt giá 40.000 đồng/kg.
“Hàng này về theo đầu tấn mỗi ngày. Khách lấy sỉ phần lớn ở Hà Nội, mỗi mối họ nhập cả tạ”, anh Long cho hay.
Trong khi đó, chị Vũ Thanh Thuỷ – chủ một cửa hàng bán trái cây cao cấp ở Tây Hồ (Hà Nội) – khẳng định, đào dẹt Tây Ban Nha không có loại nào dưới 200.000 đồng/kg. Loại giá rẻ là đào Trung Quốc, thế nhưng vì là giống đào Tây Ban Nha nên mọi người đăng bán thường gọi là đào Tây Ban Nha, rất ít nơi bán nói là “đào Tây Ban Nha trồng ở Trung Quốc”.
Đào Tây Ban Nha chuẩn xịn quả nhỏ và có giá khoảng 0,5 triệu đồng/kg
Chỉ vào những vỉ đào Tây Ban Nha mình bán, chị Thuỷ cho biết, đào Tây Ban Nha quả không to như đào Trung Quốc, chỉ tầm 100 gram/quả, thậm chí còn nhỏ hơn. Đặc biệt, giá đào Tây Ban Nha xịn cũng đắt hơn nhiều đào Tây Ban Nha được trồng ở Trung Quốc.
Ví như, đào Tây Ban Nha 6 quả một lốc giá 210.000 đồng/lốc, loại 5 quả/lốc giá 250.000 đồng/lốc (mỗi lốc 500 gram). Tính ra, đào Tây Ban Nha có giá từ 420.000-500.000 đồng/kg tuỳ loại.
“Nếu đi mua mà không hỏi rõ xuất xứ, chỉ nhìn thấy quảng cáo đào dẹt Tây Ban Nha và bán với giá rẻ khoảng trên dưới 100.000 đồng/kg thì rất dễ đó là hàng Trung Quốc”, chị Thuỷ cảnh báo.
Thực tế, trên thị trường hiện nay, đào Trung Quốc được bày bán tràn ngập. Ngoài các loại dào trơn, đào mỏ quạ, đào lông vừa mới hết mùa thì các loại đào tiên, đào dẹt xuất xứ Trung Quốc đang ồ ạt đổ bộ vệ thị trường Việt. Giá các loại đào này dao động từ 50.000-120.000 đồng/kg, rất hút khách nhờ mẫu mã bóng đẹp, quả to đều.
Theo Vietnamnet
Hãng Trung Quốc làm AI đọc sách trông hệt như tác giả
Sogou, công ty được Tencent hậu thuẫn, thông báo sẽ phát triển người đọc sách bằng trí tuệ nhân tạo (AI), với ngoại hình trông hệt như tác giả của cuốn sách đó.
Theo South China Morning Post, Sogou vừa ký hợp tác chiến lược với Zhangyue Technology, nhà phát triển ứng dụng trả tiền xem tiểu thuyết và iReader, máy đọc sách điện tử như Kindle của Amazon. Mục tiêu của quan hệ hợp tác là ứng dụng công nghệ AI vào mảng văn học trực tuyến.
Bước đầu, Sogou sẽ phát triển hai người đọc tiểu thuyết bằng AI cho Zhangyue. Ngoại hình của hai nhân vật này sẽ trông hệt như hai tác giả nổi tiếng Trung Quốc là Yue Guan và Bu Xin Tian Shang Diao Xian Bing. Video về phiên bản AI giống với tác giả tự đọc tiểu thuyết có thể được tìm thấy trên ứng dụng Zhangyue.
Người dẫn chương trình bằng AI nói tiếng Anh của Sogou làm cho Tân Hoa xã
Trước khi bước sang mảng văn học trực tuyến, Sogou đã hợp tác cùng Tân Hoa xã, sử dụng công nghệ AI, trong đó có tổng hợp giọng nói, phát hiện hình ảnh và dự đoán, cho người dẫn chương trình AI đầu tiên trên thế giới. Người dẫn chương trình AI nói tiếng Hoa và tiếng Anh xuất hiện hàng ngày trên trang web của Xinhua từ tháng 11.2018.
Các tiểu thuyết gia AI với khả năng đọc sách mới sẽ dùng công nghệ tương tự như những gì đằng sau người dẫn chương trình truyền hình AI kể trên. Vì thế, cách nó hoạt động cũng tương đồng. Hiện chưa rõ liệu người dùng Zhangyue có đón nhận sản phẩm mới này hay không.
Sogou vốn là công cụ tìm kiếm thứ nhì Trung Quốc, song giữa cảnh mảng kinh doanh tìm kiếm cốt lõi chậm lại, hãng tích cực nghiên cứu và thương mại hóa công nghệ AI. Tencent là một trong các cổ đông lớn nhất của Sogou, doanh nghiệp đạt 303,6 triệu USD doanh thu trong quý 2/2019, tăng 1% so với cách đây một năm.
Thương mại hóa công nghệ AI tiên tiến là thách thức lớn với nhiều startup và cả một số hãng lớn, chẳng hạn như Baidu ở Trung Quốc. Baidu đang cố thương mại hóa công nghệ xe tự lái với đội xe robot gồm 10 chiếc tại một tỉnh ở miền trung Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
"Con ngựa Huawei" đang đau, ngay lập tức đã có hãng Trung Quốc khác nhảy lên ăn cỏ hộ Có thể nói rằng nhắc đến smartphone Trung Quốc giữa tâm bão chiến tranh thương mại là nhắc đến Huawei trước tiên. Nhưng không phải người Trung Quốc nào cũng yêu Huawei: với họ, cú ngã đau của Huawei là cơ hội vàng để vươn lên ngồi cùng một chiếu với Apple và Samsung. Có lẽ khi đặt bút ký lệnh cấm các...