Choáng ngợp “phố chân dài” độc nhất vô nhị ở Hà Nội, bán hàng theo cách “không giống ai”
Hàng nghìn ma-nơ-canh có hình dáng kích thước như người, ăn mặc đủ loại trang phục khác nhau “đổ bộ” xuống vỉa hè đường Dốc Lã ( Ninh Hiệp – Hà Nội) để đón khách. Hình ảnh này trở thành “đặc sản” ở đây khiến bất kỳ người khách nào ghé qua cũng nhớ mãi
Phố Dốc Lã (Ninh Hiệp – Hà Nội) nổi tiếng là địa điểm kinh doanh thời trang “ngon bổ rẻ” ở Hà Nội. Chỉ kéo dài hơn 1 km nhưng con phố này là nơi tập chung rất nhiều cửa hàng quần áo đủ loại. Điểm đặc biệt khiến những người qua đường ở đây không thể rời mắt chính là cách chủ shop khu vực này trưng bày quần áo vô cùng độc đáo.
Hàng nghìn ma-nơ-canh “chân dài, da trắng” ăn mặc đủ loại trang phục khác nhau đồng loạt “đổ bộ” xuống phố để đón khách theo “chỉ đạo” của chủ cửa hàng. Theo đó, cửa hàng bán đồ gì, ma-nơ-canh sẽ mặc đồ đó, mỗi con một bộ khác màu sắc, kiểu dáng…
Việc trưng bày hàng hóa bằng ma-nơ-canh không còn xa lạ với nhiều cửa hàng ở Hà Nội, tuy nhiên những chủ cửa hàng ở phố Dốc Lã lại “chơi lớn” hơn hẳn khi dùng ít nhất từ 10 đến 20 ma-nơ-canh để bán hàng. Sự khác biệt đồng loạt này tạo ra nét đặc trưng riêng của Dốc Lã.
Hình ảnh choáng ngợp chưa từng thấy tại phố Dốc Lã (Ninh Hiệp – Hà Nội) khiến nhiều người qua đường tự hỏi, không biết ở đây bán quán áo hay bán ma-nơ-canh?
Chỉ một đoạn đường dài hơn 1 km nhưng có tới hàng nghìn “chân dài” xuống đường gọi khách tới mua hàng.
Nếu như những cửa hàng ở nơi khác chỉ trưng bày 2 đến 3 ma-nơ-canh làm mẫu, thì một cửa hàng ở Dốc Lã phải trưng bày khoảng 10 ma-nơ-canh khác nhau.
Việc trưng bày nhiều ma-nơ-canh như vậy được anh Việt Anh, chủ một cửa hàng ở đây lý giải: “Ma-nơ-canh mặc nhiều trang phục khác nhau để khách hàng nhìn được phom dáng bộ quần áo dễ dàng hơn. Ngoài ra, một số cửa hàng ở đây cũng kết hơp bán quần áo với bán ma-nơ-canh luôn”
Video đang HOT
Dàn ma-nơ-canh “chân dài, da trắng” được trưng bày trên vỉa hè sẵn sàng đón khách vào mua quần áo.
Một “anh” ma-nơ-canh có khuôn mặt “gắt” nhất khu phố, nhưng lại thành tâm điểm hút khách của cửa hàng.
Cửa hàng bán đồ gì thì ma-nơ-canh sẽ được mặc trang phục đặc trưng của cửa hàng đấy.
Ma-nơ-canh với kích thước hình dáng như trẻ em cũng gây chú ý trên phố Dốc Mã.
Nhiều người đi qua con phố này vẫn thường gọi vui hàng nghìn “em” ma-nơ-canh là đám đông trật tự vì trông giống như người thật nhưng lại đứng rất nghiêm trang.
Thói quen trưng bày hàng bằng nhiều ma-nơ-canh như thế này ở Dốc Mã được các tiểu thương duy trì hàng chục năm nay và trở thành “đặc sản” của con phố này.
Cũng như nhiều chợ đầu mối khác, quần áo bán ở phố Dốc Lã đã dạng nhiều kiểu dáng, chất liệu, phong cách khác nhau phục vụ cho nhiều đối tượng. Giá thành tương đối phải chăng và quần áo ở đây thu hút người quan đường với dàn ma-nơ-canh bắt mắt.
Giá lợn hơi chạm mốc 100 ngàn đồng/kg, tiểu thương than bán hàng ế ẩm
Tiểu thương này cũng kêu ca, 15 năm nay chị kinh doanh bán thịt lợn, song chưa bao giờ thấy giá thịt bán ra lại tăng phi mã như thời gian vừa rồi.
Thậm chí có những thời điểm để giữ khách, chị Hoa chỉ dám bán nhích lên vài giá nhằm bán được hàng, bù lại chi phí thuê mặt bằng.
Những ngày cuối tháng 5/2020, giá thịt lợn hơi đồng loạt tăng thêm 1-3 giá khiến thịt lợn hơi tại cả 2 miền Nam - Bắc ngày 23/5 đã lên đến ngưỡng gần 100 ngàn đồng/kg. Đây được coi là mức giá cao nhất lịch sử từ trước đến nay.
Cụ thể, khu vực miền Tây, giá heo hơi nhiều nơi vọt lên 98-99 ngàn đồng/kg. Khu vực Vũng Tàu, dao động từ 95- 98 ngàn đồng/kg.
Riêng miền Trung - Tây Nguyên, lợn hơi có mức giá thấp hơn một chút, dao động từ 95- 97 ngàn đồng/kg. Tại miền Bắc, giá heo hơi tại ở Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nội cũng lên cao nhất, từ 99 - 100 ngàn đồng/kg.
Giá thịt lợn tăng cao kỷ lục khiến nhiều người dân mua ít đi hoặc sử dụng các nguồn thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, vịt, hải sản... để thay thế.
Tính ra, chỉ trong vòng 1 tháng, giá lợn hơi trung bình trên thị trường cả nước đã tăng 15.000 đồng/kg. Hiện để đưa giá lợn hơi về mức bình ổn, đảm bảo nguồn thịt lợn phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, Sở Công Thương đang tăng cường đưa thịt lợn nhập khẩu về các siêu thị.
Đồng thời khuyến nghị người dân sử dụng các nguồn thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, vịt, hải sản... để thay thế nhằm tránh gây sức ép lên nguồn cung thịt lợn khiến giá cả có xu hướng tăng cao hiện nay.
Do giá thịt lợn hơi tăng cao, hơn 1 tháng nay, mức giá thịt lợn của các tiểu thương ở các chợ cũng tăng giá chóng mặt, hiện đã lập đỉnh mới.
Cụ thể, tại các chợ Hà Đông, chợ đầu mối 365, chợ dân sinh Vạn Phúc, chợ Vồ, giá thịt lợn dao động từ 140.000 - 270.000 đồng/kg; giá sườn non vẫn đang ở mức cao nhất 280.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 170.000 đồng/kg; thịt nạc vai 160-170 ngàn đồng/kg; nạc đùi 190.000 đồng/kg...
Nhiều tiểu thương cho biết sức mua thịt hiện nay giảm đáng kể.
Chị Lê Thị Hoa, 37 tuổi, một tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Vạn Phúc, Q Hà Đông, Hà Nội, cho biết, đây là mức tăng cao "kỷ lục" từ trước đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, do giá thịt tăng vọt khiến những tiểu thương bán hàng như chị hết sức khốn khổ và lao đao bởi sức mua thịt hiện nay giảm đáng kể.
Theo người phụ nữ có quầy thịt lợn tại chợ Vạn Phúc này cho biết, giá thịt lợn hơi quá cao nên khi chị nhập về bán cũng bắt buộc phải tăng giá theo.
Điều này khiến nhiều người tiêu dùng muốn ăn thịt lợn hiện nay buộc phải tính toán. Do đó, sức mua thịt lợn hàng ngày ở quầy của chị đã giảm một nửa so với trước.
"Thời điểm thịt lợn chưa tăng giá, còn ở mức 80 ngàn đồng/kg, mỗi ngày mình bán hết cả tạ thịt. Nhưng giờ đây người mua giảm, thưa thớt khách nên mình chỉ dám lấy 50kg về bán mà có ngày vẫn ế ẩm, bán chưa hết. Khi ấy lại phải gán rẻ cho khách lấy hộ hoặc mang về nhà ăn", chị Hoa nói.
Dù chỉ nhập số lượng về 1/2 so với trước nhưng vẫn thưa thớt khách mua.
Tiểu thương này cũng kêu ca, 15 năm nay chị kinh doanh bán thịt lợn, song chưa bao giờ thấy giá thịt bán ra lại tăng phi mã như thời gian vừa rồi.
Thậm chí có những thời điểm để giữ khách, chị Hoa chỉ dám bán nhích lên vài giá nhằm bán được hàng, bù lại chi phí thuê mặt bằng: "Giờ đi bán hàng lời lãi ít lắm. Dù nhập tại lò mổ giá cao nhưng khi bán mình vẫn phải tính toán cho vừa với túi tiền của khách. Thế nên lời lãi chẳng được bao nhiêu. Có hôm ế ẩm thì cũng mất lãi luôn. Bởi giá thịt quá cao như hiện tại, nhiều bà nội trợ mua ít đi hoặc chuyển sang thay thế bằng các loại thực phẩm khác. Sức mua của người tiêu dùng giờ rất yếu. Tiểu thương bán thịt như mình thời điểm này ai cũng chán nản".
Sau "giải cứu" tài xế, đến lượt "giải cứu" nhà hàng Các nền tảng bán hàng mới lẫn cũ nhảy vào "giải cứu" các quán ăn trong bối cảnh phải đóng cửa, đơn hàng giảm. Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho biết quan sát thấy các nhà hàng, quán ăn có hai hướng đi rõ rệt gần đây. Hướng thứ nhất là các quán ăn trước đây...