Choáng ngợp bộ sưu tập 1.200 chiếc đài cassette độc nhất vô nhị Việt Nam
Hơn 1200 chiếc đài radio cassette là hơn 1200 câu chuyện trong cuộc hành trình “ săn lùng” đài cổ suốt 3 năm của anh Nguyễn Xuân Thủy ( Long Biên, Hà Nội).
Giấc mơ lưu giữ thứ chất âm mộc mạc, mang những giá trị cổ xưa “sống lại” trong thế giới kỹ thuật số được anh hiện thực hóa kỳ diệu và vô cùng độc đáo.
Anh Nguyễn Xuân Thủy (50 tuổi) hiện đang làm thiết kế đồ họa tại Hà Nội. Với tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, yêu âm nhạc, từ lâu anh Thủy luôn mong muốn được sở hữu một bộ đài radio cassette chất lượng, nguyên bản – thứ từng làm anh mất ăn mất ngủ trong suốt những năm tháng tuổi trẻ của thập niên 90.
Anh Nguyễn Xuân Thủy nổi tiếng trong giới chơi loa đài cổ với bộ sưu tập đài cassette “khủng” nhất nhì Việt Nam.
Anh Thủy nhớ về những ngày trẻ, anh và những người bạn cùng trang lứa ai cũng ao ước có được một chiếc radio cassette. Nhưng ngày đó, chiếc đài được coi là “ vật báu” này có giá trị đắt đỏ tương đương với một mảnh đất (thời đó). Phải “oách” lắm, hoặc phải là con của cán bộ mới may mắn sở hữu một chiếc đài để giải trí; nghe nhạc; học ngoại ngữ…
Mãi cho đến một ngày đầu năm 2017, những ký ức ấy lại ùa về khi anh Thủy tình cờ nghe thấy trong quán cà phê 1 đoạn nhạc êm tai phát ra từ chiếc đài cassette cổ. Đó cũng là khoảnh khắc anh quyết định mình sẽ phải lưu lại thứ chất âm mộc mạc này.
Bắt đầu sưu tập đài radio cassette năm 2017, chỉ nửa năm sau đó anh Thủy sở hữu hơn 400 chiếc đài với rất nhiều công sức để tìm kiếm; đấu giá trên khắp các diễn đàn loa đài cổ. Đến tháng 6/2020, sau 3 năm sưu tầm, anh Thủy đang là chủ của hơn 1200 chiếc đài cassette với đủ loại hình dáng, màu sắc, thương hiệu và sự đa dạng về giá thành.
Cận cảnh dàn đài cassette độc nhất vộ nhị Việt Nam của anh Nguyễn Xuân Thủy:
Những chiếc radio cassette này được anh Thủy tìm mua từ 3 nguồn chính là: Rác thải điện tử (trong nước và quốc tế đặc biệt ở Campuchia); đấu giá trên các diễn đàn loa đài thế giới và tìm mua lại những chiếc đài cổ hoài niệm của người Việt Nam vẫn còn lưu giữ và sử dụng.
Video đang HOT
Thời gian đầu anh Thủy phải săn lùng khắp nơi, thậm chí không tiếc tiền bay sang tận Campuchia; Trung Quốc; Nhật bản và một số nước Châu Âu để thương thảo và tìm cách sở hữu chúng.
Kể về một cuộc “săn lùng” đáng nhớ nhất, anh Thủy chia sẻ: “Đó là một chiếc đài của người Việt Nam còn giữ lại. Hồi đó, tôi muốn trong bộ sưu tập của mình có một chiếc đài được sản xuất tại Việt Nam, sau đó tôi tình cờ được một người bạn giới thiệu người chú ở Đồng Nai, chú này từng là công nhân sản xuất đài trong xưởng nên còn giữ lại một chiếc làm kỷ niệm”
Để sở hữu chiếc đài này, anh Thủy từ Hà Nội phải lui tới nhà chú ở Đồng Nai 4 – 5 lần chú mới đồng ý nhượng lại với điều kiện nhất định không được bán lại cho ai. Chiếc đài này tuy không mang nhiều giá trị về vật chất, nhưng với anh Thủy nó luôn là một trong những chiếc đặc biệt nhất.
Về sau, anh Thủy xây đựng được mối quan hệ với những người cùng đam mê, có hệ thống “vệ tinh” ở nhiều tỉnh trên cả nước, liên kết với các vựa ve chai lớn… điều này giúp cho quá trình mua bán, trao đổi diễn ra dễ dàng hơn.
Tiêu chí chọn đài của anh Thủy gồm 3 yếu tố chính: Nhãn hiệu; thiết kế và mức độ quý hiếm. Anh đặc biệt ưu tiên với những chiếc đài có chất lượng âm thanh tốt, không chỉ với mục đích trưng bày mà còn có thể sử dụng tốt mỗi ngày.
Một chiếc đài cassette xuất sứ từ Nhật Bản được anh Thủy “độ” lại với chi tiết giấy dán biểu tượng đặc trưng của Hà Nội trên mặt trước của chiếc đài.
Trong ảnh là 3 chiếc đài xuất sứ Trung Quốc, anh Thủy tự hào giới thiệu đó là những chiếc cuối cùng còn lại trên thế giới, hiện anh cũng là người sở hữu bộ sưu tập đài Trung Quốc nhiều nhất thế giới.
Ngoài loa đài cổ, anh Thủy cũng là chủ nhân của nhiều chiếc băng cassette giá trị.
Bộ băng đĩa này được anh Thủy tình cờ mua được trong một chuyến du lịch Châu Âu.
“Tôi không phải người chơi thứ đắt tiền mà chỉ chú trọng vào cảm xúc. Đài cassette là một phần tuổi trẻ của tôi nên tôi cố gắng sở hữu càng nhiều càng tốt như một cách để trân trọng quá khứ. Không giới hạn về số lượng, đến khi nào hết tiền thì thôi” – Anh Thủy vui vẻ chia sẻ.
Giá thành của những chiếc đài trong bộ sưu tập vô cùng đa dạng. Dao động từ 20.000 – 40.000 đồng; 30 – 40 triệu đồng thậm chí là vài trăm triệu/chiếc.
Nếu như băng cassette được coi là “trái tim” của những chiếc đài cổ thì căn phòng nơi anh trưng bày những chiếc đài này cũng chính là “trái tim” ngôi nhà của anh. Việc sưu tập đài cassette giúp anh Thủy có những cảm nhận rõ hơn về một thời đã qua, đồng thời còn thỏa mãn mong ước đưa thứ âm thanh mộc mạc, cổ xưa được “sống lại” trong thế giới kỹ thuật số.
Cà cuống 5 triệu đồng/kg, đại gia sùng sục săn lùng mua về ngâm mắm
Để tăng thêm phần hương vị cho nước chấm, nhiều thượng khách sẵn sàng chi đậm, xuống tay 5 - 6 triệu đồng để sở hữu 1kg cà cuống.
Vừa đặt mua 5 con cà cuống trên mạng với giá 50.000 đồng/con, chị Thủy (Hà Đông, Hà Nội) hí hửng khoe, trưa nay nhà chị sẽ có món nước mắm ngâm cà cuống siêu sang chảnh.
"Do giá thành đắt đỏ nên mỗi lần tôi chỉ dám rón rén mua vài con. Loại này ngâm mắm, ăn có vị cay cay, thơm thơm và mát nhẹ" - chị nói.
Cà cuống sau khi mua về sẽ được chị rửa sạch, cho lên bếp nướng, cắt nhỏ và bỏ trực tiếp vào mắm hoặc ngâm dùng dần. Kỳ công hơn, chị hay chiết xuất thành tinh dầu, bảo quản trong lọ kín, mỗi lần ăn chỉ cần mang ra nhỏ 1 - 2 giọt vào bát.
"Phần tinh dầu sẽ được lấy ở con cà cuống đực, nó có mùi hương tựa như quế. Trung bình mỗi con sẽ chứa khoảng 0,02ml tinh dầu" - chị Thủy kể.
Cà cuống thường được bán lẻ, giá từ 50.000 - 70.000 đồng/con
Anh Thành, chủ 1 cửa hàng chuyên bán cà cuống ở Hà Nội cho hay, trung bình mỗi ngày, nhà anh bán ra thị trường 50 - 100 con cà cuống. Đa phần, khách thường mua theo con chứ ít mua theo cân, với giá 50.000 đồng/con.
"Cà cuống là loài côn trùng sống dưới nước hay còn có tên gọi khác là long sắt hay đà cuống. Chúng có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, thân dài khoảng 7 - 8cm. Đặc biệt, cà cuống có đặc tính cay nên thường được pha với mắm, ăn kèm với cơm" - anh Thành cho biết.
Theo tiết lộ của anh Thành, cà cuống sẽ được anh thu mua nguyên con từ các cơ sở chăn nuôi trong nước hoặc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Trung bình, cứ 90 - 100 con cà cuống sẽ đạt 1kg, khách thường mua về làm gia vị, ngâm mắm hoặc chiết xuất thành tinh dầu.
Trung bình, cứ 90 - 100 con cà cuống sẽ đạt 1kg
Đều như vắt chanh, sáng nào chị Hải Quyên (Thanh Trì, Hà Nội) cũng gọi 1 suất bánh cuốn kèo theo cà cuống. Theo chị, bánh cuốn có đủ vị hay không là nhờ phần lớn ở nước chấm. Chất cay trong con cà cuồng sẽ giúp món ăn tăng thêm sự hấp dẫn mà khó loại gia vị nào có thể thay thế được.
Vốn là người làm bánh cuốn nổi tiếng ở Thanh Trì (Hà Nội), anh Vương Hải cho biết, trong quán nhà anh luôn có cà cuống ăn kèm. Nếu khách đi đông 7 - 8 người thường sẽ gọi 1 con, còn đi lẻ thì cho tinh dầu để thay thế.
"Tuy giá thành hơi cao nhưng nhiều thượng khách vẫn chịu chi để thưởng thức hương vị đặc biệt. Nhờ thế, ngoài bán bánh cuốn mà nhà tôi cũng kiếm thêm được khoản kha khá từ việc bán cà cuống con và tinh dầu" - anh Hải hóm hỉnh nói.
Trong tay bộ sưu tập khủng đồ bếp hiện đại, bà nội trợ Việt tại Đức chia sẻ với các món đồ nào nên sắm Cuồng đồ bếp là thế nhưng chị em cũng cần biết lựa chọn những sản phẩm bếp cần thiết phải mua và tránh loại có cũng được chẳng có vẫn "ngon cơm". Để làm được điều này, đừng bỏ qua review không thể tận tâm hơn của bà nội trợ Việt tại Đức đang sở hữu bộ sưu tập tới 29 món đồ...