Chợ truyền thống đuối sức
35-40% hàng hoá đang lưu thông qua chợ truyền thống, nhưng tốc độ tăng trưởng của kênh này chậm dần vì sức ép từ các mô hình bán lẻ hiện đại.
Theo báo cáo đề nghị xây dựng nghị định sửa đổi về phát triển và quản lý chợ, Bộ Công Thương nhận định các loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại… đang tăng trưởng nhanh, tập trung chủ yếu ở các đô thị và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Khoảng 25% hàng hoá trên thị trường đang được lưu thông qua kênh này.
Tốc độ tăng trưởng của chợ truyền thống vì thế chững lại, nhưng vẫn đủ sức duy trì cạnh tranh với các kênh phân phối hiện đại với lượng hàng hoá qua chợ 35-40%. Tại khu vực nông thôn, nông thôn khi thị phần hàng hoá lưu thông qua đây chiếm đến 50-70%.
Cuối năm ngoái, cả nước có trên 8.500 chợ. Tuy nhiên, số lượng chợ đầu mối, chợ tổng hợp quy mô lớn có chức năng bán buôn, thu gom và phát luồng hàng hoá chiếm tỷ lệ khiêm tốn, chưa đầy 4%.
Video đang HOT
Nhiều sạp hàng tại chợ Bến Thành đóng cửa cuối tháng 3/2020.
Bộ Công Thương đánh giá cơ sở hạ tầng của các chợ yếu kém và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Các chợ đang hoạt động theo hình thức ban, tổ quản lý đều được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Khi chuyển sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chợ thì phải thuê đất trả tiền hàng năm, tính khấu hao. Lĩnh vực kinh doanh chợ ngày càng suy giảm, hiệu quả thấp nên cách tính này đẩy giá thuê quầy tăng cao, không đảm bảo được hoạt động của chợ.
Vốn xây dựng, cải tạo chợ chủ yếu từ nguồn xã hội hoá, huy động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, thu nhập và sức mua tại nông thôn, miền núi, biên giới… không cao nên phương án thu hút đầu tư này chưa mang lại kết quả như mong muốn. Trong khi tại thành thị, các chợ có khả năng thu hút nguồn vốn từ xã hội hoá thì gặp những hạn chế về chính sách khuyến khích, thu hút nhà đầu tư hoặc không nhận được sự đồng thuận của tiểu thương, khiếu kiện kéo dài.
Giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn ở chợ giảm nhỏ giọt
Giá lợn hơi đã giảm từ 15.000 - 18.000 đồng/kg giá thịt lợn ở các chợ truyền thống tại TP.HCM chỉ giảm nhỏ giọt, không tương ứng với giá lợn hơi.
Tại tỉnh Đồng Nai, nơi cung cấp phần lớn lợn hơi cho TP.HCM, giá lợn hơi đã giảm còn từ 78.000 - 80.000 đồng/kg, thấp hơn lúc đỉnh điểm từ 15.000 - 18.000 đồng/kg. Theo nhiều tiểu thương, giá lợn hơi giảm là do mức tiêu thụ trong tháng 7 âm lịch giảm vì nhiều người ăn chay.
Còn theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, do dịch Covid-19 quay trở lại, sức tiêu thụ giảm và một số doanh nghiệp chăn nuôi có thị phần lớn phát triển đàn lợn nhanh đã tác động đến giá lợn.
Đáng nói, giá thịt lợn ở các chợ truyền thống của TP. HCM giảm không đáng kể, chỉ giảm từ 3.000-5.000 đồng/kg. Cụ thể, thịt ba rọi vẫn có giá từ 175.000 - 200.000 đồng/kg, thịt đùi giá từ 135.000 - 150.000 đồng/kg.
Người tiêu dùng mua thịt sáng nay ở gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh.
Chị Nguyễn Thị Mai, chủ một quán cơm ở đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận Bình Thạnh, ngày nào cũng mua thịt lợn ở chợ cho biết: "Giá thịt lợn bán ở thị trường giảm rất ít, tôi mua thịt lợn chỉ giảm 3.000 - 5.000 đồng/kg so với trước, giảm ít quá, giá vẫn còn đắt. Giá lợn hơi giảm nhiều nhưng thịt lợn bán ở chợ giảm ít nên người mua vẫn phải chịu giá cao".
Anh Nguyễn Văn Phúc bán thịt lợn ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh lý giải, giá thịt lợn ở chợ giảm thấp so với mức giảm của giá lợn hơi ở người chăn nuôi là do qua nhiều tầng nấc trung gian: "Giá lợn của người chăn nuôi giảm nhiều nhưng do thịt lợn đến tiểu thương ở chợ qua nhiều khâu trung gian nên giá giảm không được bao nhiêu. Giá lợn móc hàm mua ở lò mổ 112.000 đồng/kg, giảm 7.000 - 8.000 đồng so với lúc đỉnh điểm nên tôi bán thịt lợn mỗi loại chỉ giảm 5.000 đồng/kg./.
Hoa tươi tăng giá ngày Rằm, hoa quả nhập rẻ bất ngờ Sáng nay 4/8, các chợ truyền thống tấp nập khách mua đồ thắp hương Rằm tháng 6, hoa tươi nhích giá nhẹ, hoa quả phong phú, giá cả ổn định. Đặc biệt, thời điểm này nhiều loại quả nhập khẩu giảm sâu, giá rẻ chưa từng có. Đề phòng những cơn mưa bất chợt ảnh hưởng của bão số 2, nhiều bà nội...