Cho “thuê tử cung” lậu ở Trung Quốc, kiếm 15.000 USD/lần
Thu nhập nghề này không hẳn cao, nhưng vẫn hơn nhiều so với làm công nhân.
Nhu cầu thuê người mang thai ngày càng tăng ở Trung Quốc.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được chính phủ Trung Quốc cho phép, nhưng việc mang thai thuê cũng như hoạt động mua bán tinh trùng, trứng và phôi thai vẫn bị coi là bất hợp pháp ở nước này.
Mặc dù vậy, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bất hợp pháp trên vẫn rất cao từ những người không thể sinh con. Theo thống kê của Ủy ban kết hoạch hóa gia đình và sức khỏe quốc gia Trung Quốc, nước này có hơn 45 triệu người vô sinh, chiếm 15% dân số trong độ tuổi sinh sản.
Quyết định xóa bỏ chính sách sinh một con cũng thúc đẩy nhu cầu thuê người mang thai, khi các cặp vợ chồng lớn tuổi muốn có con thứ hai. Điều này dẫn đến sự hình thành của chợ đen, nơi những người môi giới ngầm thu khoảng 800.000 NDT cho mỗi trường hợp sinh con trai.
Video đang HOT
Nhiều người môi giới hoạt động tại các thành phố ở miền tây nam Trung Quốc như Vũ Hán, Trùng Khánh, Thành Đô và Quảng Châu.
Những phụ nữ mang thai thuê nhận được khoản tiền rất ít, thường khoảng 100.000 đến 200.000 NDT từ các nhà môi giới. Nhưng họ vẫn thấy hài lòng với số tiền nhận được.
“Chúng tôi đến từ khu vực miền núi nghèo khó. Chúng tôi có thể phải mất hơn 10 năm để tiết kiệm được 100.000 NDT”, một bà mẹ mang thai thuê nói với trang Thepaper.cn.
Sau khi xác nhận mang thai, người môi giới trả cho phụ nữ mang thai thuê 2.000 NDT/tháng. Sau 3 tháng, số tiền này sẽ tăng lên 10.000 NDT/tháng. Từ tháng thứ 5, tiền phí hàng tháng tăng lên 20.000 NDT cho tới khi sinh con.
“Tôi chỉ kiếm được 4.000 NDT/tháng khi làm công nhân tại nhà máy và mỗi ngày phải làm việc hơn 12 tiếng”, một bà mẹ mang thai thuê nói.
Một người môi giới ở tỉnh Hồ Bắc tiết lộ với trang Thepaper.cn rằng phụ nữ mang thai thuê phần lớn đến từ gia đình nghèo. Họ thường đã có con trước đó.
Theo Danviet
Trung Quốc tìm cách "mua" nghị sĩ Mỹ
Trong nỗ lực nuôi dưỡng ảnh hưởng nước ngoài, Trung Quốc đang kết hợp táo bạo giữa những ưu đãi kinh tế với đòi hỏi về chính trị. Cách Bắc Kinh xử lý quan hệ với với Thượng nghị sĩ Steve Daines của bang Montana - Mỹ mới đây là câu chuyện điển hình.
Hồi tháng rồi, ông Daines thông báo hợp đồng xuất bán lượng thịt bò trị giá 200 triệu USD cho một nhà bán lẻ hàng đầu Trung Quốc trong vòng vài năm.
Đây được xem là đột phá trong nỗ lực lâu nay của chính trị gia vốn là doanh nhân này nhằm xuất khẩu thịt bò địa phương sang thị trường Trung Quốc. Và Bắc Kinh cũng chẳng phải đợi lâu để thấy giá trị của vị thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa.
Hôm 5-12, theo yêu cầu của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, ông Daines tiếp đón một phái đoàn các quan chức Trung Quốc phụ trách vấn đề Tây Tạng, khiến chuyến thăm Washington diễn ra đồng thời của lãnh đạo Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay bị lu mờ. Ông Sangay tới Mỹ để gặp các nhà lập pháp nước này và cộng đồng người Tây Tạng ở đây.
Điều đáng nói là cuộc gặp do ông Daines chủ trì diễn ra một ngày trước khi Tiểu ban Các vấn đề đối ngoại châu Á của Hạ viện Mỹ tổ chức một cuộc điều trần về Tây Tạng. Sau cuộc gặp, trang China Daily của Trung Quốc nói các thượng nghị sĩ chủ nhà đã ca tụng giới chức Trung Quốc tại Tây Tạng "làm tốt công việc bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa truyền thống".
Phái đoàn nghị sĩ Mỹ do ông Steve Daines (thứ hai từ phải sang) dẫn đầu giới thiệu sản phẩm thịt bò đông lạnh cho Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hồi tháng 4 Ảnh: WASHINGTON POST
Câu chuyện này phần nào minh họa cho chiến lược tranh thủ các chính khách phương Tây của Trung Quốc nhằm dập tắt những chỉ trích nhằm vào nước này. Theo tờ The Washington Post, bản hợp đồng 200 triệu USD mới chỉ là "phần thưởng" đầu tiên cho những nỗ lực của thượng nghị sĩ bang Montana. Ngoài cuộc gặp trên, ông Daines còn dành cho Bắc Kinh không ít ưu ái khác. Hồi đầu mùa hè vừa rồi, ông phản đối dự luật đổi tên con đường trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington.
Người phát ngôn của ông Daines, bà Marcie Kinzel, khẳng định rằng từ lâu ông đã đấu tranh vì nhân quyền ở Trung Quốc và đẩy mạnh các chuyến thăm tới những khu vực có nhiều vấn đề về nhân quyền ở nước này. Nữ phát ngôn viên cũng khẳng định cách tiếp cận của ông Daines với vấn đề nhân quyền Trung Quốc không liên quan tới chiến dịch đẩy mạnh xuất khẩu thịt bò của ông.
Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, kinh tế và chính trị luôn gắn kết chặt chẽ. Bằng việc giúp Trung Quốc dập tắt những chỉ trích ở Washington, hành động của ông Daines đã mang lại chiến thắng cho chiến dịch mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, theo nhận định của cựu Đại sứ Mỹ tại Myanmar Derek Mitchell.
"Điều đó củng cố niềm tin của người Trung Quốc rằng bất kỳ người nào cũng có thể mua được... Những hành động của ông Daines sẽ chỉ khiến họ (Trung Quốc) tiếp tục những gì đang làm" - ông Mitchell nói thêm.
Theo Thu Hằng
Người lao động
Mỹ gia nhập cuộc chiến chống Trung Quốc tại WTO Mỹ chính thức phản đối Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường, động thái cho phép Mỹ duy trì việc áp đặt thuế chống bán phá giá với hàng hóa Trung Quốc. Tuyên bố phản đối, được công bố hôm 30-11, được xem là tài liệu do bên thứ 3 đệ trình ủng...