Chợ sáng kiến kinh nghiệm sẽ tự giải tán nếu ngành GD thực hiện giải pháp này
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh quy định sáng kiến phải đáp ứng đầy đủ ba tiêu chí: có tính mới; đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực.
Gõ cụm từ “ sáng kiến kinh nghiệm” Google cho ra khoảng 119 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,39 giây. Như thế để thấy rằng, sáng kiến kinh nghiệm (nay gọi là sáng kiến) thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều người, trong đó đa phần là giáo viên.
Trên diễn đàn của Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bài viết phản ánh mặt trái của sáng kiến đó là nạn sao chép, xin cho, mua bán tràn lan. Thế nhưng, nếu yêu cầu sáng kiến được thực hiện đúng như quy định của Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, tôi nghĩ những sáng kiến gian dối sẽ hết đất sống.
Tính mới và khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
Ngày 3/12/2021,Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có công văn số 3463/SGDĐT-VP gửi các đơn vị trực thuộc về hướng dẫn xét công nhận sáng kiến và đề xuất công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo.
Theo đó, sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ ba tiêu chí: có tính mới; đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực.
Ảnh minh họa, tác giả cung cấp.
Một giải pháp được coi là có tính mới nếu tính đến trước ngày đăng ký xét công nhận sáng kiến (đầu năm học), hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Không trùng nội dung của giải pháp trong đăng ký sáng kiến nộp trước;
- Chưa công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
Video đang HOT
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội.
Đáng chú ý, nội dung xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến quy định rõ, các sáng kiến sao chép của tác giả khác không được xem xét đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng.
Sáng kiến đã được đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng nhưng bị phát hiện có sự sao chép nội dung hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác thì Hội đồng sẽ quyết định hủy bỏ kết quả đã đánh giá.
Vẫn còn nạn mua bán sáng kiến tràn lan
Nghe đồng nghiệp xôn xao bàn tán việc mua bán sáng kiến trên mạng, tôi quyết tìm hiểu xem thực hư thế nào. Tôi tìm đến một Fanpage của hội giáo viên dạy Ngữ văn có hàng trăm ngàn thành viên. Chỉ sau một vài cái nhấp chuột, đập vào mắt tôi là dòng quảng cáo của một tài khoản rao bán sáng kiến.
Tôi vờ chọn mua một đề tài về dạy học trực tuyến, hỏi giá cả cũng như hình thức thanh toán thì người bán cho biết, các đề tài đồng giá 300 ngàn đồng kèm một số tài liệu tham khảo. Người mua chuyển khoản thanh toán phí, người bán sẽ gửi qua email.
“Đề tài này đã đạt giải cấp tỉnh năm trước. Em chỉ bán cho mỗi tỉnh một giáo viên nên không phải lo lắng gì cả”, người bán trấn an.
Vì sao nhiều giáo viên đua nhau mua sáng kiến? Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng yêu cầu danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:
“Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận”.
Bên cạnh đó, sáng kiến được chấm đạt theo quy định thì giáo viên sẽ được công nhận các danh hiệu như Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được khen thưởng theo mức lương cơ sở, được xét nâng lương trước thời thời hạn.
Ngoài ra, còn có giáo viên sử dụng những danh hiệu này để liệt kê thành tích trong hồ sơ quy hoạch cán bộ nguồn những mong có thêm cơ hội được bổ nhiệm chức vụ quản lí (hiệu trưởng, hiệu phó).
Nhìn chung, giáo viên tìm mua sáng kiến là mất nhiều hơn được. Bởi dùng tiền mua sáng kiến là không khó nhưng nếu bị hội đồng phát hiện thì giáo viên sẽ mất hết danh dự với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh. Báo chí đã từng phản ánh giáo viên bị nêu tên vì có sáng kiến thuộc diện “sao chép và đạo văn”.
Điều đáng nói là, khi giáo viên tiếp tay cho sự gian dối thì cũng khó mà dạy ai bởi đó là hành vi không thể tồn tại ở môi trường giáo dục. Thầy cô hãy vì chính mình, học sinh và ngành giáo dục, hãy dừng ngay việc xin, mua sáng kiến.
Tài liệu tham khảo:
https://hcm.edu.vn/van-ban/ve-huong-dan-xet-cong-nhan-sang-kien-va-de-xuat-cong-nhan-pham-vi-anh-huong-cua/vbctmb/39776/67668?
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-91-2017-ND-CP-huong-dan-Luat-thi-dua-khen-thuong-315685.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.
Thầy giáo có nhiều sáng kiến giảng dạy ở vùng khó khăn Bình Phước
Thầy giáo Lê Anh Đông (31 tuổi) đang công tác tại Trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền thuộc xã Long Hà, huyện Phú Riềng (Bình Phước) được nhiều người biết đến không chỉ tâm huyết với nghề mà còn có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực trong công tác giảng dạy ở trường vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thầy Đông trong giờ lên lớp. Ảnh: TTXVN phát
Hiện nay, thầy Lê Anh Đông được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Toán khối 12. Thầy luôn ý thức được trách nhiệm của mình làm sao truyền thụ được tốt hơn kiến thức tới học sinh. Do đó, thầy Đông đã lên kế hoạch dạy học hợp lý phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như đi tìm giải pháp hay cho việc học Toán của học sinh. Theo thầy Đông, môn Toán luôn khó và khô khan với nhiều học sinh. Từ đó, thầy đã nghiên cứu, tham khảo ý kiến từ các thế hệ thầy cô đi trước, hay trên trang mạng để tìm những phương pháp giảng dạy linh hoạt, khơi gợi, khuyến khích tính chủ động và khả năng tự học ở học sinh.
Thầy Lê Anh Đông đã xây dựng nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán. Theo thầy, để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, yếu tố then chốt là nguồn lực. Trước xu thế đó, bản thân thầy đã rất nỗ lực trong việc thu thập các nguồn thông tin để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm và áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, cải tiến chất lượng dạy và học của người dạy và người học.
Điển hình sáng kiến "Giải bài toán tỉ số thể tích bằng phương pháp đặt biệt hóa và tọa độ hóa" năm học 2018-2019 đã được áp dụng có hiệu quả cao tại Trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền. Sáng kiến của thầy Lê Anh Đông đã giúp giải quyết được nhiều vướng mắc cho học sinh, giáo viên khi dạy và học các bài toán vận dụng cao của hình học không gian trong công tác ôn thi học sinh giỏi... Bên cạnh đó, sáng kiến còn giúp các em tự tin, dễ dàng tiếp cận các bài toán khó, chỉ ra những phương pháp chuyển một bài toán khó khăn phức tạp thành bài toán dễ hơn.
Những sáng kiến của thầy Đông còn phục vụ tốt cho giáo viên, học sinh trong việc dạy và học các bài toán phương trình chứa tham số ở lớp 10. Sáng kiến đã tạo nền tảng tốt cho học sinh khi lên lớp 12, các em sẽ nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về "Đồ thị" trong các bài toán phương trình cũng như các bài toán có chứa tham số khác.
Năm học 2019-2020, thầy Lê Anh Đông đã viết sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng đồ thị để giải phương trình chứa tham số ở lớp 10" được áp dụng tại nhà trường giúp học sinh dễ dàng tiếp cận được với những bài toán tham số khó.
Từ năm học 2016-2017 đến nay, thầy Lê Anh Đông có 5 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp Sở và áp dụng vào giảng dạy. Đặc biệt, năm học 2021-2022, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh phải học trực tuyến tại nhà, thầy được Ban Giám hiệu nhà trường giao trọng trách tìm hiểu các ứng dụng, cách sử dụng và sau đó chia sẻ cho các đồng nghiệp trong trường.
Thầy Lê Anh Đông chia sẻ: "Được nhà trường giao nhiệm vụ, tôi đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ này và giúp đỡ nhiều thầy cô lớn tuổi gặp khó khăn trong việc sự dụng công nghệ. Thầy cô mong muốn đem lại những tiết học hiệu quả, sinh động, thú vị không nhàm chán. Bản thân tôi đã dành nhiều thời gian soạn bài PowerPoint, soạn bài tập, quay các video giảng bài để gửi cho học sinh, nhằm giúp các em hiểu bài. Bên cạnh đó, tôi còn tự tìm tòi thêm nhiều công cụ, phần mềm bổ trợ cho việc dạy học nhằm giúp học sinh theo dõi bài tập tốt hơn".
Thầy giáo Lê Anh Đông. Ảnh: TTXVN phát
Sau hơn 9 năm gắn bó trên bục giảng, thầy Lê Anh Đông luôn được đồng nghiệp và học sinh quý mến. "Vốn sinh ra trong một gia đình đông con, bố mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi 4 anh, chị em ăn học. Vì vậy, khi thấy học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi lại dồn sức mình quan tâm đến các em, luôn khuyến khích, động viên các em để các em cố gắng vươn lên. Đối với học sinh kém, tôi thường giao cho các bạn học giỏi kèm cặp, hình thành nhóm học tập để các em cùng nhau cố gắng trong học tập", thầy Đông tâm sự.
Hiện nay, thầy Lê Anh Đông còn là Tổ trưởng tổ Toán - Tin Học. Thầy đã lên các kế hoạch cụ thể và động viên, giúp đỡ kịp thời các tổ viên và nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy. Với nhiều sáng kiến và phương pháp dạy học đổi mới, thầy được Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng, giao trọng trách ôn đội tuyển học sinh giỏi các cấp và ôn thi đại học hàng năm và nhiều em đã đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Đánh giá về quá trình công tác của thầy giáo Lê Anh Đông, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền Bùi Công Định cho biết: Thầy Đông đã có nhiều giúp đỡ cho học sinh và đồng nghiệp. Thầy luôn tận tâm, tận lực với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến nay, với kinh nghiệm nghề vững nên nhà trường tin tưởng giao cho thầy hướng dẫn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
"Lúc về trường, thầy còn rất là trẻ, đến nay có nhiều thành tích trong nghề, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi rất là tốt. Thầy là một trong những người được nhà trường quy hoạch nguồn, tạo điều kiện kết nạp Đảng, đi học lý luận chính trị... Ở ngoài đời, thầy sống rất bình dân, anh em rất quý mến", thầy Bùi Công Định cho biết thêm.
Từ năm học 2016-2017 đến nay, ngoài 5 sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp Sở, thầy Lê Anh Đông còn nhận được Bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh... Đặc biệt, năm học 2019-2020, thầy vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2021, thầy còn là một trong 50 thầy, cô giáo sẽ được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2021.
Thời gian qua, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thầy đã xung phong làm tình nguyện viên trực tại các chốt của thôn, xã, đồng thời vận động các học trò cũ tham gia tình nguyện nhằm chia sẻ khó khăn với các lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch.
Xét duyệt sáng kiến khoa học cấp tỉnh Ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2021 Sáng 27-12, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KHSK tỉnh đã chủ trì hội nghị thẩm định, đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh của các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học trong Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2021. Đồng chí...