Cho con tự học ở nhà: Tốn kém và mạo hiểm
Trong khi không ít phụ huynh ủng hộ, các chuyên gia lại cảnh báo, cho rằng đó là cách “mạo hiểm với tương lai của con”.
Câu chuyện về một gia đình ở TP.HCM vì quá áp lực với chuyện học hành, thi cử ở trường của con đã quyết định cho con tự học ở nhà đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trong khi không ít phụ huynh ủng hộ cách làm này, thì các chuyên gia lại cảnh báo, cho rằng đó là cách “mạo hiểm với tương lai của con”, bởi không thể “đóng cửa” để nhào nặn một đứa trẻ nên người.
Áp lực ở trường, bố mẹ cho con ở nhà tự học
Anh Đặng Quốc Anh và chị Lê Thị Thanh không phải trường hợp duy nhất ở Việt Nam cho con tự học ở nhà. Tuy nhiên, việc này được công bố đúng thời điểm học sinh cả nước vừa trải qua kỳ thi học kỳ II, với không ít mệt mỏi do áp lực thi cử – với cả học sinh và phụ huynh – nên sự việc được đặc biệt chú ý.
Vợ chồng anh Quốc Anh đã quyết định cho 2 con nghỉ học ở trường để tự học ở nhà.
Là giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, gia đình có nhiều người làm nghề dạy học, nhưng chính vợ chồng anh Quốc Anh lại bức xúc với cách dạy của giáo viên ở trường và nhiều lúc thấy bế tắc với chuyện học của hai con.
Như việc không cho con đi học thêm thì bị cô giáo trù, phân biệt đối xử và cho con đến 10 trang giấy bài tập về nhà, nếu hôm sau không làm hoặc không thuộc bài sẽ bị phạt.
Không tìm được tiếng nói chung với giáo viên của con, bắt đầu từ năm 2014, anh Quốc Anh đã quyết định nghỉ làm, cho các con nghỉ học ở nhà để mình tự dạy. Anh quan niệm: Mình dạy con thì sẽ chắn ăn hơn và sẽ đỡ phải lo lắng về chuyện học của con. Anh chị tự chọn chương trình cho con học, tích cực đưa con đi chơi, cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn kỹ năng giao tiếp.
Sau gần 3 năm tự học ở nhà, với sự hướng dẫn của bố mẹ, được tự do học những gì mà mình thích, hai anh em Đặng Thái Anh (14 tuổi) và Đặng Nhật Anh (19 tuổi) đã đạt được những kết quả bất ngờ.
Tháng 9/2016, Thái Anh thi IELTS đạt 8.5 khi chưa tròn 13 tuổi. Riêng Nhật Anh thi IELTS vào tháng 7/2015 đạt 8.0.
Anh chị đang tìm kiếm và hướng con trai lớn “săn” học bổng của một trường quốc tế để đi du học, còn con trai nhỏ sẽ nhập học lớp 9 tại một trường quốc tế trên địa bàn TP.HCM.
Video đang HOT
Ở Hà Nội, cũng có phụ huynh đang cho con học theo mô hình tự học ở nhà (home-school) đã rất phổ biến ở nhiều nước phương Tây, nhưng còn khá lạ ở Việt Nam. Đó là anh Bùi Huy Kiên (Long Biên, Hà Nội) cho con trai tự học ở nhà theo một số giáo trình nước ngoài đã hơn 7 năm nay.
Chia sẻ về lý do chọn “home-school” cho con, anh Kiên nói: Muốn cậu con trai học được những kiến thức, kỹ năng hữu ích, thay vì phải học những kiến thức mà sau này có thể cháu sẽ không bao giờ sử dụng tới.
Vì không cho con đến trường, nên anh Kiên vừa làm bạn vừa làm thầy của con. Không chỉ định hướng, anh còn là người giám sát, hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của con trong tất cả các lĩnh vực. Dù cũng vất vả và tốn kém, nhưng bù lại cả con và bố mẹ đều không chịu áp lực mỗi khi kỳ thi đến.
Trong việc dạy con, không có con đường tắt
Trước những câu chuyện về việc cho con tự học ở nhà của một số phụ huynh, tiến sĩ Giáp Văn Dương – người sáng lập trường trực tuyến Giapschool, cũng từng có quyết định cho con gái tự học ở nhà – nói rằng anh ủng hộ việc này. Lý do đơn giản: “Thích thì cho con tự học thôi”.
Khi đề cập đến việc những ngày qua, không ít phụ huynh ủng hộ cách cho con ở nhà tự học, nhiều chuyên gia lại cho rằng như vậy là quá mạo hiểm với tương lai của con và không phải phụ huynh nào cũng đủ tiềm lực về kinh tế, thời gian và cả tri thức để dạy con ở tất cả các lĩnh vực như thế.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng), phương pháp tự học ở nhà có nhiều rủi ro, có thể hạn chế giao tiếp của con, nhất là ở Việt Nam chưa có quy chế, hay quy định hướng dẫn cụ thể nào về việc này.
“Tuyệt đối không thể đóng cửa để nhào nặn một đứa trẻ nên người” – tiến sĩ Lâm cảnh báo.
Nhà báo Thu Hà – tác giả cuốn sách Con nghĩ đi, mẹ không biết! – cũng bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc phụ huynh cho con không đến lớp để tự học ở nhà.
“Tới trường không chỉ học kiến thức, mà trường học còn cho mình những người bạn. Ngay cả ĐH Harvard, họ cũng từng được nhận xét rằng, không phải là kiến thức, các công trình nghiên cứu, hay giải Nobel… mà bạn bè sinh viên và mạng lưới cựu sinh viên mới là điều nặng ký để đóng học phí của họ. Trong việc dạy con không có con đường tắt, không có cách nào nhàn nhã” – chị Thu Hà chia sẻ.
Chị cũng cho biết sẽ không mạo hiểm để con mình tự học ở nhà, bởi sự thành công của vị phụ huynh ở TP.HCM (anh Quốc Anh) chỉ là “cá biệt”. Họ có nền tảng kiến thức tốt và sau này họ muốn hướng con đến một nền giáo dục tốt hơn, muốn con có cơ hội đi du học.
Còn phần đông gia đình Việt Nam hiện nay, trường học vẫn là môi trường không thể thiếu để rèn luyện tri thức và nhân cách cho trẻ. Ngay cả những bất công ở trường học, cũng là bài học để giúp con trưởng thành.
Theo Bích Hà / Lao Động
Chuyên gia mách nước chọn trường đầu cấp cho con
Khi học sinh chuẩn bị được đón mùa hè thảnh thơi sau thời gian học tập vất vả cũng là lúc nhiều bậc cha mẹ đau đầu trong việc chọn trường cho con, nhất là vào các lớp đầu cấp.
Là người làm trong ngành giáo dục tiểu học lâu năm, TS Vũ Thu Hương (khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng nhiều bố mẹ suy nghĩ, trường học ổn sẽ có giá trị quyết định việc học tập thành hay bại của con đến 90%. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng.
Trường học không quyết định tất cả
Theo bà Hương, trường học ở Hà Nội hay Cần Thơ, Cà Mau... hoặc bất kể một trường học nào trên cả nước cũng đang học cùng một chương trình. Vì thế, không có chuyện học trường kém thì con mình không biết gì hay học trường tốt thì con mình sẽ hết dốt.
Đặc biệt, theo bà Hương, phụ huynh không nên quá cầu kì và mất thời gian khi chọn trường cho con, nhất là ở cấp tiểu học.
Lý giải điều này, bà Hương cho rằng ở cấp tiểu học, trẻ chỉ cần đọc thông viết thạo, làm tính cộng trừ nhân chia và vài phép đổi đơn giản là có thể đã hoàn thành mục tiêu rồi. Các cha mẹ đừng quá sốt ruột và nghĩ con phải làm được mọi thứ bài tập trên đời.
TS Trần Thành Nam nhận định: Nếu cha mẹ không chọn trường hợp lý, vô tình sẽ khiến cho trẻ con thêm áp lực.
TS Hương cũng nêu hiện tượng, các trường học đang "bị bệnh thành tích" bủa vây khắp nơi mà yếu tố gây ra lại chính từ phía phụ huynh, phía ban giám hiệu, phòng, sở và thậm chí ở chính giáo viên.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý: "Trường càng đông học sinh đôi khi sẽ làm cô giáo mất khả năng kiểm soát tình hình và con còn có thể bị sức ép thành tích nặng nề. Vì thế, việc vào trường điểm không phải là lựa chọn tối ưu".
Kỳ vọng quá dễ tạo áp lực cho con
TS Vũ Thu Hương khẳng định trường nào cũng có ưu điểm và nhược điểm chính vì thế bậc cha mẹ cần chọn trường phù hợp theo các tiêu chí như khả năng thích ứng của con, môi trường giáo dục, điều kiện của gia đình...
Theo bà Hương, ưu tiên đầu tiên khi chọn trường cho con là chọn trường gần nhà bởi lẽ, trường gần, con sẽ có thể tự đi đến trường và học được tính tự lập rất tốt.
Ngoài ra, nếu trường nào có nhiều học sinh lễ phép, ngoan ngoãn và lịch sự thì nên cho con vào đó. Vì giáo dục đạo đức luôn làm điểm nhấn quan trọng nhất trong mọi giai đoạn giáo dục con người.
Đồng quan điểm, TS Trần Thành Nam (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng thực chất việc chọn trường cho con thể hiện kỳ vọng của bố mẹ đối với con mình.
Thế nhưng, kỳ vọng ấy nếu đặt không hợp lý sẽ tạo nên một áp lực rất lớn cho đứa trẻ.
TS Nam phân tích phần lớn bố mẹ chọn trường tốt thường nghĩ nhiều hơn đến số lượng học sinh giỏi, đạt giải cao trong các kì thi, cô giáo tốt... và nghĩ học ở đó thì con có kiến thức tốt.
Nhưng hiện nay, kiến thức chỉ chiếm khoảng 20% trong thành công của một con người còn 80% liên quan đến kỹ năng mềm, giá trị sống.
Mặc khác, trường "tốt" ở đây nhiều khi chỉ là quan điểm chủ quan của phụ huynh.
Phụ huynh thường ép cho con học những môn mà bố mẹ cho là phải giỏi môn đó mà không cần quan tâm tới sở trường của con. Đây cũng là một trong những sai lầm phụ huynh thường mắc phải.
"Một số ông bố, bà mẹ cũng hay suy nghĩ chọn trường dân lập vì phương pháp ở đấy phù hợp với con theo nghĩa là chúng đòi hỏi gì thì các thầy cô dễ dàng đáp ứng hơn, được nâng niu, chăm chút hơn, được thoải mái bày tỏ quan điểm.
Còn trường công lập thì trẻ phải theo một số quy định nhất định. Đây có thể là một hướng đúng.
Nhưng nếu trẻ chưa có tính tự lập, tính kỉ luật, lắng nghe mà vô tình bố mẹ đưa con vào môi trường quá thoải mái thì các đức tính đó sẽ khó được hình thành, rèn luyện.
Ở đây, không bàn đến yếu tố trường công hay trường tư tốt hơn mà là quan điểm của bố mẹ khi chọn trường cho con", TS Nam cho hay.
Chọn trường cho con là khâu đơn giản nhất trong những bước chuẩn bị cho con vào học.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng cha mẹ hãy nhanh chóng giải quyết vấn đề này để tập trung vào việc chuẩn bị những hành trang mới cho con vào học.
Theo Huyên Nguyễn / Lao Động
Chạy đua vào lớp 10 trường top trên Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay nhiều trường THPT có tỷ lệ chọi khá cao so với năm ngoái. Từ ngày 5-11/5 là cơ hội cuối cùng để phụ huynh học sinh (HS) điều chỉnh nguyện vọng vào lớp 10 các trường THPT công lập. Sáng 5/5, Sở GD&ĐT TP.HCM đã công bố số...