‘Cho con đi học thêm tiền lớp 1 gây nhiều hệ lụy’
Chuyên gia giáo dục cho rằng việc dạy thêm, học thêm chưa thể cấm được vì đó là nhu cầu đến từ cả hai phía phụ huynh và giáo viên.
Vừa qua, Sở GD&ĐT TP.HCM tiếp tục có công văn gửi các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung “tiếp tục thực nghiệm nghiêm các quy định của Bộ, tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.
Công văn của Sở GD&ĐT TP.HCM nhắc nhớ về 8 năm trước, Bộ GD&ĐT từng ra văn bản cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học nhưng thực tế hiện nay là những lớp dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra.
Ảnh minh họa
Liên quan đến vấn đề trên, cô Lê Thị Loan – Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho hay: “Tôi không dám nghĩ đến câu chuyện dạy thêm, học thêm là “miếng bánh ngon” như người ta hay nói.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là việc dạy thêm, học thêm diễn ra quanh ta bao lâu nay nhưng chưa thể cấm được vì đó là nhu cầu đến từ cả hai phía phụ huynh và giáo viên”.
Cô Loan phân tích, đa số phụ huynh cho con đi học thêm vì tâm lý đám đông, thấy con nhà người ta đi học thêm thì con mình cũng đi học, thấy bạn của con đi học lại sợ mình không cho con đi học sẽ bị cô giáo không quan tâm. Còn phía giáo viên thì bị ép chỉ tiêu, giao thành tích, nếu các con không đạt ở mức độ nào đó thì cô bị trừ điểm thi đua, cuối năm không được khen thưởng…
Video đang HOT
“Nếu nói thẳng ra thì không bố mẹ nào muốn con đi học thêm. Bọn trẻ ở trường cả ngày rồi, tối đến cũng muốn con nghỉ ngơi, thư giãn chơi với bố mẹ.
Năm nay, tôi thấy nhiều bố mẹ tìm cô dạy tiền lớp 1 cho con. Lâu nay tôi vẫn phản đối việc này. Bố mẹ chỉ nghe nói chương trình khó là lo lắng, tìm cách nhồi con vào lớp học thêm nhưng chương trình khó thế nào thì không nắm rõ.
Nhiều bố mẹ nói với tôi, nếu không cho con đi học tiền lớp 1 mà chương trình thay đổi thế này sợ ở nhà không dạy được con.
Tôi đã nói luôn với họ, kể cả cho con đi học thêm thì về bố mẹ cũng đâu dạy được, cùng lắm chỉ dạy được vài âm vần đầu tiên thôi. Lo lắng theo tâm lý đám đông cho con đi học thêm là việc thiếu cơ sở, gây nhiều hệ lụy”, cô Loan nói.
Theo cô Loan, nếu tìm không đúng giáo viên, giáo viên dạy không đúng phương pháp, dạy theo kinh nghiệm cho trẻ tiền lớp 1 là rất nguy hiểm. Nếu trẻ tiếp nhận kiến thức sai thì sau này khi chính thức vào lớp 1 cô giáo uốn nắn lại rất khó.
Đó là chưa kể, một số em được học trước nên đọc viết sớm, không còn hứng thú, chủ quan với việc học lớp 1 sẽ tạo những vết trượt khó tránh.
Cũng theo cô Loan, việc cấm dạy thêm, học thêm chỉ cấm được về mặt hình thức, cấm hành chính, chỉ cấm trong nhà trường chứ không cấm được ở ngoài nhà trường. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh đừng sợ con mình kém so với người khác, cứ theo lộ trình các con sẽ đọc thông viết thạo sau lớp 1.
“Tôi nhắc lại, đối với chương trình lớp 1 mới học sinh không cần học trước, nếu phụ huynh muốn hướng dẫn thì chỉ cần cho con làm quen bảng chữ cái và chữ số là được, việc dạy chữ, âm đã có nhà trường lo. Việc học thêm trước khi vào lớp 1 không hề tốt cho trẻ, làm thui chột hứng thú của trẻ khi đến trường, làm trẻ sinh tâm lý chủ quan, ỷ lại rất nguy hiểm”, cô Loan nhấn mạnh.
Bài 3: Chuyên gia ‘mách nước’ cấm tận gốc dạy thêm, học thêm lớp 1
Ngày 16/5/2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm do Thứ trưởng Bộ Gáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển ký nội dung cấm dạy thêm, học thêm ở tiểu học.
Cụ thể, tại điều 4 của Thông tư này nêu rõ: “Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.
Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường dạy học 2 buổi/ngày
Hiện nay, các lớp dạy thêm được mở ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh. Tuy nhiên, pháp luật quy định, không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường dạy học 2 buổi/ngày.
Ảnh minh họa
Tại Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định, các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:
- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Nguyên tắc của dạy thêm, học thêm theo quy định của pháp luật:
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Dạy thêm tiểu học Bộ cấm 10 năm nay nhưng có cấm nổi đâu? Liệu Công văn số 4290/GDĐT-TH của Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh có phát huy được hiệu quả hay rồi chuyện dạy thêm, học thêm vẫn tồn tại như gần 10 năm nay? Ngày 22/12/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn số 4290/GDĐT-TH gửi đến Phòng Giáo dục của 24 quận,...