Chờ chốt phương án thu phí cao tốc đầu tư công
Sớm triển khai thu phí các tuyến cao tốc đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước sẽ giúp Chính phủ có thêm nguồn lực tài chính để bảo trì, mở mới mạng lưới đường cao tốc quốc gia.
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối TP.HCM với tỉnh Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ảnh: Đức Thanh
Hai phương án
Theo thông tin của Báo Đầu tư, ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký Tờ trình số 171/TT-BTC trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 tháng qua, trong vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ phương án thu phí này.
Trước đó, tại Thông báo số 343/TB-VPCP ngày 24/9/2020, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện 2 phương án thu đối với dịch vụ sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đã được Bộ Tài chính báo cáo tại Công văn số 9929/BTC-CST ngày 17/8/2020. Trong đó, tập trung làm rõ hơn sự cần thiết, cơ sở pháp lý (về đề xuất thu, thẩm quyền quyết định) và tác động đến người dân, doanh nghiệp đối với cả 2 phương án.
“Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, trình Chính phủ thông qua tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020 trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
Tại Tờ trình số 171, Bộ Tài chính đã đề xuất 2 phương án thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. Với phương án 1, Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.
Cụ thể, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá sẽ được bổ sung dịch vụ sử dụng đường cao tốc theo hướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do địa phương quản lý. Như vậy, dịch vụ sử dụng đường cao tốc (kể cả cao tốc do Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư) đều áp dụng thống nhất phương thức thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá).
Tại phương án 2, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Với phương án này, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung tiết 1.1 điểm 1, Mục V, Phần A Danh mục phí, lệ phí tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, gồm phí sử dụng đường bộ sẽ do Bộ Tài chính quy định và phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ do Chính phủ quy định.
Tương tự Công văn số 9929, Bộ Tài chính nghiêng hẳn về phương án 1. Theo Bộ Tài chính, việc thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) sẽ đồng bộ về mức thu phí dịch vụ các dự án BOT liền kề; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh… qua đó giúp thu hút nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ.
Video đang HOT
“Nếu quy định thu phí sử dụng đường cao tốc (theo pháp luật về phí, lệ phí) tại phương án 2 thì mức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ, do theo quy định tại Điều 3, Luật Phí và Lệ phí, thì mức phí nhằm cơ bản bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ. Điều này đi ngược với nguyên tắc khi kêu gọi vốn xã hội hóa là mức giá dịch vụ sẽ bù đắp chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư”, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, mức thu phí dịch vụ sẽ được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư dự án và thời gian thu hoàn vốn dự án. Hết thời gian hoàn vốn, sẽ dừng thu như các dự án xây dựng đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP. Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện; tránh được sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội cho rằng “phí chồng phí”.
Không thể trì hoãn
Được biết, từ giữa năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT xây dựng Đề án Quản lý, khai thác đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương và các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. “Đề án này sẽ giúp Chính phủ huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc nhằm có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới và bảo trì các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư”, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.
Theo Bộ GTVT, đầu tư xây dựng đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn, trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế. Hiện nay, suất đầu tư đường cao tốc 4 làn khoảng 130 tỷ đồng/km, 6 làn khoảng 190 tỷ đồng/km; chi phí bảo trì đường cao tốc khoảng 830 triệu đồng/km/năm, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 35 – 40% nhu cầu tối thiểu, dẫn đến tình trạng chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng.
Chia sẻ quan điểm này, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, với vai trò, tầm quan trọng của đường cao tốc nêu trên, đầu tư đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn (theo Quyết định số 326/QĐ-TTg nhu cầu vốn đầu tư đường cao tốc đến năm 2020 cần 342.600 tỷ đồng, đến năm 2030 cần 599.100 tỷ đồng), trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế, cần thiết phải huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển đường cao tốc. Vì vậy, cần bổ sung quy định thu phí (hoặc giá) dịch vụ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Được biết, trong hệ thống đường cao tốc do Nhà nước đầu tư hiện nay, chỉ có tuyến đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương từng thực hiện thu phí sử dụng đường bộ thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc giai đoạn từ năm 2011 đến ngày 31/12/2018, nhưng tạm dừng thu phí từ ngày 1/1/2019 đến nay.
Sau khi tạm dừng thu phí, lưu lượng phương tiện trên đường cao tốc tăng đột biến và tăng mạnh hơn vào các ngày cuối tuần, nên nhiều phương tiện vi phạm đi vào làn dừng khẩn cấp, gây ra tình trạng phương tiện chuyển làn liên tục, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Vận tốc trung bình lưu thông trên tuyến giảm xuống còn 60 – 70 km/h, trong khi theo thiết kế, vận tốc tối đa là 120 km/h, vận tốc trung bình khi thu phí là 100 km/h.
Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam (VARSI), việc không tiếp tục tổ chức thu phí đã gây lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước, dẫn tới mất nguồn thu ngân sách phục vụ công tác quản lý vận hành, duy tu, bảo trì thường xuyên tuyến TP.HCM – Trung Lương, làm hư hỏng tài sản quốc gia, cũng như đóng góp nguồn ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Trong khi đó, hiện số tiền phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm khoảng 9.000 tỷ đồng và ngân sách nhà nước cấp thêm khoảng 3.000 tỷ đồng là chưa đáp ứng nhu cầu bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý; không có kinh phí cho đầu tư xây dựng mới đường bộ. Với định mức bảo trì rất cao, việc bảo trì 123 km cao tốc miễn phí (thời điểm tháng 9/2019) và khoảng 200 km (sau khi tuyến La Sơn – Túy Loan đưa vào khai thác cuối năm 2020) đang là một gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước.
Việc không tiếp tục tổ chức thu phí đã gây lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước.
Theo tính toán của Bộ GTVT, nếu tiếp tục tổ chức thu phí sử dụng đường bộ trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương thì số phí dự kiến thu được trong năm 2020 là 880 tỷ đồng, chi phí tổ chức thu dự kiến là 6% số phí thu được tương ứng khoảng 52,8 tỷ đồng (với giả định giữ nguyên mức phí 1.000 đồng/km/ xe ô tô tiêu chuẩn, tăng trưởng doanh thu 10%/năm, dự báo trên cơ sở số thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương giai đoạn 2014-2018). Như vậy, giá trị dự kiến còn lại nộp ngân sách nhà nước tại tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 40 km là 827,2 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 20,6 tỷ đồng/km đường cao tốc/năm.
Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Bắc – Nam do Nhà nước đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng và được triển khai thu phí, thì số thu được sẽ rất lớn, có thể lên tới cả chục ngàn tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn để bảo trì các tuyến cao tốc hiện có tốt hơn, cũng như đầu tư xây dựng thêm các tuyến cao tốc mới.
“Tại tất cả các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, người tham gia giao thông có quyền lựa chọn tham gia giao thông trên đường song hành, không phải trả phí sử dụng đường cao tốc hoặc trả thêm phí sử dụng đường cao tốc để tham gia giao thông trên đường cao tốc và được hưởng dịch vụ sử dụng đường bộ chất lượng cao hơn”, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.
Việt Nam đủ lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, dù có phải tăng bội chi, nhưng do dư địa tài khóa đã được củng cố và tăng cao trong giai đoạn vừa qua nên Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện các biện pháp đã được thông qua nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn.
Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Ảnh minh họa
Dư địa tài khóa được củng cố và nâng cao
Tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng TW ASEAN cuối tuần qua, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, bám sát tình hình diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam và thế giới, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án điều chỉnh thu chi ngân sách nhà nước (NSNN).
Trong khi thâm hụt NSNN dự kiến giảm sâu do tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến, giá dầu thô giảm thấp, điều chỉnh chính sách thu để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thì nhu cầu chi lớn để đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng... Do đó, khó khăn về bội chi NSNN là không tránh khỏi.
Tuy nhiên, để đảm bảo cân đối, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết, cấp bách; giảm chi thường xuyên 10% và giảm chi công tác nước ngoài 70%. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chủ động sử dụng nguồn dự phòng NSNN và huy động nguồn lực từ xã hội để thực hiện chi cho phòng chống dịch và an sinh xã hội...
"Điều quan trọng của Việt Nam là sau 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, dư địa tài khoá của Việt Nam đã được củng cố và tăng cao, nhất là về quản lý bội chi rất chặt chẽ, do vậy nợ công đã giảm sâu; chất lượng nợ công được cải thiện cao..."- Bộ trưởng khẳng định.
Ông Dũng dẫn chứng: Sau gần 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, thế và lực về tài chính - NSNN của Việt Nam cũng đã được cải thiện đáng kể. Đến hết năm 2019, nhiều mục tiêu về tài chính - ngân sách đề ra cho cả giai đoạn 5 năm đã cơ bản được hoàn thành.
Trong đó: thu NSNN bình quân đạt 25,5% GDP; chi NSNN bằng khoảng 27 - 28% GDP, tỷ trọng chi đầu tư phát triển là 29,2% tổng chi NSNN; bội chi NSNN bằng 3,36% GDP và dư nợ công bằng khoảng 54,7% GDP (trần cho phép là 65%); cơ cấu nợ công tích cực hơn, góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện dư địa và tính bền vững của NSNN.
Với tình hình NSNN năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, mặc dù có giảm so với dự toán, nhưng dư địa tài khoá lớn, khả năng bù đắp và đặc biệt bù đắp tăng chi cho đầu tư phát triển và phòng chống dịch là hoàn toàn có dư địa.
"Do đó, nếu có phải tăng bội chi nhưng do dư địa rất tốt, nên thời gian tới, Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện các biện pháp đã được thông qua và đang thực hiện, nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn như gia hạn, giảm thuế..." - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Bội chi ngân sách, nợ công trong tầm kiểm soát
Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam 9 tháng năm 2020 vừa được Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV công bố cũng đưa ra nhận định: "Thâm hụt NSNN và nợ công dự tăng cao hơn dự kiến song trong tầm kiểm soát".
Cụ thể, với việc triển khai được khoảng 36% gói hỗ trợ tài khóa khiến chi NSNN tính đến ngày 15/9/2020 tăng mạnh 66,5% so với cùng kỳ 2019, trong khi đó, tổng thu NSNN tiếp tục giảm 12,3% so với cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tốc độ giảm thu nội địa đã chững lại khi những khó khăn của DN và nền kinh tế dần được tháo gỡ.
Với thâm hụt NSNN/GDP 9 tháng năm 2020 ở mức 3,3% (tính trên quy mô GDP 9 tháng năm 2020), nhóm nghiên cứu cho rằng dư địa của việc mở rộng tài khóa vẫn khá khả quan. "Với việc đẩy mạnh giải ngân các gói hỗ trợ giai đoạn 1 và đưa ra gói bổ sung từ quý IV/2020, dự báo thâm hụt NSNN/GDP cả năm 2020 sẽ ở mức 5,0-5,2%, cao hơn mục tiêu (dưới 4%), song đây là tỷ lệ chấp nhận được và vẫn trong tầm kiểm soát trong bối cảnh phải đưa ra các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội..." - TS Cấn Văn Lực phân tích.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, nợ công năm 2020 dự kiến ở mức 56-58% GDP, tuy cao hơn mức 54,7% năm 2019 và mức mục tiêu 54,3% năm 2020 song vẫn trong khả năng cho phép (thấp hơn nhiều so với ngưỡng 65% của Quốc hội) và thấp hơn nhiều so với mức nợ công tại các thị trường mới nổi (63,1%) và toàn cầu (101,5%).
Theo báo cáo "Asia Economics: It's about stamina" ("Kinh tế của các nước châu Á: Tất cả là khả năng chịu đựng của mỗi quốc gia") do Ngân hàng HSBC vừa công bố, Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà HSBC tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm 2020. HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ đạt mức 2,6% (giảm nhẹ so với dự báo trước đây là 3%). Còn năm 2021, HSBC cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. Do vậy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 được kỳ vọng sẽ đạt mức 8,1% (dự báo trước đây là 8,5%).
Cổ phiếu Đạt Phương (DPG) tăng mạnh trước khi ra tin trúng thầu dự án Công ty cổ phần Đạt Phương (Mã chứng khoán: DPG - sàn HOSE) công bố trúng thầu XL01 - một trong 3 gói thầu xây lắp đầu tiên của 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công. Theo đó, doanh nghiệp cho biết, trúng thầu thi công...