Chính trường Mỹ dậy sóng trước phiên điều trần tổng thống
Trước thời điểm diễn ra buổi điều trần công khai việc luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, do nghi ngờ có liên quan đến thỏa thuận với Ukraine, chính trường Mỹ liên tục dậy sóng do mâu thuẫn gia tăng giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Đảng Dân chủ tăng tốc điều tra
Thời điểm dự kiến diễn ra phiên điều trần là vào ngày 13-11. Trước đó, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua nghị quyết về thủ tục luận tội với ông chủ Nhà Trắng. Cuộc điều tra này xoay quanh vấn đề: Liệu Tổng thống Donald Trump có trì hoãn viện trợ cho Ukraine để thúc ép quốc gia Đông Âu này tiến hành cuộc điều tra đối với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ nặng ký của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Đến nay, tiến trình điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump của đảng Dân chủ đã bước vào giai đoạn mới. Các nhà lập pháp đảng Dân chủ đã tiến hành các cuộc điều trần kín và công bố 8/15 bản sao lời khai của các nhân chứng. Đây được coi là giai đoạn tiền đề để ủy ban điều tra Hạ viện thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động điều tra tiếp theo.
3 nhân chứng đầu tiên sẽ tham dự các buổi điều trần công khai vào ngày 13-11, gồm: nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Ukraine William Taylor, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Âu – Á George Kent và cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch. Nhà ngoại giao Taylor được các nhà lập pháp đảng Dân chủ coi là một nhân chứng hết sức quan trọng trong cuộc điều tra này.
Trước đó, tại một phiên điều trần kín, ông Taylor khẳng định ông hoàn toàn hiểu rõ rằng khoản tiền viện trợ trị giá 400 triệu USD của Mỹ cho Ukraine được sử dụng là điều kiện ép buộc Kiev tiến hành điều tra ông Joe Biden, đối thủ chính trị của Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Phó Trợ lý Ngoại trưởng George Kent mô tả một “chiến dịch nói dối” do ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump, dẫn đầu được thực hiện nhằm “hạ bệ” Đại sứ của Mỹ tại Ukraine, khi đó là bà Marie Yovanovitch. Còn cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch đã đưa ra bằng chứng về một chiến dịch gây sức ép đối với bà. Ngoài những nhân vật quan trọng trên, các ủy ban điều tra của Hạ viện Mỹ đã thực hiện các cuộc điều trần kín đối với Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU) Gordon Sondland, cựu chuyên gia Nhà Trắng về vấn đề Nga Fiona Hill.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều quan chức trước đây và hiện nay trong chính quyền Tổng thống Donald Trump đã từ chối tham dự các cuộc điều trần kín, trong đó có Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry, cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney hay luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump, Rudy Giuliani.
Đảng Cộng hòa công kích
Trước sức ép ngày càng tăng từ đảng Dân chủ, Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa liên tiếp lên tiếng chỉ trích cuộc điều tra là “một chiều”, “không công bằng”. Trong một động thái mới nhất, trên trang Twitter, Tổng thống Donald Trump kêu gọi tiến hành điều trần đối với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, hạ nghị sĩ Adam Schiff, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, những người tố giác ông và một số nhân chứng khác. Ngoài ra, dòng trạng thái của Tổng thống Donald Trump cũng lặp lại những chỉ trích của các nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng, cuộc điều tra luận tội là một chiều và không công bằng, đồng thời yêu cầu công khai danh tính của người tố giác.
Đảng Cộng hòa lên kế hoạch triệu tập ông Hunter Biden, con trai của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, cùng với một số nhân chứng khác như đối tác kinh doanh của ông Hunter Biden là ông Devon Archer ra điều trần. Ông Devon Archer là một doanh nhân người Mỹ, nguyên cố vấn của cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Trong khi đó, Nhà Trắng đang có kế hoạch tuyển thêm 2 cố vấn tham gia đội ngũ truyền thông cho tổng thống. Hai nhân vật được lựa chọn là ông Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida, một chính khách gần gũi với Tổng thống Donald Trump và ông Tony Sayegh, cựu phát ngôn viên của Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
THANH HẰNG tổng hợp
Theo sggp.org.vn
Mỹ và các nước vùng Vịnh trừng phạt 25 thực thể hỗ trợ Iran
Mỹ và 6 quốc gia vùng Vịnh hôm 30/10 đồng ý áp đặt trừng phạt đối với 25 tập thể và cá nhân Iran liên quan đến phong trào Hezbollah, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Theo đó, 21 trong số các mục tiêu được công bố hôm 30/10 bao gồm mạng lưới kinh doanh rộng lớn cung cấp tài chính cho Lực lượng kháng chiến Basij. Trong khi đó, 4 cá nhân bị trừng phạt có liên quan đến Hezbollah và giúp phối hợp với hoạt động của phong trào này tại Iraq. Toàn bộ 25 tập thể và cá nhân này từng bị Mỹ đưa vào diện trừng phạt từ trước.
Động thái này của Mỹ và 6 quốc gia vùng Vịnh đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin đang có chuyến công du Trung Đông để hoàn tất nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế cho Palestine, Jordan, Ai Cập và Lebanon. Đây được xem như một phần trong chuyến đi của ông Mnuchin, tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh Trung Đông nhằm gia tăng áp lực lên Iran.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin (Ảnh: Reuters)
6 quốc gia vùng Vịnh là các nước thuộc Trung tâm xử lý các hoạt động tài trợ khủng bố (TFTC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE),
"Chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch gây áp lực tối đa đối với Iran", ông Mnuchin nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn ở Riyadh. Trước đó, tại Jerusalem hôm 28/10, ông Mnuchin cũng cho biết Mỹ sẽ tăng áp lực kinh tế đối với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Các lệnh trừng phạt được Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với Tehran sau khi ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 với Teheran, làm cạn kiệt nguồn thu từ dầu mỏ của Iran và cắt đứt liên kết các ngân hàng Iran với tài chính thế giới.
Ông Mnuchin cho biết lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn nguy cơ từ các chuyến hàng dầu của Iran có thể sẽ gây ra mối đe dọa, tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Mỹ đồng thời nhấn mạnh thị trường dầu được cung cấp tốt với sản xuất bổ sung từ Ả-rập Xê-út, Mỹ và các nước khác.
Căng thẳng giữa Mỹ, các đồng minh vùng Vịnh với Iran gia tăng trong những tháng gần đây sau các cuộc tấn công vào tàu chở dầu trong khu vực và một cuộc không kích máy bay không người lái vào cơ sở dầu mỏ Ả-rập Xê-út ngày 14/9. Mỹ đổ lỗi cho Iran có liên quan đến cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ Ả-rập Xê-út, song Tehran phủ nhận mọi cáo buộc.
(Nguồn: Reuters)
KÔNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc hoàn thành tham vấn kỹ thuật thỏa thuận thương mại với Mỹ Truyền thông Trung Quốc cho biết, hai bên đã "cơ bản hoàn thành" tham vấn mang tính kỹ thuật về một số phần văn bản thỏa thuận. Trung Quốc xác nhận đã tiến hành cuộc điện đàm cấp cao với Mỹ tối 25/10 và đạt được một số nhận thức chung về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai bên. Tổng...