Chính thức phát động cuộc thi hùng biện tiếng Anh ‘Royal Speaking Contest’
Được nhiều trường song ngữ quốc tế tổ chức thường niên, cuộc thi ‘ Hùng biện tiếng Anh’ không chỉ mang ý nghĩa là một sân chơi, mà còn là hoạt động học thuật giúp học sinh tự tin thể hiện khả năng ngôn ngữ và kỹ năng tư duy phản biện.
Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh được nhiều học sinh yêu thích
Cùng tinh thần đó, Royal School tổ chức cuộc thi “ Royal Speaking Contest” cho học sinh khối tiểu học và trung học năm học 2021 – 2022.
Học tập và sinh hoạt trong môi trường quốc tế, có đến 50% thời gian tiếp xúc với người bản ngữ và giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh nên đối với các học sinh của các trường song ngữ, tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ chính bên cạnh tiếng mẹ đẻ và được sử dụng rất thành thạo.
Chính vì vậy, Hùng biện tiếng Anh là cuộc thi học thuật được các em mong đợi bậc nhất trong năm và hào hứng tham gia để tự tin bày tỏ quan điểm bằng tiếng Anh và khoe tài thuyết trình xuất sắc.
Là một trong những cuộc thi học thuật thường niên do Royal School tổ chức dành cho tất cả các em học sinh, “Royal Speaking Contest” với đa dạng chủ đề gần gũi với lứa tuổi học đường cũng như quy mô tổ chức chuyên nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm và hưởng ứng của các em học sinh cùng các bậc phụ huynh.
Đây là sân chơi bổ ích thu hút nhiều tài năng tiếng Anh
Video đang HOT
Năm học 2021 – 2022, “Royal Speaking Contest” được tổ chức theo hai hình thức: Kể chuyện tiếng Anh dành cho khối tiểu học và Hùng biện tiếng Anh theo chủ đề dành cho khối trung học, với 2 vòng thi dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 01-11 đến 29-11 trên nền tảng trực tuyến.
Thầy Rourke Evan McVicker – giáo viên chương trình Cambridge chia sẻ: “Tôi cũng như các giáo viên nước ngoài tại Royal School luôn đổi mới trong phương pháp giảng dạy để học sinh học các môn học của chương trình Cambridge với tâm lý thoải mái và thật sự yêu thích. Các em luôn được khuyến khích tự học và chủ động mở rộng vốn từ tiếng Anh, củng cố ngữ pháp, đồng thời tiếp thu thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực….
Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh vừa tạo sân chơi phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình bằng tiếng Anh cho học sinh vừa tạo cơ hội cho giáo viên đánh giá lại hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại các lớp”.
Thầy Rourke Evan McVicker – giáo viên chương trình Cambridge
Với nhiều chủ đề thú vị như biến đổi khí hậu, lối sống văn minh, lối sống mới cùng COVID-19, hiện tượng anti-fan… hứa hẹn sẽ đem đến cho các em học sinh sân chơi cực kỳ hào hứng để hăng hái hùng biện, dù tổ chức trực tuyến nhưng vẫn hấp dẫn và gay cấn không kém gì các cuộc thi trực tiếp.
Từ đó, tạo cơ hội cho các em học sinh trau dồi và cọ xát về kỹ năng hùng biện bằng tiếng Anh và phát triển tư duy phản biện khi tự tin nêu quan điểm và bình luận về những sự kiện nổi bật hay vấn đề nóng hiện nay. Đây cũng là bước đệm giúp các em hùng biện cùng chuyên gia hay bước vào những sân chơi tiếng Anh lớn ở cấp quốc gia, quốc tế.
Những chủ đề hùng biện xoay quanh các vấn đề nóng hổi của cuộc sống
Được biết, ngoài các cuộc thi học thuật như “Royal Speaking Contest”, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, workshop, talkshow… nhằm trang bị kiến thức đa lĩnh vực và trau dồi kỹ năng ngoại ngữ cho các em học sinh.
Các học sinh Royal School được tham gia nhiều hội thảo bổ ích
Có thể nói, qua việc tạo dựng môi trường quốc tế cùng tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa nâng cao trình độ tiếng Anh, Royal School đã và đang nâng bước thế hệ trẻ trở thành những công dân toàn cầu, vừa giỏi tiếng Anh vừa toàn diện các kỹ năng trong thời đại hội nhập.
Ý tưởng về 'giáo dục không trường lớp' sau đại dịch
Việc phải thích nghi với thế giới kỹ thuật số, các lớp học ảo khiến giáo dục được dự báo có cú hích lớn, không còn đóng khung trong những lớp học truyền thống.
Laura Spinney là nhà báo trong lĩnh vực khoa học và là tác giả cuốn sách "Pale Rider: The Spanish Flu of 1918 and how it changed the world" (Dịch cúm tại Tây Ban Nha năm 1918 và cách nó thay đổi thế giới).
Con gái nuôi 21 tuổi của Spinney, một sinh viên năm hai, chia sẻ với mẹ rằng cô thường học qua các video bài giảng với tốc độ nhanh gấp đôi bình thường. Cảm thấy thắc mắc, nữ nhà báo hỏi một số sinh viên khác và được biết hiện nhiều người thường tăng tốc bài giảng khi học ngoại tuyến, thông thường gấp 1,5 lần, đôi khi nhanh hơn.
Việc đẩy nhanh tốc độ khi học không phù hợp với tất cả nhưng có một chủ đề trên Reddit (mạng xã hội được học sinh, sinh viên dùng để thảo luận) bàn về việc sẽ kỳ lạ thế nào khi trở lại giảng đường truyền thống. "Tốc độ bình thường bây giờ giống như tốc độ người say", một người viết.
Giáo dục vốn thích nghi với thế giới kỹ thuật số từ rất lâu trước khi Covid-19 xuất hiện. Thế nhưng, cũng như nhiều hoạt động khác của con người, đại dịch đã tạo ra cú hích lớn với việc học trên thế giới ảo. Trường học đóng cửa nên giáo viên, học sinh phải tìm những thứ có thể học thông qua Internet. Việc này đương nhiên sẽ tạo ra một số vấn đề, nhưng như Giáo sư Diana Laurillard của University College London giải thích, về cơ bản, thầy cô và các em đã thực hiện một thử nghiệm phi thường, mang tính toàn cầu. "Nó không thể trở lại như cũ", cô nói.
Giáo sư Yong Zhao ở Đại học Kansas, Mỹ, đánh giá đây là thời điểm để các trường hình dung về một nền giáo dục không có bất kỳ trường hay lớp học nào. Tiến sĩ Jim Waterston của trường Giáo dục sau đại học Melbourne, Australia, cho rằng lớp học truyền thống vẫn có thể tồn tại, nhưng "giáo dục cần phải mạo hiểm và hấp dẫn hơn", và trên hết, phải linh hoạt hơn.
Ảnh: The Guardian
Đầu năm nay, Zhao và Watterston là đồng tác giả của một bài báo, trong đó xác định ba thay đổi lớn sẽ xảy đến với giáo dục sau thời gian giãn cách. Đầu tiên là nội dung, cần nhấn mạnh tới tính sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng làm chủ, hơn là chỉ thu thập và lưu trữ thông tin đơn thuần. "Để con người có thể phát triển mạnh mẽ trong thời đại của máy móc thông minh, điều cần làm là không cạnh tranh với máy móc. Thay vào đó, họ cần trở thành con người nhiều hơn nữa", hai nhà khoa học viết.
Thứ hai là sinh viên nên kiểm soát nhiều hơn việc học của họ, vai trò của giáo viên chuyển từ người hướng dẫn thành người quản lý tài nguyên học tập, cố vấn và là người thúc đẩy. Giáo sư Manu Kapur thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zrich lập luận rằng sinh viên học tốt hơn nhờ nỗ lực từ thất bại của chính họ hoặc người khác, thay vì chỉ được giao việc một cách thông thường.
Dự đoán thứ ba của Zhao và Waterston là nơi để học tập cũng nên thay đổi, từ lớp học ra thế giới. Khi giãn cách, mọi lớp học đều trực tuyến nhưng vẫn phải tuân theo thời khóa biểu đã tồn tại từ trước (dành cho trực tiếp). Chính sự cứng nhắc nhất thời này đã gây ra chán nản và mất tập trung ở một số học sinh.
Với các công cụ kỹ thuật số, học sinh không nhất thiết phải học cùng lúc với nhau. Cái các em cần là sự kết hợp hai hình thức học, gọi là "Blended learning" hay "flipped classrom", nơi học sinh đọc hoặc xem lại bài giảng trong thời gian phù hợp với bản thân.
Diana Laurillard cho biết, sự tách biệt giữa thời gian học tập và thời gian ở trường có nghĩa nhiều khái niệm cũ đã được mở rộng. Điều này sẽ giúp bạn không còn ngạc nhiên với việc các sinh viên tăng tốc bài giảng của mình hoặc giảng viên chia bài trình bày thành các video 5-10 phút.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là bạn có thực sự tiếp thu được kiến thức với tốc độ đó hay không. Tại Đại học Waterloo, Canada, giáo sư Evan Risko, nhà tâm lý học nhận thức, đã kiểm tra khả năng hiểu của mọi người sau khi xem các video bài giảng với tốc độ nhanh. Mặc dù còn phụ thuộc vào bản chất tài liệu, kiến thức nền của người học và phong cách giảng của giáo viên, nhìn chung, việc tăng tốc độ lên 1,7 lần ít có tác động tiêu cực đến người nghe và giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Mục tiêu phát triển bền vững số 4 của Liên Hiệp Quốc hướng tới việc đảm bảo cung cấp nền giáo dục chất lượng cho tất cả người dân trên thế giới vào năm 2030. Theo Laurillard, cách duy nhất để đạt được điều này là làm sao để giáo viên ở tất cả vùng khó khăn vẫn nhận được các công cụ và tài liệu giảng dạy qua hình thức các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn (MOOC), sau đó họ truyền tải cho học sinh qua các lớp học truyền thống.
Cho dù sự khác biệt về công nghệ ở các khu vực khác nhau có thể làm chậm lại cuộc cách mạng giáo dục thì những lớp học truyền thống sẽ không bao giờ trở lại như cũ. "Phải cần đến một đại dịch toàn cầu để xóa sổ những gì chúng ta đã nói trong suốt 30 năm qua", Laurillard nhận định.
Điểm số có phải là "Chìa khóa thành công" duy nhất trong thế kỷ 21? Nhiều phụ huynh thường đặt kỳ vọng lớn vào điểm số của con, coi đây là chỉ số rõ ràng nhất đánh giá năng lực, khả năng thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Điểm số không phải là tất cả trong thế giới hiện đại Kỷ nguyên 4.0 đánh dấu sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của mạng...