Chính sách tái cân bằng của Trung Quốc
Từ năm 2013, chiến lược quốc phòng của Trung Quốc đã chuyển từ biển Hoa Đông sang biển Đông để phục vụ cho “con đường tơ lụa trên biển”.
Trang web của Trung tâm Vì an ninh hàng hải quốc tế (Mỹ) ngày 7-8 đã đăng bài viết với đầu đề “ Tái cân bằng ở Thái Bình Dương với các đặc điểm Trung Quốc”.
Tác giả bài viết Justin Chock hiện là thực tập sinh tại Trung tâm Đông Tây ở Washington, D.C.
Biển Đông trở thành mục tiêu mới
Bài viết ghi nhận muốn biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra quyết định thế nào thì cần phải xem xét Sách trắng Quốc phòng năm 2015 của Trung Quốc.
Sách trắng Quốc phòng năm 2015 công bố hôm 26-5 dựa trên nền tảng các sách trắng quốc phòng trước đây, dù vậy có nhiều điểm khác biệt.
Sách trắng Quốc phòng năm 2015 có nhiều định hướng chỉ đạo khác Sách trắng Quốc phòng năm 2013.
Nếu tham khảo các sách trắng quốc phòng và so sánh với các sự kiện gần đây trong quan hệ Trung-Nhật, chúng ta có thể nhận thấy từ năm 2013, chiến lược quốc phòng của Trung Quốc có thay đổi.
Sách trắng Quốc phòng năm 2015 đã xác định biển Đông là vấn đề quan trọng trong khi Sách trắng Quốc phòng năm 2013 không nêu rõ. Trong mục “Các vấn đề Nam Hải” (biển Đông), Sách trắng Quốc phòng năm 2015 xác định đã có nhiều thế lực can thiệp vào biển Đông.
Như vậy rõ ràng chiến lược quốc phòng mới của Trung Quốc đã chuyển hướng từ biển Hoa Đông sang biển Đông trong chính sách tái cân bằng Đông Nam Á-Thái Bình Dương tập trung vào “con đường tơ lụa trên biển”.
Mộng bá quyền của Trung Quốc (Biếm họa đăng trên báo The Washington Times)
Vì sao Trung Quốc cấp tập xây đảo?
Video đang HOT
Các nhà quan sát tự hỏi vì sao các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lại quyết định tiến hành các dự án cải tạo đất và xây đảo đầy khiêu khích. Từ tháng 10-2013, chính quyền Trung Quốc dưới trào Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định chạy đua hết tốc lực để cải tạo đất và xây đảo trên biển Đông.
Thời điểm bắt đầu cải tạo đất hàng loạt trùng hợp với thông báo của Trung Quốc về dự án “Một vành đai, một con đường” (tháng 9-2013) và thông báo về thiết lập “con đường tơ lụa trên biển” (tháng 10-2013).
Theo dự án đầy tham vọng của Trung Quốc, “con đường tơ lụa trên biển” xuất phát từ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) ra Hải Nam tới eo biển Malacca (Malaysia) rồi qua Ấn Độ đến Kenya, chạy tiếp qua vùng Sừng châu Phi đến biển Đỏ vào Địa Trung Hải và cuối cùng dừng lại ở Ý. Như vậy “con đường tơ lụa trên biển” sẽ chạy thẳng qua biển Đông.
Sách trắng Quốc phòng năm 2013 được công bố ngày 16-4-2013. Đến tháng 10-2013 Trung Quốc mới công bố dự án “con đường tơ lụa trên biển”. Điều này cho thấy “con đường tơ lụa trên biển” là chiến lược mới xác lập.
Trung Quốc xác định kế hoạch xây đảo nhân tạo trên biển Đông quan trọng ở chỗ sẽ bảo đảm an toàn cho các tuyến đường biển sau khi “con đường tơ lụa trên biển” hình thành.
Nếu so sánh các yếu tố thương mại và kinh tế, luồng hàng hóa qua biển Đông là yếu tố sống còn đối với kinh tế Trung Quốc. Nếu không kiểm soát được luồng này, kinh tế Trung Quốc có thể bị tê liệt, tình hình chính trị Trung Quốc có thể bị đảo lộn. Vì lẽ đó, các đảo trên biển Đông sẽ trở thành tiền đồn giám sát hàng hải.
Chuyển hướng chiến lược sang biển Đông
Điều quan trọng không kém trong Sách trắng Quốc phòng năm 2015 là phần mới thêm vào.
Sách trắng Quốc phòng năm 2013 đã mô tả Nhật gây rối trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thế nhưng không có chỗ nào trong Sách trắng Quốc phòng năm 2015 nêu cụ thể vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật. Chỉ có một chỗ lưu ý đến chính sách xét lại của Nhật về quốc phòng và an ninh (ám chỉ các dự luật của Nhật cho phép lực lượng phòng vệ Nhật tham chiến ở nước ngoài).
Quyết định không nêu vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong Sách trắng Quốc phòng năm 2015 mang ý nghĩa quan trọng. Sự thay đổi này phản ánh đường lối của Trung Quốc là không vượt quá giới hạn với Nhật trên biển Hoa Đông.
Trung Quốc đánh giá vấn đề tranh chấp trên biển Hoa Đông đang bế tắc trong khi biển Đông còn tương đối tự do để thay đổi nguyên trạng. Bởi thế Trung Quốc bắt đầu giảm tuần tra trên biển Hoa Đông từ tháng 10-2013 và song song theo đó bắt đầu gia tăng cải tạo đất trên biển Đông. Trung Quốc tỏ rõ thái độ không muốn đối phó với hai mặt trận cùng lúc.
Có nhiều lý do để Trung Quốc giảm căng thẳng với Nhật trên biển Hoa Đông và chuyển lực lượng sang biển Đông để bảo vệ “con đường tơ lụa trên biển” trong chính sách tái cân bằng Đông Nam Á-Thái Bình Dương. Hoặc Trung Quốc cảm thấy đã đủ an ninh sau khi thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông vào tháng 11-2013. Hoặc Trung Quốc dự tính quan hệ kinh tế Trung-Nhật ngày càng phụ thuộc nhau. Cũng có thể Trung Quốc nhận thấy nếu cứ phát ngôn và hành động mạnh, Nhật sẽ trở thành mục tiêu an ninh chủ yếu của Trung Quốc.
Tác giả bài viết Justin Chock đã đưa ra giải pháp: Nếu Mỹ muốn đối phó với Trung Quốc, Mỹ cần bố trí lại quân lực trong khu vực, đồng thời bắt tay với các đồng minh ở Đông Nam Á và dọc “con đường tơ lụa trên biển”.
Theo Dạ Thảo
Pháp luật TPHCM
Việt Nam có cần mua tàu Mistral?
Sau khi thương vụ tàu Mistral giữa Pháp-Nga đổ vỡ, truyền thông quốc tế đã đồn đoán về khách hàng tiềm năng đối với cặp tàu này, trong đó có Việt Nam.
Hợp với vùng tác chiến băng giá
Hãng tin TASS dẫn lời ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga (CAST) cho biết, các nước có tiềm năng mua lại cặp tàu đổ bộ trực thăng Mistral Pháp không bàn giao cho Nga là Ấn Độ, Việt Nam và Brazil.
Theo ông Pukhov: "Quốc gia đầu tiên tôi biết là Ấn Độ. Người Pháp cũng muốn Nga giúp họ trong thương vụ này. Ấn Độ bày tỏ mong muốn mua một chiếc Mistral và sẽ tự đóng 3 chiếc tàu loại này trong nước".
Thương vụ tàu Mistral giữa Pháp và Nga đổ vỡ khiến Paris đau đầu tìm khách hàng cho cặp tàu này.
Khách hàng tiềm năng tiếp theo là Hải quân Việt Nam, bởi theo ông Pukhov, đây là nước có nền kinh tế đang phát triển và cũng quan tâm đến tàu chở trực thăng. Và nước thứ ba là Hải quân Brazil. Quốc gia Nam Mỹ có thể mua loại tàu này với điều kiện người Pháp đưa ra giá tốt.
Dù xuất hiện nhiều lời đồn đoán về khả năng Việt Nam mua cặp tàu Mistral này, nhưng Hải quân Việt Nam có thực sự cần đến tàu Mistral hay không? Bởi theo tờ Liberation (Pháp), "thị trường tiêu thụ Mistral cũng không lớn".
Theo phân tích của Liberation, để sở hữu những con tàu này cần có 1 quốc gia có chiến lược hải quân mang tính can dự toàn cầu và ngân sách quốc phòng vài chục tỷ USD/năm mới kham nổi. Bởi chỉ tính riêng số tiền mua lại 2 con tàu cũng đã tới khoảng 2 tỷ USD.
Ngoài ra, chi phí cải tạo lại 2 tàu được chế tạo cho hoạt động tác chiến ở các khu vực băng giá phủ hợp với nhu cầu sử dụng của người mua. Việc mua sắm vài chục chiếc trực thăng tấn công, vận tải, cảnh báo sớm, săn ngầm... trang bị cho chúng cũng phải tốn thêm hàng tỷ USD nữa.
Đặc biệt, nước sở hữu Mistral còn phải huy động thêm một biên đội tàu khu trục phòng không, tàu hộ vệ săn ngầm, tàu vận tải tổng hợp để hình thành một cụm tàu đổ bộ tấn công tầm xa.
Điều này sẽ làm chi phí phát sinh khi mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral lên tới ít nhất là 4 tỷ USD.
Từ những phân tích của tờ Liberation cho thấy, khả năng Hải quân Việt Nam mua cặp tàu Mistral của Pháp là không nhiều. Trong khi đó, theo phân tích của Tạp chí National Interest (Mỹ), Pháp nên nhắm mục tiêu vào Brazil bởi lúc này, đó là khách hàng thực sự tiềm năng nhất của họ.
Brazil và Pháp có quan hệ đối tác quốc phòng từ lâu đời. Trong năm 1990, Pháp đã bán cho Hải quân Brazil một chiếc tàu Foch mang tên Sao Paulo.
Hiện nay Hải quân Brazil đang thiếu các tàu cỡ lớn. Brazil có một tàu sân bay nhưng đã hơn 50 tuổi. Trong khi đó, ngành công nghiệp đóng tàu của nước này không có kinh nghiệm chế tạo những loại tàu quân sự phức tạp.
Trong trường hợp sở hữu tàu Mistral, Brazil có thể tăng khả năng chiến đấu tại những vùng biển xa. Ngoài ra, việc bổ sung loại tàu này vào lực lượng Hải quân cũng phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Rõ ràng, Mistral sẽ rất hữu ích đối với Brazil, nhưng trở ngại chính hiện nay của Brazil là vấn đề tiền bạc.
Tàu Mistral bị 2 nước từ chối thẳng thừng
Hai khách hàng tiềm năng của tàu Mistral là Ai Cập và Saudi Arabia vừa thẳng thừng tuyên bố không bao giờ mua cặp tàu này.
Thông tin này được hãng Sputniknews dẫn lời ông Mahmoud Khalaf thuộc Học viện Quân sự Nasser Ai Cập cho biết, theo đó cả Ai Cập và Saudi Arabia đều không thể sử dụng tàu đổ bộ Mistral của Pháp vì các chiến hạm này được thiết kế cho các hoạt động quân sự ở tầm xa.
"Thật khó có thể tưởng tượng được rằng Ai Cập sẽ thực hiện các hoạt động quân sự ở các vùng cần đến các tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral. Các nước trong khối Ả-rập nói chung nằm ở vùng biển hẹp như Biển Đỏ và Biển Địa Trung Hải cho nên Ai Cập và Saudi Arabia không cần đến các con tàu như vậy", ông Khalaf cho biết.
Ông Khalaf nói thêm rằng, một thiết bị quân sự thường chỉ được mua khi nó có mục đích sử dụng khả thi.
Phân tích này trái ngược hẳn với thông tin tờ báo pháp Le Monde tiết lộ trước đó, rằng Saudi Arabia và Ai Cập đều rất quan tâm tới việc mua lại hai tàu đổ bộ Mistral do Pháp đóng cho Nga nhưng đến nay đã thống nhất hủy hợp đồng.
Theo Thùy Dung
Đất Việt
Nagasaki tưởng niệm 70 năm thảm họa bom nguyên tử Ngày 9/8, chính quyền thành phố Nagasaki đã tổ chức lễ tưởng niệm 70 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này làm hàng chục nghìn người thiệt mạng. Người dân cầu nguyên tại công viên Hòa Bình của Nagasaki ngày 9/8. Các hoạt động tưởng niệm diễn ra tại Công viên Hòa bình, với sự tham dự của Thủ tướng...