Chính quyền Obama và những thất bại trong chính sách đối với Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama từ chối hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng; thất bại trong việc giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân.
Sau cuộc họp kín với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hàng Châu (Trung Quốc), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không đồng ý tham gia hoạt động quân sự chung với Nga trong cuộc chiến chống IS ở Syria, với lý do “thiếu niềm tin” đối với các nhà lãnh đạo Điện Kremlin.
Rõ ràng ông Obama đã một lần nữa đi vào “vết xe đổ” mà các chính trị gia người Mỹ khác từng bước vào, những người nỗ lực phản đối bất cứ sự xích lại gần nhau giữa Washington và Moscow.
Bên cạnh đó, ông Obama cũng từ chối những sáng kiến về việc hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân và loại bỏ tình trạng cảnh giác cao độ đối với đầu đạn hạt nhân. Đáng chú ý, sáng kiến này sẽ cho phép để giảm bớt nguy cơ khởi động một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ngoài ra, Stephen F. Cohen, tác giả bài viết trên tờ The Nation cũng lưu ý đến một thực tế, rằng Tổng thống Ukraine Petro Poroshenk đã đơn phương thay đổi thứ tự của các hành động cần thiết để thực hiện Thoả thuận Minsk-2 nhằm chấm dứt khủng hoảng ở miền Đông – Nam nước này.
Video đang HOT
Theo đó, người đứng đầu chính quyền Kiev tuyên bố rằng, việc kiểm soát trở lại khu vực biên giới với Nga cần là bước đầu tiên của kế hoạch hòa bình.
“Thật khó có thể tưởng tượng rằng ông Poroshenko đã thực hiện bước đi này mà không có sự “bật đèn xanh” của chính quyền Obama và Phó Tổng thống Biden, người chịu trách nhiệm cho các “dự án Ukraine 2014′”, Stephen F. Cohen phân tích.
Hai năm trước, ông Obama tuyên bố ý định “cô lập Nga”. Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh G20, người đứng đầu nước Nga Putin thực tế lại là nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất. Có vẻ như, ông Obama mới chính là người bị cô lập tại Hàng Châu, Trung Quốc.
“Điều này có thể hiểu là nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama sắp kết thúc”, chuyên gia Mỹ nhận xét.
Theo Tiền Phong
Tổng thống Ukraine cảnh báo nguy cơ bị Nga 'xâm lược toàn diện'
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết không thể loại trừ khả năng bị Nga tấn công toàn diện khi cuộc xung đột với phe nổi dậy leo thang ở miền đông nước này.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Primanews
"Nguy cơ leo thang căng thẳng vẫn rất cao" và có "nguy cơ Nga xâm lược trên tất cả các mặt trận", ông Poroshenko nói trong bài phát biểu trên truyền hình tại thành phố Lviv.
Ông cho hay nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng, ông có thể áp đặt thiết quân luật và lệnh tổng động viên nhằm chuẩn bị lực lượng, AFP đưa tin.
Nga chưa có phản ứng gì về phát ngôn trên của ông Poroshenko.
Tuyên bố của tổng thống Ukraine được đưa ra sau khi quân đội nước này thông báo tình hình bạo lực nghiêm trọng nhất trong vòng một năm nay ở khu vực miền đông.
Ông Oleksandr Motuzyanyk, phát ngôn viên quân đội Ukraine, cho biết các vụ tấn công của phiến quân ủng hộ Nga đã tăng gấp đôi so với những ngày trước, sau khi Moscow tuyên bố phá vỡ âm mưu tấn công khủng bố bán đảo Crimea của Kiev. Nga đã sáp nhập bán đảo này hồi đầu năm 2014 và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây.
"Lần cuối chúng tôi chứng kiến cường độ sử dụng vũ khí hạng nặng tương tự là một năm trước", ông Motuzyanyk nói.
Ông cho biết 3 lính Ukraine đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương sau khi phe nổi dậy dội hơn 500 đợt tấn công bằng súng cối và 300 lượt pháo vào các vị trí của quân đội Ukraine.
Khánh Lynh
Theo VNE
Đa số người Ukraine muốn Putin làm tổng thống của họ ? Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko trong một cuộc phỏng vấn với Apostroph ngày 15.8 cho biết, đa số người Ukraine từng muốn ông V.Putin là Tổng thống Ukraine. Tổng thống Nga Putin. Ông Viktor Yushchenko cho biết, "những gì Putin đã làm ở Donbass và Crimea là vì bản sắc dân tộc và đoàn kết dân tộc của Ukraine rất yếu "....