Chính quyền Los Angeles cho phép trường học mở cửa trở lại
Hàng trăm nghìn trẻ em tại thành phố Los Angeles, bang California (Mỹ) có thể quay trở lại trường học từ tháng 4 tới sau gần 1 năm phải chuyển sang học trực tuyến do đại dịch.
Biển kêu gọi mở cửa trở lại các trường học ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Los Angeles, thành phố lớn thứ hai của Mỹ, đang thụt lùi so với nhiều thành phố khác trong nỗ lực đưa sinh viên và học sinh trở lại trường học bình thường trong bối cảnh nảy sinh nhiều tranh cãi giữa mối quan ngại về an toàn và nhu cầu giảng dạy.
Chính quyền thành phố đã đạt thỏa thuận với hiệp hội phụ huynh về lộ trình mở cửa trường học trở lại. Các trường tiểu học và mẫu giáo sẽ là nhóm đầu tiên nối lại việc giảng dạy trực tiếp vào giữa tháng 4 tới. Tiếp đó là các trường trung học cơ sở vào cuối tháng 4.
Thỏa thuận này phụ thuộc vào tiến trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các nhân viên trường học và việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch tại thành phố. Thỏa thuận còn cần sự thông qua của ban lãnh đạo nhà trường và Hiệp hội giáo viên Los Angeles.
Giới chức Mỹ nhấn mạnh việc mở cửa trường học phải cân nhắc đến tiêu chuẩn cao nhất về mức độ an toàn trong phòng dịch, số ca mắc mới giảm và việc nhân viên trường học tiếp cận với vaccine.
Los Angeles nằm trong số thành phố chịu thiệt hại nặng nề nhất tại California, bang có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất nước Mỹ.
Video đang HOT
Trước đó, New York, thành phố lớn nhất Mỹ, đã cho phép trường học mở cửa trở lại từ tháng 12 năm ngoái theo giai đoạn.
Trong khi đó, kể từ ngày 10/3, người dân bang Texas (Mỹ) đã không cần phải đeo khẩu trang khi ra đường khi mà chính quyền bang dỡ bỏ quy định này, một động thái gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh đó, chính quyền bang cũng cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại với 100% công suất.
Tuy nhiên, nhiều hãng bán lẻ lớn, cửa hàng tạp hóa hay nhà hàng tại Texas cho biết vẫn sẽ áp đặt quy định đeo khẩu trang trong nhà. Chính quyền bang Texas cho hay các chủ kinh doanh được phép áp đặt các biện pháp phòng dịch dù có quy định nới lỏng biện pháp kiểm soát.
Texas là một trong những bang đầu tiên tại Mỹ mở cửa lại nền kinh tế sau đợt bùng phát dịch đầu tiên vào tháng 5 năm ngoái khi mà Thống đốc bang Greg Abbott quyết định nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca mắc mới giảm trong nhiều tuần qua và chính quyền triển khai tiêm vaccine.
* Ngày 10/3, Mauritius đã bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc trong 2 tuần nhằm phòng chống dịch COVID-19. Đây là lần thứ hai đảo quốc Ấn Độ Dương này phải áp đặt biện pháp tương tự kể từ khi đại dịch bùng phát 1 năm trước đây.
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Mauritius Pravind Kumar Jugnauth cho biết chính phủ không có sự lựa chọn khác ngoài song biện pháp hạn chế toàn diện nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ người dân. Ông nhấn mạnh biện pháp này được đưa ra sau khi Mauritius ghi nhận 14 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ ngày 5/3.
Theo lệnh phong tỏa mới, chỉ có các dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động, như cảng biển, sân bay, khám chữa bệnh tại bệnh viện và cứu nạn. Hồi tháng 3/2020, quốc gia gồm 1,3 triệu dân này đã thực hiện lệnh phong tỏa để phòng dịch COVID-19. Tính đến nay, Mauritius đã ghi nhận 641 ca mắc COVID-19, trong đó có 10 ca tử vong.
Covid-19 khiến người Mỹ giảm một năm tuổi thọ
Tuổi thọ ở Mỹ giảm một năm trong nửa đầu 2020, mức giảm đáng kinh ngạc phản ánh số người chết do đại dịch Covid-19 cùng nhiều vấn đề khác.
Theo dữ liệu tạm thời được Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (NCHS), thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), công bố hôm 17/2, tuổi thọ hiện tại của người Mỹ tương đương với năm 2006. Lần gần nhất tuổi thọ trung bình giảm nghiêm trọng hơn là trong Thế chiến II.
Người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Latinh bị ảnh hưởng nặng nề hơn người da trắng, phản ánh sự chênh lệch chủng tộc trong đại dịch, theo phân tích mới. Người Mỹ da đen giảm 2,7 năm tuổi thọ, người gốc Latinh giảm 1,9 năm và người da trắng giảm 0,8 năm.
"Đáng giật mình. Đây là một tác động rất lớn", Steven Woolf, giám đốc danh dự của Trung tâm Xã hội và Sức khỏe tại Đại học Virginia Commonwealth, người đang biên soạn dữ liệu tuổi thọ cho cả năm 2020, cho hay.
Tuổi thọ trung bình, được coi là thước đo đáng tin cậy về y tế của một quốc gia, tăng đều đặn ở Mỹ từ giữa thế kỷ 20, với mức giảm hàng năm nhỏ trong những năm gần đây, chủ yếu do những trường hợp tử vong vì dùng ma túy quá liều, nghiện rượu và tự tử. Tuổi thọ trung bình giảm dần từ năm 2015 đến năm 2017 khiến chuyên gia y tế công cộng lo ngại sau nhiều thập kỷ chống lại bệnh tim, ung thư và các bệnh khác.
Đám tang của một cụ ông trên 80 tại thành phố Los Angeles, bang California tháng trước. Ảnh: Washington Post .
Năm 2019, tuổi thọ trung bình tăng trở lại khi số ca dùng ma túy quá liều gây tử vong lần đầu giảm nhẹ sau 28 năm.
Tin tốt duy nhất trong báo cáo mới là tuổi thọ thường tăng trở lại nhanh chóng, do cách tính tuổi thọ. Các chuyên gia cho biết họ mong đợi điều này khi Mỹ dập tắt đại dịch.
Nhìn chung, dữ liệu của NCHS cho thấy tuổi thọ trung bình của toàn bộ dân số Mỹ nửa đầu năm 2020 là 77,8 tuổi. Đối với người Mỹ da đen, con số này là 72, đối với người Latinh là 79,9 và người da trắng là 78. Tuổi thọ của phụ nữ thường cao hơn, 80,5 năm so với 75,1 ở nam giới. NCHS không bao gồm số liệu về người Mỹ gốc Á hoặc các nhóm chủng tộc khác.
Các chuyên gia không ngạc nhiên trước số liệu mới vì Mỹ hiện ghi nhận tới gần 500.000 ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, họ cho biết quy mô giảm tuổi thọ, đặc biệt đối với người Mỹ da đen và người gốc Latinh, lớn hơn dự kiến. "Đây là mức giảm lớn", Elizabeth Arias, nhà khoa học sức khỏe của NCHS và là tác giả chính của báo cáo, cho biết. "Chúng tôi chưa từng chứng kiến mức giảm lớn như vậy từ nửa đầu thế kỷ 20, thời điểm bệnh truyền nhiễm phổ biến hơn nhiều".
Sự khác biệt giữa mức giảm tuổi thọ giữa người da trắng và nhóm người da đen, gốc Latinh, là đáng báo động nhất. "Đó là những chênh lệch rất lớn và nó phản ánh đại dịch ảnh hưởng đến hai nhóm thiểu số này nhiều hơn so với nhóm đa số. Họ chiếm phần lớn số ca tử vong", Arias nói.
Covid-19 đã tàn phá các cộng đồng da màu trên khắp nước Mỹ. Nhóm người này chiếm phần lớn lao động thiết yếu, không thể tránh được virus trong công việc, hoặc những người sống trong các ngôi nhà nhiều thế hệ. Người Mỹ da đen và gốc Latinh ít được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gồm xét nghiệm, và có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, như huyết áp cao và tiểu đường, làm tăng khả năng bị tổn thương khi mắc Covid-19.
Dữ liệu trong nghiên cứu mới được thu thập từ 6 tháng đầu năm 2020, khi virus gây thiệt hại nặng nề nhất trong đợt bùng phát qua vùng Đông Bắc, nơi sinh sống của các nhóm lớn người da đen và Latinh. Làn sóng thứ hai và thứ ba quét qua các vùng rộng lớn hơn của Mỹ và Arias nói rằng khi nhóm kiểm tra dữ liệu đầy đủ của một năm, tỷ lệ người da trắng tử vong sẽ tăng.
Dữ liệu cũng phản ánh tổng số ca tử vong gia tăng do các nguyên nhân khác, như đột quỵ và sử dụng ma túy quá liều. Trong những tháng đầu năm 2020, một số người bị bệnh nặng đã trì hoãn đi khám vì lo sợ virus mới, dẫn đến tử vong.
Trong báo cáo ngày 2/2 khi xem xét dữ liệu cả năm 2020, Theresa Andrasfay của Đại học Nam California và Noreen Goldman ở Princeton ước tính tuổi thọ của người Mỹ sẽ giảm 1,13 năm do đại dịch. Họ nói người Mỹ da đen và Latinh sẽ chịu mức giảm nhiều hơn người Mỹ da trắng từ 3 đến 4 lần. "Covid-19 dự kiến đảo ngược hơn 10 năm tiến bộ đạt được trong việc thu hẹp khoảng cách giữa người da đen và người da trắng về tuổi thọ", các tác giả cho hay.
Đôi nam nữ chuyên 'săn' gái mại dâm Cái chết liên tiếp của 5 cô gái hành nghề mại dâm khiến mùa hè năm 1980 của thành phố Los Angeles càng thêm phần gay gắt. Khoảng 13h ngày 12/6/1980, một người nhặt rác phát hiện thi thể cô gái trẻ nằm sấp trong bụi cây gần đường cao tốc, đoạn qua thành phố Los Angeles, bang California. Cô gái chết vì...