Chính quyền lên tiếng vụ bà ngoại không cho cháu mồ côi nhập hộ khẩu, bỏ cháu lại ủy ban xã ở Tuyên Quang
Chính quyền huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang phối hợp với các cơ quan chức năng vận động cụ bà nhận cháu bé về chăm sóc.
Sáng 30/7, trao đổi với chúng tôi, một cán bộ UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cho hay, hiện tại chính quyền đang phối hợp với các ban ngành vận động người đàn bà lớn tuổi, sinh sống trên địa bàn xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương đem cháu bé về chăm sóc.
Theo đó, ngày hôm qua (29/7/2021) một người phụ nữ lớn tuổi ( bà ngoại) ở xã Ninh Lai đã đem bé trai 7 tuổi đến UBND xã đề nghị tách hộ khẩu riêng cho bé.
Tuy nhiên, sau khi đối chiếu các quy định và giải thích nhưng người phụ nữ này nhất quyết yêu cầu để được thực hiện ý muốn.
Vị cán bộ này cho hay, sau khi cán bộ kiên trì giải thích và theo quy định pháp luật cháu bé sẽ chưa thể đủ tuổi để được tách khẩu. Cuối cùng, bà ngoại bỏ ra về và để lại cháu bé.
“Sau khi bà bỏ lại cháu, chính quyền xã cử cán bộ và công an đưa cháu về nhưng bà vẫn không nhận nên lại đưa về trụ sở xã ở cùng các chú công an”, vị cán bộ thông tin.
Thông tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được, hiện tại chính quyền xã phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội đã vận động, lập biên bản, bàn giao cháu bé cho bà ngoại ngay trong ngày hôm qua.
Được biết, cháu bé mồ côi mẹ từ sớm nên ở với bà ngoại, bé đã được hưởng trợ cấp theo diện hỗ trợ trẻ mồ côi.
Bà ngoại đem cháu ra xã yêu cầu tách hộ khẩu.
Trước đó, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh bà ngoại thẳng thừng từ chối không cho cháu trai nhập hộ khẩu nhà mình với lý do: “Cháu nội tôi cho nhập, cháu ngoại tôi không cho”.
Cụ thể, người bà này ngồi cùng cháu ngoại tại Ủy ban xã. Tại đây, cán bộ xã nói: “Cô phải hiểu là cháu bé 7 tuổi không đủ điều kiện đứng ra làm chủ hộ, cô phải cho nó nhập khẩu vào nhà cô chứ”.
Lúc này, người phụ nữ được cho là bà ngoại đứa trẻ cương quyết từ chối với lý do: “Tôi không cho nhập. Cháu nội tôi, tôi cho nhập. Cháu ngoại tôi không nhập”.
Đáng nói, theo nội dung đoạn clip, người cán bộ xã cho biết việc này đã được đề xuất hướng xử lý từ năm ngoái nhưng đến năm nay, người phụ nữ này vẫn không chịu làm. Thậm chí còn khẳng định chắc nịch: “Không làm!”.
Quá thương cháu bé vì mẹ đã mất, người cán bộ xã nài nỉ: “Giờ cháu bé 7 tuổi phải gửi vào nhà nào chứ? Cháu đã đủ 18 tuổi đâu, không thể đứng khẩu riêng được”.
Chỉ tay vào cháu trai và cuốn sổ được cho là sổ hộ khẩu trên bàn, người phụ nữ nói: “Tôi hỏi anh nhé, mẹ nó chết thì nó có quyền đứng chủ hộ phải không?”…
“Đúng, nhưng nó chưa đủ 18 tuổi…”, người cán bộ xã giải thích.
Tuy nhiên, chưa nghe xong hết câu, người phụ nữ được cho là bà ngoại cháu bé đã lạnh lùng bỏ ra về cùng 1 người đàn ông đi xe máy chờ sẵn, để lại cháu trai ngồi 1 mình ở Ủy ban xã trông rất đáng thương.
Theo chia sẻ của tài khoản đăng tải đoạn clip thì sự việc xảy ra tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cháu bé trong clip mồ côi mẹ, không có bố.
Ngay khi được chia sẻ, đoạn clip đã nhanh chóng nhận về nhiều bình luận của các thành viên mạng. Rất nhiều người tỏ ra xót xa cho hoàn cảnh của cháu bé, đồng thời không thể lý giải nổi tại sao người bà ngoại lại có hành xử khó hiểu như vậy.
Bảo hiểm TP HCM giải quyết hồ sơ hỗ trợ lao động trong một ngày
Hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp hưởng trợ cấp gói 26.000 tỷ đồng được thẩm định trong một ngày, thay vì 2 - 5 ngày như hướng dẫn.
Bảo hiểm xã hội TP HCM hôm qua (14/7) ra quyết định rút ngắn thời gian giải quyết xuống một ngày làm việc cho tất cả hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp của người lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch.
Cán bộ BHXH TP HCM giải quyết hồ sơ cho người lao động, tháng 4/2021. Ảnh: An Phương
Theo hướng dẫn của Chính phủ, cơ quan BHXH các tỉnh thành thẩm định hồ sơ trong 2 ngày khi xác nhận danh sách lao động hoãn việc, ngừng việc; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động... Thời gian thẩm định tối đa 5 ngày với hồ sơ doanh nghiệp tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cho hay việc điều chỉnh thời hạn giải quyết hồ sơ nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động, chủ doanh nghiệp. Riêng thủ tục giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng, cơ quan này sẽ tự làm rồi gửi thông báo về cho doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính. Quy trình rút gọn để doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần.
Đến nay, Bảo hiểm xã hội TP HCM là cơ quan đầu tiên áp dụng quy định một ngày giải quyết hồ sơ, giúp tiền hỗ trợ sớm đến tay người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. TP HCM cũng là địa phương đầu tiên đang chi trả hỗ trợ cho lao động tự do.
Quy trình nộp hồ sơ thụ hưởng trợ cấp từ gói 26.000 tỷ đồng. Video: Việt Chung
Dự kiến trong hôm nay, TP HCM sẽ hoàn thành chi trả cho gần 230.000 lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng một người. Ngành lao động sau đó tập trung vào hỗ trợ các nhóm lao động ngừng việc, hoãn việc, nghỉ việc, hộ kinh doanh... Dự kiến thành phố chi trả cho 80.000 lao động phải dừng việc; 60.000 điểm kinh doanh tại các chợ truyền thống; 9.000 hộ kinh doanh dừng hoạt động; người đang cách ly tập trung và tuyến đầu chống dịch.
Theo Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lê Minh Tấn, lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ cần gửi giấy yêu cầu; lao động hoãn việc, ngừng việc thì doanh nghiệp sẽ tự lập danh sách. Tất cả hồ sơ gửi đến BHXH TP HCM thẩm định trong một ngày.
Với hồ sơ đủ điều kiện, thành phố sẽ chi trả qua tài khoản ngân hàng hoặc gửi về quận huyện trực tiếp chi trả. Tất cả các bước nhằm hạn chế thủ tục lẫn tập trung đông người khi thành phố đang chống dịch.
Quà tặng Ngày thương binh liệt sĩ tăng 50% Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa có quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng, các thương binh, đại diện thân nhân liệt sĩ.. nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ. Mẹ Việt Nam anh hùng là một trong những đối tượng được tặng quà dịp 27-7 - Ảnh: HÀ QUÂN Cả hai mức quà...