Chinh phục ngành nghề mơ ước, học sinh cần làm gì?
Bên cạnh năng lực học tập, sức khỏe chính là yếu tố góp phần rất lớn đưa bạn trẻ đến gần hơn với ước mơ nghề nghiệp.
Để tạo bước đệm vững chắc cho các nấc thang sự nghiệp trong tương lai, học sinh cần quan tâm chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ.
Rào cản bạn trẻ đến với ước mơ
Trong bảng mô tả những yêu cầu cho một vị trí đăng tuyển của các công ty, yếu tố năng lực đóng vai trò cực kỳ chủ chốt để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, sức khỏe cũng là một trong những tiêu chí không kém phần quan trọng tác động đến hành trình tìm kiếm nghề nghiệp yêu thích của các bạn trẻ. Vì vậy, để hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp, điều mà học sinh cần lưu ý chính là kết hợp trau dồi kiến thức, kỹ năng và rèn luyện, chăm sóc thể lực.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện chỉ có 31% số lượng cơ sở giáo dục mầm non có phòng giáo dục phát triển thể chất, trong khi 80% số trường tiểu học, THCS và THPT thiếu phòng tập thể dục, thể thao. Ít rèn luyện thể lực và lơ là sức khỏe khiến nhiều học sinh Việt Nam mắc các chứng “bệnh học đường” như suy dinh dưỡng, thấp còi, suy giảm thị lực… Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện tại trung bình cứ 10 học sinh thì có ít nhất 3 học sinh cận thị hoặc bị các tật khúc xạ về mắt. Điều này tạo nên rào cản trên hành trình chinh phục nghề nghiệp tương lai của nhiều bạn trẻ.
Hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp: Đừng quên sức khỏe
Bên cạnh nền tảng kiến thức, để tự tin làm những công việc yêu thích, ngay từ bây giờ, học sinh cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe. Một lối sống lành mạnh đi cùng các thói quen sinh hoạt khoa học sẽ là bạn đồng hành lý tưởng để bạn trẻ chinh phục ước mơ.
Các bác sĩ khuyên giới trẻ hãy coi việc tập thể dục và chơi thể thao như một món quà cho chính bản thân. Ngoài việc tăng cường sự tự tin đến từ hình thể cân đối, hoạt động thể chất còn thúc đẩy giải phóng endorphin giúp xua tan căng thẳng. Đặc biệt, đối với những bạn trẻ đang ấp ủ làm việc trong những ngành nghề yêu cầu khắt khe về thị lực như phi công, tiếp viên hàng không, công an, vận động viên…, thường xuyên chơi cầu lông, bóng bàn, quần vợt sẽ giúp rèn luyện khả năng quan sát vật thể ở tốc độ cao, tăng tuần hoàn máu ở mắt, tăng cường thị lực và nâng cao hiệu suất làm việc, học tập.
Ngoài ra, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất cần thiết: cá hồi chứa nhiều omega 3; các loại rau xanh chứa vitamin A, B, E hay gấc, cà rốt, cải bó xôi chứa lutein là những thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể và giúp bạn trẻ duy trì trạng thái khỏe mạnh cho đôi mắt. Đặc biệt, học sinh được khuyên nên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để hiểu rõ tình trạng thị lực của bản thân và biết cách chăm sóc hợp lý hơn.
Video đang HOT
Thị lực tuyệt vời – Tương lai rạng ngời
Hiểu rõ tầm quan trọng của thể lực, đặc biệt là thị lực đối với việc học tập và tương lai của học sinh Việt Nam, hằng năm, Công ty Rohto-Mentholatum Việt Nam đều tổ chức chương trình Chăm sóc mắt học đường tại các trường tiểu học và trung học trên cả nước. Thông qua việc khám, kiểm tra thị lực và tư vấn cách chăm sóc mắt, chương trình đã tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen hằng ngày của nhiều học sinh Việt Nam.
Năm nay, với thông điệp “Thị lực tuyệt vời – Tương lai rạng ngời”, chương trình Chăm sóc mắt học đường 2019 tiếp tục nâng cao nhận thức của giới trẻ về tầm quan trọng của đôi mắt, từ đó giúp các bạn trẻ vững tin chinh phục những ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Theo Thanh niên
Lương nhà giáo, con gà có trước hay quả trứng có trước?
Dùng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đưa đất nước phát triển nhanh nhất, bền vững nhất; đơn giản nhất là nâng lương "chiến sĩ diệt giặc dốt".
LTS: Bàn về câu chuyện mức lương của giáo viên, thầy giáo Sơn Quang Huyến chỉ ra những hiệu quả tác động đến ngành giáo dục khi giáo viên sống được bằng lương.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Nhiều ý kiến đề nghị, lương giáo viên phải được nâng ngang bằng lương bộ đội, công an!
Bộ đội, công an đang chiến đấu với giặc ngoại xâm, tội phạm, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ, lương cao là đúng rồi.
Nhờ lương cao, có công việc ổn định, không sợ thất nghiệp, nên mới thu hút được học sinh có năng lực học tập vào hai ngành này, tạo nên thế hệ cán bộ "vừa hồng vừa chuyên".
Giáo viên đang chiến đấu với một lực lượng vô cùng nguy hiểm, nó có thể làm mất nước, mất chế độ, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của mọi dân tộc - Chính là giặc dốt.
Giặc dốt còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm, vì nó mà biết bao thảm án thương tâm, tham nhũng nổi cộm, ... xảy ra trên đất nước ta, được phạm nhân nói là "không biết".
Nếu được giáo dục tử tế, chắc chắn không thể xảy ra những đau lòng khi phải kỷ luật đồng chí của mình. Người ta đổ lỗi do giáo dục, đào tạo ra lũ "sâu dân, mọt nước" đó!
Tăng lương giáo viên để các thầy cô sống được bằng lương, giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa: VTV
Chúng ta thường nghe cụm từ "Học để thay đổi số phận", hay khi nói về một tấm gương thủ khoa, nhà nghèo hiếu học, đều được phụ huynh phát biểu theo kiểu mẫu số chung:
" Tôi nói với con, bố mẹ học ít, nên khổ; cho nên các con cố gắng học để có cuộc sống sung sướng hơn, bố mẹ chịu mọi thiệt thòi, đầu tư cho con học".
Như vậy, một gia đình nghèo khó, biết rằng đầu tư cho con cái học, đầu tư cho tương lai; đầu tư cho giáo dục là làm kinh tế, một vốn, vô cùng lời.
Với quốc gia, bên cạnh chúng ta, Singapore là ví dụ điển hình, đầu tư cho giáo dục bằng biện pháp đơn giản nhất, lương giáo viên cao nhất; thời gian ngắn, từ một "làng chài lạc hậu", sánh vai với các cường quốc năm châu.
Đầu tư cho giáo dục, chính là nhà giáo sống được bằng lương! Điều kiện tiên quyết cho mọi sự "đổi mới" giáo dục. Chỉ có giáo viên đủ sống, những sự đầu tư khác mới đi vào cuộc sống.
Nếu chờ cho đất nước giàu có, mới nâng lương cho giáo viên đủ sống, thì lúc đó cũng chẳng cần quan tâm đến lương giáo viên.
Nâng lương cho giáo viên đủ sống, nâng cao chất lượng giáo dục, con đường đi đến đất nước giàu có, ngắn nhất. Vậy mới gọi là đầu tư! Vậy mới gọi là quốc sách.
Tranh cãi giữa nâng lương cho giáo viên và ngân sách nhà nước như chúng ta hiện nay, chẳng khác gì tranh cãi con gà có trước hay quả trứng có trước!
Nâng lương cho giáo viên đủ sống bằng lương của mình, chất lượng giáo dục có nâng lên không?
Chắc chắn chất lượng giáo dục nâng lên. Dễ lý giải thôi, con người đó, đã đủ sống bằng công việc của họ, sẽ toàn tâm toàn ý làm công việc đó, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ nâng cao. Giáo viên không ngoại lệ!
Nâng lương cho giáo viên đủ sống đủ sống bằng lương của mình, có dẹp được dạy thêm, học thêm không?
Tất yếu nạn dạy thêm sẽ giảm hẳn; dạy thêm học thêm biến tướng hiện nay không dẹp được không phải vì không làm được, mà người làm công việc đó, không muốn làm.
Trong suy nghĩ của họ "Giáo viên nhờ thu nhập dạy thêm để nuôi dạy chính", nên "thông cảm". Còn nếu đủ sống bằng lương rồi, chỉ một tuần sau, không ai còn dạy thêm trái phép. Các hiện tượng tiêu cực khác tất yếu cũng sẽ giảm theo.
Lương đủ sống, các nhà hoạch định chính sách giáo dục sẽ thông thoáng, tìm ra chiến lược, biện pháp, đem lại lợi ích cho người học, cho xã hội, cho đất nước; không còn phải cân đo, giáo viên có đủ ăn để làm việc đó không?
Thầy cô giáo sống được bằng lương, mới đem lại hạnh phúc cho người dạy, người học là một thực tế không tranh cãi.
Dùng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đưa đất nước phát triển nhanh nhất, bền vững nhất; đơn giản nhất là nâng lương "chiến sĩ diệt giặc dốt", sống được bằng lương của mình!
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net.vn
Lời động viên bà mẹ trên bút chì của con trai khiến trái tim cô giáo "tan chảy" Một cô giáo tại bang Texas (Mỹ) mới đây đã chia sẻ câu chuyện về những lời nhắn khích lệ một bà mẹ viết trên bút chì của con trai đã khiến cô vô cùng xúc động. Các em nhỏ đôi khi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình theo học tại trường và rất cần những lời động viên để...